Hệ thống ngôn từ cao nhã

Một phần của tài liệu DẤU ấn hậu HIỆN đại TRONG TRUYỆN tờ KHAI VISA hồ ANH THÁI (Trang 33 - 35)

Khi đọc truyện “Tờ khai Visa”, chúng ta nhận ra rằng nhà văn đã hấp thu vào tác phẩm của mình nhiều tiếng nói và ngôn ngữ khác nhau ở cả hai lĩnh vực văn

học và ngoài văn học. Các loại ngôn ngữ này được nhà văn gạn lọc, phát triển lên và lập

trình chúng lại theo tư duy nghệ thuật của mình. Trên cái nền của tiếng nói và ngôn ngữ được sáng lập lại ấy, tác giả sẽ xây dựng phong cách ngôn ngữ của mình. Ngoài hệ thống từ ngữ thông tục để phản ánh hiện thực xã hội lúc bấy giờ thì Hồ Anh Thái còn sử dụng hệ thống từ ngữ cao nhã nhằm biểu đạt những ẩn ý muốn gửi gắm đến người đọc. Đó là những từ ngữ mang tính chuyên môn cao của những ngành khác nhau trong tác phẩm.

Đầu tiên có thể thấy pha trộn trong ngôn ngữ kể chuyện của tác giả là những

từ ngữ thuộc lĩnh vực kinh tế: thương vụ, đối tác Mỹ, thời đại thị trường, công ty đối

tác, mua, bán, cơ chế thị trường, hàng lậu. Những từ ngữ ấy xuất hiện trong câu chuyện

của nhân vật “Ông Số Một” – một người “cỡ tứ tuần vốn đi quét cái vỉa hè này đã nhiều”, vậy mà nay đối với ông ấy “Nước Mỹ với ông không còn là chỗ xa lạ.” Câu chuyện của ông gợi cho người đọc suy ngẫm về sự “đổi đời” của những người lao động có thu nhập thấp ở nước ta, nhờ “đi Mỹ” về mà thay đổi. Mỹ hứa hẹn là “thiên đường” cho những

ai muốn đổi đời. Câu chuyện về “Ông Số Một” còn gợi ra suy nghĩ về nền kinh tế thị trường ở nước ta giai đoạn đầu đầy thách thức.

Xen vào câu chuyện của những nhân vật là những phát ngôn có liên quan đến

chính trị thông qua hàng loạt những từ thuộc lĩnh vực chính trị: giác ngộ chính trị,

công chức, di dân bất hợp pháp, cư trú bất hợp pháp, CNXH, đồng bào, chính quyền.

Những từ ngữ ấy xuất hiện ngang nhiên, rải rác trong truyện như ngầm khẳng định với độc giả về sự tự do trong phát ngôn, trong cách viết của tác giả. Đặc điểm này chỉ có thể có được trong nền văn học sau năm 1975. Chưa bao giờ người ta lại nhận ra một cách trực tiếp sự giễu nhại, bóc trần hiện thực đến như vậy.

Hồ Anh Thái cũng rất khéo léo khi đưa vào trong truyện những câu văn chứa

đựng những từ ngữ/ cụm từ thuộc ngành văn chương để giúp cho người đọc cảm thấy

thú vị hơn khi đang hình dung về một hiện thực bị bóc trần: “Hai mươi tầng cơ à, đến đâu rồi nhỉ sao lại tối như cái tiền đồ của chị Dậu thế này”, “Ngày xưa bà Man Nương nằm ngủ trước thềm chùa, một vị cao tăng chỉ vô ý bước qua người bà để vào bên trong chùa mà làm cho bà Man Nương mang thai, màn kịch đem con bỏ trước chùa diễn ra hệt như trong chuyện Thị Mầu đem trả con cho Thị Kính đi tu mà chẳng thoát.”, “Vậy thì bà

đây giống phượng giống công, danh gia vọng tộc, lá ngọc cành vàng”, “Cô Số Ba phải tan tành một kiếp hồng nhan phải làm nàng Kiều chìm nổi năm mươi bang nước Mỹ.”

Một trong những yếu tố làm gia tăng chất dân gian trong ngôn ngữ truyện ngắn

Hồ Anh Thái là sự hiện diện khối lượng lớn các thành ngữ, tục ngữ. Nhà văn sử dụng

các thành ngữ này trong lời phát ngôn của nhân vật, dùng để bình phẩm, dùng để dẫn dắt vào các tình huống, … Số lượng các câu thành ngữ, tục ngữ xuất hiện với mật độ khá cao như “nhạt như nước ốc”, “nhập gia tùy tục”, “nếm mật nằm gai”, “ta về ta tắm ao ta” Cách vận dụng thuần phục lời ăn tiếng nói trong dân gian này của nhà văn gợi lên sự liên tưởng cả một kho tàng tục ngữ đều nằm sẵn trong trí nhớ của nhà văn, cứ mỗi hoàn cảnh có vấn đề là tự động các câu nói dân gian này bật ra ngay, trùng khớp mà không cần suy nghĩ, nhất là khi tác giả đặt các câu thành ngữ, tục ngữ nối tiếp lại với nhau để diễn

đạt một tình huống nào đấy hay như để tỏ thái độ của mình về một vấn đề nào đó.

Sự kết nối, đan quyện vào nhau giữa ngôn ngữ thông tục mang tính thị dân hiện đại và ngôn ngữ cao nhã trong truyện “Tờ khai Visa” của Hồ Anh Thái tựa như sự gắn kết của những sợi tơ nhện tạo thành một mạng nhện, có vòng trong cùng, rồi vòng tiếp theo lại lớn hơn vòng trong, các vòng này được bắt nối với nhau bởi những sợi tơ khác giăng dọc xuống. Vừa thoáng nhìn qua cứ ngỡ như không tuân theo một trật tự nào nhưng nhìn lại một lần nữa đều thấy có lớp có hàng, sợi tơ giăng theo quán tính của con nhện nhưng khoảng cách của từng vòng, từng điểm nối gần như khớp từng milimet. Qua đó người đọc có thể nhận ra được sự táo bạo trong cách sử dụng từ ngữ của tác giả, sự “tự do” khi viết, “tự do” để truyền tải thông điệp. Cách sử dụng từ ngữ như thế trong truyện cũng cho thấy sự đổi mới của truyện ngắn sau năm 1975.

Một phần của tài liệu DẤU ấn hậu HIỆN đại TRONG TRUYỆN tờ KHAI VISA hồ ANH THÁI (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w