Theo Điều 43, 44 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 996 (sửa đổi bổ sung) 2 Khoản 3 Điều 9 Luật đầu tư năm 2005.

Một phần của tài liệu Những điểm mới của luật đầu tư năm 2005 và một số đề xuất áp dụng (Trang 51 - 56)

2 Khoản 3 Điều 9 Luật đầu tư năm 2005.

những quy định do nhà nước ban hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi hoặc tạo ra nhũng lợi ích nhất định cho các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài khi tiến hành đầu tư vào nền k i n h tế, trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa lợi ích của nhà nước, của nền kinh tế - xã hội và của các nhà đầu tư.

Trước năm 2005, hệ thống pháp luật đầu tư của Việt Nam được chia thành hai lĩnh vực điều chụnh chính bao gồm các hoạt động đẩu tư trong nước và các hoạt động đầu tư nước ngoài. Theo đó, khuyến khích đẩu tư trong nước là việc Nhà nước đặt ra những điều kiện thuận l ợ i hơn cho các nhà đầu tư trong nước khi các đối tượng này tiến hành đầu tư vào những địa bàn, lĩnh vực nằm trong danh mục k h u y ế n khích đẩu tư của Nhà nước. Bên cạnh đó, khuyến khích đẩu tư nước ngoài được hiểu là việc nước tiếp nhận đầu tư ban hành những quy định m à thông qua đó dành cho các nhà đẩu tư là người nước ngoài hoặc là công dân nước sở tại cư trú ờ nước ngoài những ưu đãi khi những đối tượng này tiến hành hoạt động đầu tư ờ nước tiếp nhận đầu tư. Những ưu đãi này có thể liên quan đến thủ tục hành chính, các chính sách tài chính, sử dụng đất, sử dụng nguồn tài nguyên và các ưu đãi khác theo hướng có l ợ i cho nhà đầu tư nước ngoài.

H i ế n pháp Việt Nam năm 1992 đã có nhiều quy định liên quan đến việc nhà nước khuyến khích đối với hành v i đầu tư vốn vào nền k i n h tế. Đố i vối đầu tư trong nước, Hiến pháp năm 1992 công nhận sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế, đây là nên tảng để các hành v i đẩu tư vốn trong nước có cơ sở để phát triển, quy định rõ trong Điều 21: " K i n h tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, được thành lập doanh nghiệp không bị hạn chế về quy m ô hoạt động trong nhũng ngành, nghề có lợi cho quốc k ế dân sinh". Đây chính là sự mở đường của Nhà nước đối với các hành vi đầu tư, định hướng đáng kể cho nguồn vốn nhàn r ỗ i trong dãn cư, nguồn vốn m à trước đây không có hướng đầu tư. v ề đầu tư nước ngoài, Điếu 24 Hiến pháp năm 1992 quy định: "Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ vào Việt Nam phù hợp với pháp luật

Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế, bảo đảm quyền sờ hữu hợp pháp đối với vốn, tài sản và quyền lợi khác của tổ chức, cá nhân nước ngoài. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hóa, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam định cư ờ nước ngoài đầu tư về nước."

Trên cơ sở những quy định của H i ế n pháp năm 1992, các Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung mụt số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000, Luật khuyến khích đẩu tư trong nước năm 1998 (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn thi hành các luật trên, đã cụ thể hóa các quy định về khuyến khích đẩu tư tại Việt Nam. Theo những văn bẳn pháp luật này:

- Đố i với đầu tư trong nước, mọi hành vi đầu tư thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh thuục mọi thành phần kinh tế; đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất, mở rụng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, di chuyển cơ sờ sản xuất ra khỏi đo thị, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh chuyển dịch cơ cấu sản xuất, đa dạng ngành nghề, sản phẩm; mua cổ phấn của các doanh nghiệp, góp vốn vào các doanh nghiệp thuục các thành phẩn kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao, hợp đổng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh, hợp dồng xây dựng - chuyển giao của các nhà đầu tư trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở Việt Nam đều thuục phạm v i được khuyến khích đầu tư (Điều 4, 5 Luật khuyến khích đẩu tư trong nước).

- Đôi với đẩu tư nước ngoài, các dự án có vốn đầu tư nước ngoài đều thuục diện khuyến khích đầu tư. Tuy nhiên, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhìn các dự án này trên hai phương diện để khuyến khích: mụt là, dự án đó đẩu tư vào địa bàn nào; hai là, dự án đó đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực như thế nào. Thông thường thì những địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hụi khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hụi đặc biệt khó khăn là những địa bàn m à các nhà đẩu tư sẽ nhận được nhiều ưu đãi hơn khi đầu tư vào. Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 hướng dẫn thi hành Luật đầu tư nước

ngoài tại Việt Nam quy định những lĩnh vực đầu tư được khuyến khích đẩu tư vào bao gồm các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, sản xuất liên quan đến nông lâm thủy hải sản hoặc các lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, sử dụng nhiều lao động, các lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng,...

Tuy nhiên, Luốt đầu tư năm 2005 đã thể hiện tư tường thống nhất mới về các hoạt động đầu tư. Theo đó, các hoạt động đầu tư không còn được phân loại thành hoạt động đẩu tư trong nước và hoạt động đầu tư nước ngoài làm cho việc phân biệt trong các biện pháp khuyến khích đầu tư giữa đẩu tư trong nước và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không còn tồn tại. Tất cả các dự án đầu tư đều chịu sự điều chỉnh của Luốt đầu tư chung, trong đó các dự án này đều được hưởng các biện pháp khuyến khích đầu tư như nhau nếu đó là các dự án đầu tư có mục đích kinh doanh, do các chủ đầu tư tiến hành đẩu tu tại Việt Nam hoặc đẩu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, Khoản 5 Điều 4 quy định: "Nhà nước khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đẩu tư" đổng thời Luốt đã quy định rõ các lĩnh vực, địa bàn ưu đãi, các ưu đãi cụ thể, các biện pháp hỗ trợ chi tiết đôi với tất cả các dự án dầu tư không phân biệt nguồn vốn.

