Lối kết cấu lồng ghép là kiểu kết cấu được tác giả thực hiện nguyên tắc xây dựng nhiều câu chuyện giống như một truyện ngắn nhỏ lồng vào bên trong một truyện ngắn khác. Ở đó, mỗi nhân vật trong những câu chuyện này đều có những số phận riêng, gần như hoạt động mang tính độc lập. Tuy nhiên, điểm gắn kết giữa các câu chuyện và số phận của các con người này lại với nhau là nội dung tư tưởng chủ đề của truyện.
Trong “Tờ khai Visa”, lối kết cấu lồng ghép này thể hiện khá rõ nét. Bề nổi của câu chuyện vốn chỉ như thuật lại cảnh tượng những con người đang xếp hàng dài, cố gắng tranh thủ, chờ đợi và chịu đựng chỉ để được bước vào cánh cổng sứ quán “Ri rỉ từng
người một qua đó mà vào phòng chờ”. Đổi chát cho sự cố công ấy là gì? Một tờ visa sang
Mỹ. Mỹ với họ như một chân trời ủ đầy hi vọng đẹp đẽ cho tương lai. Tuy nhiên, nếu kheo léo sẽ nhận ra trong câu chuyện “đi đăng kí visa” mà tác giả đang kể có sự đan cài, lồng ghép trong nó biết bao là chuyện người, chuyện đời. Từng câu chuyện kể của tác giả kể lại luôn bị đè nặng bởi “cái bóng. “Cái bóng của tôi” ngã dài đè đến đâu cũng đồng nghĩa với việc hiện ra trước mắt tác giả một “mảnh vỡ đời thường”. Mỗi mảnh vỡ ấy chính là một cuộc đời, một con người với số phận khá riêng biệt.
Quanh quẩn câu chuyện luôn xuất hiện hình ảnh “Cái bóng”. “Cái bóng của tôi” đè lên bóng của bốn người nhanh chân xếp hàng phía trước. Đó là ông Số Một khai lem lém một chốc đã xong ba mươi lăm điều trong tờ khai với mong muốn sang Mỹ để tiếp tục làm một thương vụ với đối tác Mỹ bởi trong chuyến trước ông đã rất thành công khi ôm về mấy chục pho tượng thần tự do mua ở New York… Nó rút ngắn dần đè lên bà Số Hai. Không chỉ là chuyện bà Số Hai khai tờ visa lại hoang mang nhất ở ô số 7, quay cuồng lầm tưởng quanh ba chữ: Sex: Male/Female Sex rồi cả chuyện Giống đực/Giống cái… mà “cái bóng tôi đè lên bà Số Hai, chẳng gây hậu quả gì, nhưng đọc được những điều thầm
kín trong đầu bà ta.”. Chuyện về cô Số Ba - cô nổi lửa lên em cũng“rất nhạt”. “Cô đi dậy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Hà Nội, gặp nhà nghiên cứu người Mỹ, anh chàng này cứ lăn vào đòi cưới. Thế là cưới. Thế là đưa nhau về Mỹ.”Anh chàng Số Bốn là một du
học sinh Mỹ, anh “xin được học bổng sang Mỹ học. Nhờ năng lực. Nhờ táo bạo.” Cuộc sống học hành của ảnh ta trên đất Mỹ rất chật vật khó khăn, anh phải “nếm mật nằm gai
trên đất Mỹ” những mỗi năm phải gửi cho cha mẹ số tiền tiết kiệm Ba ngàn đô. Anh phải
lo cho người thân rồi mới được phép lo cho bản thân mình. Hiện ra cuối cùng là anh chàng đang đứng ở vỉa hè, bị “cái bóng của tôi” trùm lên - Phúc. Phúc được sang Mỹ vì có người cha thuộc diện làm việc cho chính quyền Sài Gòn cũ… Cuối chuyện, đọng lại vẫn là hình ảnh “cái bóng”, không chỉ là “cái bóng của tôi” mà cứ nối tiếp chiếc bóng dài vừa đủ ấy, người ta luôn thấy hiện lên cả ngàn lượt người rồng rắn trên cái vỉa hè Láng Hạ.
Nhìn một cách tổng thể, “Tờ khai Visa” là một câu chuyện được tạo dựng bởi cách thức lồng ghép nhiều câu chuyện nhỏ rất khác nhau. Mỗi câu chuyện nhỏ là một bức họa riêng về từng nhân vật như ông số Một, bà Số Hai, cô Số Ba, anh Số Bốn,…Mỗi nhân vật gắn liền với một tuyến truyện cụ thể. Điều này làm cho cốt truyện mang tính chất lỏng lẻo, rời rạc. Chính sự lỏng lẻo, rời rạc đó giúp ta nhận ra rằng cuộc sống dưới cái nhìn của Hồ Anh Thái luôn là một dạng thức đa diện, nhiều chiều và đầy phức tạp. Cuộc sống hiện đại là sự “hỗn độn”, là sự hòa lẫn muôn màu, muôn vẻ khác nhau. Hiện thực không còn khoát lên mình “chiếc áo đơn sắc” nữa.
Tuy nhiên trong sự lỏng lẻo, rời rạc có sự tồn tại một riềng mối ngầm. Mạch ngầm liên kết này thể hiện ở cách tác giả sắp đặt sự xuất hiện đi xuất hiện lại của hình ảnh “cái bóng”. “Cái bóng của tôi” nương mình ngã đến đâu, người nào thì cũng là lúc tác giả bắt đầu một câu chuyện. Nó không chỉ xuất hiện ở đoạn mở đầu mà dường như xuyên suốt cho đến kết thúc truyện. Chẳng phải ngẫu nhiên, tình cờ lại có sự hiện diện của “cái bóng”. “Cái bóng” chính là yếu tố móc nối, xẫu chuỗi và gắn những câu chuyện của từng nhân vật. Một cái bóng lớn khoát trùm lên những chiếc bóng nhỏ, nhỏ hơn. Đây là một thứ chất kết dính rất độc đáo và sáng tạo của Hồ Anh Thái. Đồng thời, “cái bóng” hiện ra rõ rệt hơn bao giờ hết khi nó được đặt dưới cái “nắng chang chang”, lúc “mặt trời nhích
dần lên cao”. Vẫn là bản chất thuần nhất là đi theo phía sau con người, nhưng hơn hết, Hồ Anh Thái đã cho ta thấy cái phía sau ấy của con người chính là những cái thật nhất, bản năng nhất. Đó là những điều thầm kín sâu bên trong con người, mà vì lẽ đời nên bị lấn át, che lấp đi. Như vậy không chỉ là dòng mạch kết nối chuyện, mà “cái bóng” ẩn chứa những thông điệp rất đời của tác giả.