Cuộc sống xung quanh chúng ta biến đổi từng phút, từng giờ. Chất liệu văn học bao giờ cũng được lấy từ cuộc đời thực vì thế không thể bất biến trong khi vạn vật diễn ra chung quanh nó đều thay đổi. Xu hướng nhìn hiện thực như nó vốn có xuất hiện và dần khẳng định vị trí của trên văn đàn. Để diễn tả một hiện thực đa chiều với sự tồn tại muôn mặt của nó các nhà văn hôm nay thường sử dụng ngôn ngữ gần gũi với đời sống hằng ngày nhưng lắm góc nhiều cạnh hơn. Truyện ngắn Hồ Anh Thái nói chung và truyện “Tờ khai Visa” nói riêng xoá bỏ đi cái nhìn mang tính sử thi để tiến gần hơn với cuộc sống thực của con người hiện đại. Ngôn ngữ trong truyện của Hồ Anh Thái bớt đi vẻ trang trọng, ít du dương mà gần gũi với đời thường, chân thật trong giọng điệu, thô nhám trong từ ngữ. Trong truyện có một lượng lớn các lớp từ ngữ mới của cuộc sống thành thị
du nhập vào trong tác phẩm. Các từ mới này xuất hiện trong truyện như những nhân tố tạo nên diện mạo của cuộc sống con người nơi đô thị. Các từ ngữ nước ngoài xuất hiện khá nhiều trong truyện “Tờ khai Visa” của nhà văn: visa, never, sex:
male/female, no, Broadway, El Dorado, Texas, casino, roulette, Frank, Benjamin Franklin, bye bye honey … Hệ thống ngôn ngữ mới này được nhà văn sử dụng như
một phương tiện để diễn đạt cuộc sống xô bồ, hỗn tạp nơi thành thị. Nó gợi vào tâm trí người đọc sự liên tưởng về một cuộc sống tạm bợ, sống gấp, sống nhanh nơi những thành phố được mệnh danh là văn minh, hiện đại.
Ngôn ngữ mang tính thị dân hiện đại trong truyện ngắn của Hồ Anh Thái có sự phối hợp rất nhuần nhuyễn giữa các lớp ngôn ngữ của thời hiện đại với ngôn ngữ của tác giả. Sự phân biệt giữa lời phát ngôn của nhân vật và lời của người kể chuyện bị san
bằng bởi nhà văn viết liền một mạch, không ngoặt kép, không trích dẫn, không xuống hàng “Tủm tỉm mãi tự cười hai chữ Never, lấy tờ khai làm mũ che nắng một lúc
lâu, ông Số Một mới được gọi vào phòng đợi. Tôi vào trước nhé, hỡi đồng bào, lần sau nếu còn đi Mỹ thì nhớ đến sớm. Nắng nhiệt đới thế này có người chết đấy.” hay “Khai
xong mục số 7 cũng là mục hóc búa nhất. Số Hai thở phào đưa mắt ra sau bắt quả tang cô Số Ba đang lén nhìn lên tờ khai của bà. Số Ba thảng thốt ôi chị ơi sao chị lại khai không vào mục giới tính, sao lại không cả vào chỗ đàn ông và đàn bà. Thôi chết tôi rồi cô ơi, tẩy xoá người ta có chấp nhận không hay là mình khai tờ khác chẳng biết có đủ thời gian hay không. Thôi chị lấy thêm một tờ vào trong ấy mà khai lại, trong ấy có điều hoà nhiệt độ mát, chứ không nổi lửa lên em như thế này.”
Hơn thế ngôn ngữ mang tính thị dân trong truyện ngắn Hồ Anh Thái lắm góc nhiều cạnh. Nó hiện lên với tất cả dáng vẻ xù xì, thô ráp của nó “Còn một ngăn phụ
cũng không thoát được con mắt nghề nghiệp của viên bảo vệ. Anh ta kéo phăng cái phéc mơ tuya. Đến đó tôi mới nhớ trong ngăn phụ ấy còn một cái bao cao su Trust sót lại từ một chùm ba cái. Ít ra cũng là một bằng chứng về một người rất thận trọng trong quan hệ, người ấy khó có thể là kẻ vận chuyển trái phép HIV vào nước Mỹ.” Hơn thế, trong
truyện còn xuất hiện những từ chửi tục: khỉ gió, một lũ choai choai, lũ choai đen, Phát
âm thành phắc là bậy lắm đó.
Hiện thực hiện lên trong tác phẩm Hồ Anh Thái không phải là hiện thực mang tính ước lệ. Ngược lại, nhà văn tạo dựng vào truyện của mình một thế giới vừa giống thực với những chi tiết góp nhặt được từ cuộc sống phồn tạp vừa giống như muôn vạn mảnh vỡ khác nhau. Hiện thực ấy được phản ánh đúng như cuộc sống thường ngày mà chúng ta vẫn thấy nhờ có sự xuất hiện của hệ thống từ ngữ thông tục.