Những kiến nghị

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động Marketing tại Công ty TNHH UNIRN Việt Nam (Trang 54 - 65)

Trong tình hình như hiện nay thì để sản phẩm của Công ty TNHH UNIRN Việt Nam có thể tiêu thụ mạnh hơn trên thị trường thì Công ty cần phải: Xây dựng đội ngũ Marketing có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực thời trang. Nhân viên bán hàng là bộ phận đóng góp rất lớn vào việc tiêu thụ của mặt hàng thời trang cho Công ty. Nhân viên bán hàng là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng để giới thiệu cho khách hàng về sản phẩm của công ty, nhân viên bán hàng nắm được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng rất nhanh, rất sát thực. Do đó, cần phải tổ chức đào tạo nhân viên bán hàng thật quy củ để nâng cao trình độ chuyên môn.

Tổ chức một phòng ban chuyên thu thập các thông tin của đối thủ cạnh tranh: Phòng này có trách nhiệm thu thập tất cả các thông tin liên quan đến đối thủ cạnh tranh từ bất cứ nguốn nào: báo chí, truyền hình, trên mạng Internet, từ các thông tin cá nhân có liên quan. Nghiên cứu các mẫu quảng cáo của đối thủ, giá cả, các hình thức khuyến mãi, các thiết kế mới, báo ngay cho phòng ban liên quan biết để cùng nghiên cứu.

Chăm sóc khách hàng là một khâu khá quan trọng để giúp cho doanh nghiệp giữ được khách hàng và tại thêm uy tín cho thương hiệu. Công ty UNIRN Việt Nam có thể áp dụng một số biện pháp: chú trọng hơn công tác sau bán hàng, giải quyết dứt khoát những phát sinh sau khi bán như hàng bị lỗi được đổi trả lại…

SVTH: Nguyễn Thụy Hoài My Lớp: 11HQT6

KẾT LUẬN

Sau gần 2 tháng thực tập tốt nghiệp, tôi đã vững tin hơn rất nhiều. Giờ đây tôi mới thấy được tầm quan trọng của việc thực tập, đây là bước đệm cần thiết để sinh viên có thể tiếp xúc với công việc thực tế, hiểu rõ hơn về môi trường kinh doanh bên ngoài. Nếu như nhà trường cung cấp những kiến thức cơ sở cần thiết thì thực tế công việc là điều kiện để ta có thể soi rọi những triết lý kinh doanh đó. Kiến thức là một quá trình đúc kết lâu dài từ kinh nghiệm thực tiễn vì thế những ai xem thường lý thuyết cơ sở thì dù có thành công cũng không bao giờ nắm rõ bản chất vấn đề và sự vận hành của nó. “Điều này giống như một người nhìn thấy một ngôi sao đang sáng mà không biết tại sao nó sáng“. Những người như thế chỉ quen với thành công mà không biết đương đầu với thất bại, vì thế khi gặp trở ngại hoặc thay đổi của môi trường kinh doanh thì những người này sẽ bị tỗn thương nhất.

Quá trình thực tập giúp tôi nhận thấy được thái độ và tinh thần làm việc của nhân viên trong công ty từ cấp quản lý đến bán hàng đều tích cực, nhiệt tình và tận tụy với công việc. Tuy nhiên, sắp tới Công ty sẽ phải chịu nhiều áp lực hơn nữa khi mà các nhãn hiệu thời trang quốc tế du nhập ào ạt vào Việt Nam. Chúng ta cần khẳng định lại thương hiệu, thị trường mục tiêu, có thể thay đổi mẫu mã, tung ra sản phẩm mới hoặc cắt giảm các chi phí không thật sự cần thiết, chuẩn bị tâm lý cho một cuộc giảm giá trong trường hợp bất khả kháng nếu như các biện pháp hỗ trợ cửa hàng và người tiêu dùng không còn phát huy hiệu quả. Qua Công ty, tôi thấy được cấu trúc nhân sự được thiết kế đơn giản nhưng hiệu quả và phân công nhiệm vụ rõ ràng, không bị hạn chế về nhiệm vụ và quyền hạn. Cách làm việc của ban lãnh đạo và nhân viên rất cởi mở nhiệt tình. Hệ thống thưởng có nhiều bậc vừa kích thích tinh thần thi đua phấn đấu của nhân viên, nhưng cũng đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực của từng cá nhân. Tuy môi trường làm việc tốt nhưng cũng có rất nhiều áp lực từ công việc.

