Hình thức đầu tư

Một phần của tài liệu Những điểm mới của luật đầu tư năm 2005 và một số đề xuất áp dụng (Trang 64 - 69)

Hình thức đẩu tư là cách tiến hành hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư theo quy định của pháp luật. Trong điều kiện kinh tế thị trường, hình thức đẩu tư kinh doanh ngày càng phong phú, đa dạng; m ụ i hình thức đầu tư có những đặc điểm riêng nhất định về cách thức đẩu tư vốn, tính chất liên kết và phân chia kết quả kinh doanh giữa các nhà đầu tư. Căn cứ vào nhu cầu và điều kiện cụ thể, các nhà đầu tư có quyền lựa chọn các hình thức đẩu tư thích hợp theo quy định của pháp luật.

Luật khuyến khích đầu tư trong nước và Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trước kia chỉ quy định hình thức đẩu tư của các nhà đầu tư là hình thức đẩu tư trực tiếp, là hình thức đẩu tư m à nhà đầu tư tham gia trực tiếp vào hoạt động và quản lý hoạt động đầu tư, và các hình thức đầu tư trực tiếp quy định khác nhau đối với nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

Luật đầu tư năm 2005 ban hành đã thống nhất các hoạt động đầu tư đối với các nhà đẩu tư. M ộ t trong những điểm mới của Luật này là quy định rất đa dạng cấc hình thức đầu tư áp dụng chung cho các thành phần kinh tế, cụ thể:

Về hình thức đầu tư trực tiếp: các doanh nghiệp, các nhà đẩu tư thuộc mọi thành phẩn có thể đầu tư dưới các hình thức đầu tư trực tiếp như:

"- Thành lập tổ chức kinh tế 1 0 0 % vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 1 0 0 % vốn của nhà đầu tư nước ngoài.

- Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đẩu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

- Đẩ u tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng B Ó T . hợp đồng BTO. hợp đồng BT.

- Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư. - Đầ u tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp. - Các hình thức đầu tư trục tiếp khác."1

V ớ i quy định này, Luật đấu tư năm 2005 mợ rộng hình thức đầu tư của nhà đẩu tư nước ngoài, theo đó bên cạnh 3 hình thức đầu tư (hợp tác kinh doanh trên cơ sỏ hợp đổng hợp tác kinh doanh; doanh nghiệp liên doanh; doanh nghiệp 1 0 0 % vốn nước ngoài2

) nhà đầu tư nước ngoài còn được đầu tư theo các hình thức đầu tư trực tiếp: đầu tư phát triển kinh doanh, mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư, đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp, các hình thức đầu tư trực tiếp khác. Bên cạnh đó, về đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, ngoài hình thức đầu tư thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn (công ty liên doanh, công ty 1 0 0 % vốn nước ngoài), nhà đầu tư nước ngoài còn được thành lập các tổ chức sau đày:

- Doanh nghiệp tổ chức hoạt động theo Luật doanh nghiệp;

- Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, quỹ đẩu tư và các tổ chức tài chính khác theo quy định pháp luật;

- Cơ sợ dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, thể thao và các cơ sợ dịch vụ khác có hoạt động đầu tư sinh lợi;

- Các tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật3 .

Về hình thức đầu tư gián tiếp: khác với Luật khuyên khích dầu tư trong nước và Luật đẩu tư nước ngoài tại Việt Nam, chỉ quy định hình thức đầu tư trực

tiếp, Luật đầu tư năm 2005 đã đưa thêm vào các quy định về hình thức đầu tư gián tiếp, là hình thức m à nhà đầu tư không trực tiếp tham gia điều hành quản lý quá trình thực hiện và vận hành các kết quả đẩu tư. Việc đưa thêm quy định về hình thức đầu tư gián tiếp nhằm tạo thèm kênh thu hút vốn đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; đầu tư qua các định 1 Điểu 22 Luật đầu tư năm 2005.

