Tính đối thoại trong ngôn ngữ

Một phần của tài liệu DẤU ấn hậu HIỆN đại TRONG TRUYỆN tờ KHAI VISA hồ ANH THÁI (Trang 30 - 32)

Tính đối thoại trong văn chương là một trong những đặc tính nổi bật của văn học hậu hiện đại. Nó đem đến cho văn học một tinh thần thẩm mỹ mới. Không những thế, tính đối thoại trong văn xuôi còn góp phần thể hiện ý thức dân chủ về mối quan hệ giữa nhà văn và người đọc. Nhờ tính đối thoại trong tác phẩm, nhà văn đã trao quyền thẩm định cho người đọc. Với truyện ngắn “Tờ khai visa”, Hồ Anh Thái đã xây dựng tính đối thoại trong ngôn ngữ dựa trên cơ sở của những đối thoại: nhà văn - nhân vật - độc giả và tồn tại dưới hai dạng thức: hoặc nổi rõ hoặc tồn tại ẩn sâu dưới mạch truyện. Có thể nhận thấy đặc tính này qua một số phương diện sau đây:

Thứ nhất, đối thoại qua dạng thức ngôn từ trần thuật hướng đến độc giả và nhà văn. Đọc truyện ngắn “Tờ khai visa” của Hồ Anh Thái, ta bắt gặp tác phẩm được trần

thuật ở ngôi thứ nhất. Tác phẩm được kể lại từ giọng điệu và điểm nhìn của nhân vật xưng “tôi” như được mở đầu bằng câu nói mang tính khẳng định “Tôi có nhu cầu đi Mỹ”, tiếp theo thông báo “Tôi” được có lý do để “đứng vào cái hàng người tự quản trật tự lịch sự ở

ngõ số 7 Láng Hạ” và cuối cùng nhân vật “tôi” hướng đến đối thoại với độc giả ở đoạn

cuối tác phẩm “Đến đây xin dành cho người chót lỡ làng nãy giờ nghe chuyện của tôi. Ở

địa vị quý độc giả, quý độc giả sẽ không hay là có?”. Với cách trần thuật ấy người đọc

vẫn có cảm giác cái tôi ấy đồng nhất với tác giả. Nhờ đó nhà văn có thể tâm tình với bạn đọc. Không những thế, đối thoại trong Tờ khai visa còn là kiểu đối thoại mà ở đó nhân vật đối thoại với chính nhà văn “Sứ quán Láng Hạ đã làm xong sứ mệnh buổi đầu. Nhưng

nhà văn Hồ Anh Thái bảo rằng nếu đứng ngả bóng trên cái vỉa hè Láng Hạ ấy vẫn thấy tôi, tôi hiện lên trong cái bóng ngả khoảng diện tích hai hòn gạch lát hè, tôi đang đứng điền vào tờ khai visa. Chắc có người bảo nhà văn bịa. Nhưng tôi tin. Mà không phải chỉ một mình tôi đứng đó, nếu có một cái bóng dài vừa đủ, người ta sẽ thấy hiện lên cả ngàn lượt người rồng rắn trên cái vỉa hè ấy cho mà xem.”

Thứ hai, đối thoại bằng ngôn từ nửa trực tiếp. Hồ Anh Thái đã khéo léo tổ chức

hình thức này để góp phần làm mới nghệ thuật kể chuyện, đồng thời dẫn dắt liên tưởng, đối thoại với bạn đọc. Chính điều này tạo ra sự đa giọng, nhiều tiếng nói của ngôn từ. Đó là sự pha trộn cùng một lúc nhiều đối tượng kể, giọng kể kết hợp với thuật kể - bình luận - đối thoại, khiến mạch văn hết sức sống động, đa dạng về thái độ, ngữ điệu. Ở đó, có giọng tác giả, giọng nhân vật, giọng nhiều người kể chuyện, với những sắc thái, âm điệu khác nhau, cùng hòa trộn đan xen, tranh biện với nhau. Đó là giọng kể của nhân vật xưng “tôi” kể lại câu chuyện đi đăng kí xin visa và chứng kiến được câu chuyện của những nhân vật khác là ông số Một, bà số Hai, cô số Ba, anh số Bốn, anh tên Phúc,…Giọng nhiều người kể chuyện là giọng tự kể của các nhân vật với cái tên là những con số. Những cái tên ấy lần lượt được trao quyền trở thành người kể cho chính mỗi câu chuyện của mình với một thái độ phụ thuộc vào tình huống của từng câu chuyện và có sự đan cài khi là nhân vật tôi bộc lộ khi là nhân vật với tên gọi các con số kể chuyện và tự bộc lộ. Thông tin sự kiện vì vậy, hiện ra đa chiều, nhiều lớp, không chỉ bộc lộ về đối tượng được kể mà hé lộ cả thông tin về đối tượng kể. Hiệu quả là cùng lúc hiện ra cái thế giới "người" mà ở đó mỗi người đều mang những bộ mặt khác nhau, nói đúng hơn, bản mặt mà họ đang thể hiện kia chỉ là một thứ mặt nạ và tùy vào từng văn cảnh, các lớp mặt nạ sẽ được bóc ra hoặc đeo vào một cách nhanh chóng đến kỳ lạ để vào "vai" một kiểu - loại "người" mới.

Thứ ba, tính đối thoại gắn với nổ lực dân chủ hóa đời sống văn học trong ngôn từ. Tính đối thoại trong tác phẩm là sự phức hợp của nhiều tiếng nói. Ở đó, giọng

tác giả, giọng người trần thuật, giọng nhân vật đan xen, đối thoại để bộc lộ cái tôi của mình. Chính sự đan xen, hòa kết nhiều tiếng nói ở nhiều điểm nhìn khác nhau đã tạo nên một thứ ngôn ngữ đa điệu, đa thanh trong tác phẩm của Hồ Anh Thái. Từ đó, tác giả đã khai mở một không khí đối thoại dân chủ, cho phép lời nói, nhận thức của nhân vật được phát lộ. Điều này đã ghi nhận mối quan hệ bình đẳng giữa nhân vật – người kể chuyện và bạn đọc. Hệ quả của nó là góp phần xác lập môt hệ giá trị mới trong tiếp nhận đánh giá văn học.

Một phần của tài liệu DẤU ấn hậu HIỆN đại TRONG TRUYỆN tờ KHAI VISA hồ ANH THÁI (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w