Luốt đẩu tư năm 2005 của Việt Nam lấy tiêu chí lĩnh vực đấu tư và địa bàn đẩu tư là những tiêu chí cơ bản để áp dụng các biện pháp khuyến khích đầu tư. Trên cơ sờ xác định lĩnh vực và địa bàn đầu tư của từng dự án m à xác định các ưu đãi cũng như hỗ trợ dầu tư cụ thể.

Như vốy, trước đây, những dự án đẩu tư vào miền núi, vùng sâu, vùng xa thì được coi là những dự án được đặc biệt khuyến khích đầu tư. Lí do là bời vì Việt Nam mong muốn cải thiện kinh tế tại các vùng miền này. Hiện nay, theo Luốt đầu tư năm 2005, các dự án được khuyến khích chủ yếu tốp trung vào phát triển nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; phát triển cơ sở hạ tầng; giáo dục, y tế hoặc các ngành sử dụng nhiều lao động; lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu; lĩnh vực sử dụng công nghệ cao. Các địa bàn khuyến khích đầu tư bao gồm địa bàn có điều khiên k i n h tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn;

các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao vẫn là các khu vực địa lý kinh tế được tiếp tục ưu đãi phát triển. Luật đấu tư năm 2005 mới bổ sung khu kinh tế vào danh mục các địa bàn được ưu đãi đầu tư, xuất phát từ những

đòi hỏi của thực tiỚn cuộc sống. 5. Đầu tư ra nước ngoài

Ớ Việt Nam, khuôn khổ pháp lí thống nhất điều chỉnh các hoạt động

đầu tư ra nước ngoài trước thời điểm Luật đầu tư chung được thông qua là Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 về đẩu tư nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam; thông tư số 05/2001/TT-BKH ngày 30/8/2001 của Bộ K ế hoạch và đấu tư về hướng dần hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam và một số văn bản pháp luật có liên quan khác. Luật

đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Luật khuyến khích đẩu tư trong nước không quy định về vấn đề này.

Nghị định số 22/1999/NĐ-CP cùng với một số các vãn bản hướng dẫn thi hành của các bộ, ngành liên quan chính là khuôn khổ pháp lý cho hoạt

động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài cho đến trước thời

điểm Luật đầu tư năm 2005 có hiệu lực. Tuy nhiên, sau hơn 6 năm thực hiện các nội dung pháp lý được ghi nhận tại các văn bản pháp luật đó đã bộc lộ nhiều vấn đề bất cập, có những điểm không phù hợp với tình hình mở cửa và hội nhập đời sống kinh tế quốc tế của đất nước như:

- N h i ề u quy định trong Nghị định số 22/1999/NĐ-CP còn thiếu cụ thể,

đồng bộ và nhất quán; nhiều điều khoản đến nay không còn phù hợp; không bao quát hết được sự đa dạng của các hình thức đầu tư ra nước ngoài;

- Thủ tục đầu tư phức tạp, rườm rà; thủ tục điều chỉnh giấy phép đầu tư chưa rõ ràng; không ít quy định can thiệp quá sâu vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;

- Các văn bản pháp luật có liên quan đến đầu tư ra nước ngoài còn nhiều hạn chế, chưa lường hết được những vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành, thẩm định, cấp phép và triển khai dự án đầu tư. Chẳng hạn như một số

dự án thuộc diện đăng kí cấp giấy phép đầu tư nhưng trong quá trình xử lí vẫn chậm do gửi giấy lấy ý kiến các bộ, ngành làm kéo dài thời gian cấp phép;

- Các thông tinvề tình hình đầu tư của các dự án đầu tư ra nước ngoài hầu như không được cập nhật vì thực hiện c h ế độ báo cáo và cũng không có một cơ chế rõ ràng và minh bạch kiểm soát hoạt động đầu tư ra nước ngoài;

- Chưa có một cơ chế phối hợp nhịp nhàng và đảng bộ giữa cơ quan chức năng của Chính phủ như Bộ K ế hoạch và đấu tư, ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ tài chính với doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài trong việc quản lí các dự án đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là trong khâu triển khai dự án đẩu tư;...

Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tại Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, góp phần mở rộng và nâng cao hiệu quả đẩu tư, tạo lập môi trường pháp lí ổn định thì việc hoàn thiện chính sách đẩu tư ra nước ngoài là một đòi hỏi tất yếu. Hoàn thiện chính sách với mục tiêu khắc phục sự thiếu thống nhất, tạo lập tính cụ thể, rõ ràng giữa các văn bản pháp luật liên quan đến đẩu tư ra nước ngoài theo hướng nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước về đẩu tư nước ngoài. Việc sửa đổi căn bản những quy định tại Nghị định số 22/1999/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan về hoạt động đẩu tư ra nước ngoài là rất cần thiết. Do vậy, Luật đầu tư năm 2005 đã dành hẳn một chương (chương V U I ) quy định về đầu tư ra nưóc ngoài. Những quy định đó là những vấn đề mang tính nguyên tắc làm cơ sở pháp lí để Chính phủ hướng dẫn thi hành hoạt động đầu tư ra nước ngoài cho phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước trong từng giai đoạn cụ thể đảng thời Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 78/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

Một phần của tài liệu Những điểm mới của luật đầu tư năm 2005 và một số đề xuất áp dụng (Trang 51 - 56)