2 Điều 4 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 (sửa đổi, bổ sung). 5 Điều 22 Luật đầu tư năm 2005.

chế tài chính trung gian và các chứng khoán khác m à nhà đầu tư không tham gia quản lý kinh doanh1

. Luật đầu tư năm 2005 chi quy định nguyên tắc về đẩu tư gián tiếp, còn những vấn đề cụ thể liên quan sẽ được quy định trong các luật chuyên ngành như pháp luật về chứng khoán, Luật ngân hàng, Luật các tổ chức tín dụng, Luật bảo hiểm,... phù hợp với cam kết quốc tế. Như vậy, hình thức đẩu tư gián tiếp là một vấn đề mới, được quy định trong Luật đẩu tư năm 2005 góp phẩn vào viằc thu hút vốn đẩu tư, nhất là nguồn vốn còn nhàn rỗi trong nhân dàn. 7. Đầu tư, kinh doanh bằng vốn nhà nước

Pháp luật đầu tư chỉ điều chỉnh các hoạt động đẩu tư nhằm mục đích sinh lời. Do đó, đẩu tư kinh doanh vốn nhà nước theo pháp luật đầu tư là viằc nhà nước dùng vốn để hình thành cấc loại tài sản mới nhằm thực hiằn các loại tài sản mới nhằm thực hiằn mục tiêu phát triển kinh tế hoặc tìm k i ế m lợi nhuận, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước trong từng thời kì }

Vốn đầu tư kinh doanh của khu vực kinh tế nhà nước, bao gồm cả đẩu tư từ vốn ngân sách - trong đó có cả ODA, đẩu tư bằng tín dụng nhà nước và đầu tư bằng vốn của doanh nghiằp nhà nước, hàng năm thường chiếm trên 5 0 % đến gần 6 0 % tổng vốn dầu tư phát triển toàn xã hội3

. Đày là một khoản vốn cực kỳ lớn. T h ế nhưng đầu tư sao cho có hiằu quả luôn luôn là một câu hỏi chưa có l ờ i giải đáp thỏa đáng; đồng thời trong thực tế đã và đang có những công trình đầu tư bằng vốn nhà nước chất lượng thấp, kém hiằu quả, lại bị ăn cắp, thất thoát lớn. Cũng như vậy, đang có những doanh nghiằp nhà nước được thành lập chưa theo một quy c h ế pháp lý chặt chẽ, còn tổn tại những doanh nghiằp nhà nước nhiều năm liên liên tục thua lỗ, nhưng trách nhiằm 1 Theo Điểu 26 Luật đầu tư năm 2005.

2 Trường Đạ i học Luật, Giáo trình Luật đầu tư. Nxb.Công an nhân dân. Hà Nội, 2006, tr.203. 5 Theo CIEM_ Trung tâm tư vấn quản lý và dào tạo, Luật doanh nghiằp và Luật đầu lư - bước tiến mới quan trong trong viằc hoàn thiằn thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chú nghĩa, tr.16-17.

pháp lý của người chủ đầu tư, của người quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước cũng như trách nhiệm của người quản lý, vận hành doanh nghiệp nhà nước chưa được quy định một cách rõ ràng.

Trước đây, đầu tư kinh doanh vốn nhà nước không được quy định trong Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng như trong Luật khuyến khích đầu tư trong nước nhưng Việt Nam cũng đã đưa ra những quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề này, như một vài quy định trong Luật ngân sách nhà nước, Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003,... Các quy định đó đã đề ra một số biện pháp nhằm khẩc phục tình trạng nêu trên. Ví dụ như : theo quy định của Điều 6 Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003, thì công ty nhà nước chỉ được thành lập mới ờ những ngành, lĩnh vực, địa bàn sau đây:

- Ngành, lĩnh vực cung cấp sản phẩm, dịch vụ thiết yếu cho xã hội; - Ngành lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và toàn bộ nền kinh tế, đòi hỏi đầu tư lớn;

- Ngành lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh cao;

- Địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn m à các thành phần kinh tế khác không đầu tư.

Quy định trên được đề ra là nhằm hạn chế sự thiếu cân nhẩc trong việc thành lập mới công ty nhà nước ở những ngành, lĩnh vưc, địa bàn không cẩn thiết, không có lợi t h ế cạnh tranh, hoạt động không có hiệu quả,... Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chỉ có công ty nhà nước mới được thành lập mới ờ những ngành, lĩnh vực, địa bàn đã nêu trên đây. Pháp luật không cấm doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác đầu tư vào những ngành, lĩnh vực, địa bàn đã nêu trên. Chính vì vậy, trong Luật đầu tư năm 2005 đã dành riêng một chương, chương vu, để quỵ địnhvề việc đầu tư kinh doanh vốn nhà nước.

Theo Luật đầu tư năm 2005, việc đầu tư kinh doanh vốn nhà nước được thiết kế theo những nguyên tấc khá chặt chẽ: phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch, k ế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ; đúng mục tiêu bảo đảm hiệu quả kinh tế, có phương thức quản lý phù hợp với từng nguồn

vốn, từng loại dự án đầu tư; quá trình thực hiện đẩu tư phải được thực hiện công khai minh bạch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đồng thời, Luật cũng đã quy định việc phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan tổ chức, cá nhân trong túng khâu của quá trình đầu tư; thực hiện sự phân công, phàn cửp quản lý rõ ràng trong đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước.

Nguồn vốn Ngàn sách nhà nước đầu tư vào các tổ chức kinh tế được giao cho Tổng còng ty Đầ u tư và Kinh doanh vốn nhà nước thực hiện, nhằm đảm bảo sử dụng vốn hiệu quả. Tổng công ty này thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phẩn được chuyển đổi từ công ty nhà nước độc lập hoặc thành lập mới. Các doanh nghiệp nhà nước khác được tự chủ sử dụng vốn đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật.

Đố i vối những hoạt động công ích (sản xuửt, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích), nhà nước đầu tư thông qua hình thức giao kế hoạch, đặt hàng hoặc đầu thầu; trong đó các doanh nghiệp thuộc mọi thành phẩn kinh tế được bình đẳng tham gia sản xuửt, cung ứng sản phẩm và dịch vụ công ích, trừ một số trường hợp theo quy định của Chính phủ. Chính phủ sẽ cõng bố danh mục sản phẩm, dịch vụ công ích và có các chính sách trợ giúp các hoạt động công ích.

Các dự ửn đẩu tư thuộc một số ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình k i n h tế lớn có hiệu quả kinh tế, xã hội, có khả năng hoàn trả vốn vay thì được sử dụng vốn đầu tư tín dụng phát triển của nhà nước, nhưng phải được tổ chức cho vay thẩm định và chửp nhận phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay trước khi đầu tư.

Để khắc phục tình trạng vô trách nhiệm trong quyết định đầu tư, Luật đầu tư năm 2005 đã quy định người có thẩm quyền quyết định đầu tư phải tổ chức thẩm định dự án và chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình. Tổ chức được giao đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước phải chịu trách nhiệm bảo toàn, phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn phát triển của nhà nước nhằm quản lý sử dụng vốn nhà nước chật chẽ.

T ó m lại, đầu tư kinh doanh vốn nhà nước là một hoạt động đầu tư rất quan trọng. Do đó việc bổ sung các quy định về đẩu tư kinh doanh vốn nhà nước vào trong Luật đầu tư năm 2005 là cần thiết. Luật quy định việc sử dụng vốn nhà nước để kinh doanh phải thông qua Tổng công ty Đẩ u tư và kinh doanh vốn nhà nước, nhựm thống nhất đầu mối, qua đó mới có thể quản lý chặt chẽ véc sử dụng và kinh doanh vốn nhà nước. Đổng thời Luật cũng quy định quy trình thẩm định dự án sử đụng vốn nhà nước rất chặt chẽ, nhựm chống thất thoát, chống đấu tư dàn trải và chống khép kín, tăng hiệu quả đầu tư sử dụng vốn nhà nước.

Một phần của tài liệu Những điểm mới của luật đầu tư năm 2005 và một số đề xuất áp dụng (Trang 64 - 69)