Điều thiết thực nhất mà tôi được học đó là từ việc các anh chị tiếp thị sản phẩm đến cho khách hàng và quá trình đặt hàng từ đầu đến cuối. Sau quá trình thực tập tôi có thể tự tin về khả năng giao tiếp với khách hàng, với các

SVTH: Nguyễn Thụy Hoài My Lớp: 11HQT6 nhân viên khác và nắm được quy cách bán hàng như thế nào. Thấy được những khó khăn mà một người làm công việc bán hàng phải đương đầu. Khi tiếp xúc với khách hàng không phải ai cũng dễ tính, có những người rất khó chịu, đôi khi la mắng cả nhân viên bán hàng nếu có điều gì đó không đồng ý hoặc hứa hẹn điều gì đó chưa thực hiện. Và nhiệm vụ của nhân viên phải biết xin lỗi nếu như thật sự có lỗi và phải làm đúng những gì đã hứa với khách hàng. Nếu như khách hàng sai ta cũng không nên cãi cọ hay tranh luận với khách hàng làm gì mà nên có cách lịch sự hơn, giải thích rõ những điều khách hàng chưa rõ, luôn có gắng mỉm cười. Phải hiểu rằng khách hàng có thể cáu gắt với chúng ta nhưng chúng ta không thể vì thế mà làm mất đi một khách hàng và tuyệt đối không thể cáu gắt lại.

SVTH: Nguyễn Thụy Hoài My Lớp: 11HQT6

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. SÁCH VÀ GIÁO TRÌNH THAM KHẢO

1. Philip Kotler (1996). Lý thuyết Marketing căn bản, NXB Thống kê. 2. Philip Kotler (2000). Quản trị Marketing, NXB Thống Kê.

3. Trương Đình Chiến (2000). Quản lý kênh lý thuyết và thực tiễn, NXB Thống Kê.

B. MỘT SỐ WEBSITE THAM KHẢO

http://www.google.com http://www.niigo.com

C. TÀI LIỆU GỐC CƠ QUAN

Công ty TNHH UNIRN Việt Nam. Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh. Năm 2010 – 2011 – 2012.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY TNHH UNIRN VIỆT NAM

Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Ngô Ngọc Cương Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thụy Hoài My MSSV: 1194011081 Lớp: 11HQT6

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng rằng đề tài này do chính tôi thực hiện không có sự sao chép từ bất cứ nguồn nào. Các số liệu phân tích trong khóa luận được cung cấp bởi các phòng ban chức năng của Công ty TNHH UNIRN Việt Nam trong thời gian khi tôi thực tập tại Công ty.

Ngày 09 tháng 09 năm 2013. Sinh viên thực hiện

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt kỳ thực tập tốt nghiệp không chỉ có sự cố gắng của bản thân mà còn cần có sự hỗ trợ rất lớn từ các thầy cô và người hướng dẫn thực tập – Công ty TNHH UNIRN Việt Nam. Vì vậy:

Đầu tiên, em xin chân thành biết ơn giáo viên hướng dẫn – Th.S Ngô Ngọc Cương – đã tận tình hướng dẫn em, đóng góp những ý kiến quý báu để em có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.

Kế đến, em xin chân thành cám ơn quý thầy cô khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.Hồ Chí Minh trong thời gian qua đã hết lòng giảng dạy những kiến thức chuyên môn và truyền đạt những kinh nghiệm thực tế quý báu giúp ích cho em trong công việc và đời sống xã hội sau này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh đó, em xin được gửi lời cám ơn đến toàn thể Công ty TNHH UNIRN Việt Nam – Chi chỉ bảo em trong quá trình thực tập, cũng như đã cung cấp những thông tin cần thiết và kinh nghiệm quý báu để em thực hiện báo cáo này.

Kính chúc sức khỏe và thành công.

nhánh công ty tại TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện tốt, hỗ trợ em trong suốt thời gian thực tập. Em xin cảm ơn các anh chị ở Phòng Kinh doanh đã tận tình hướng dẫn,

TP.Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 09 năm 2013 Sinh viên thực hiện

……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ..Năm 2013 GVHD Th.S Ngô Ngọc Cương

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH

LỜI MỞ ĐẦU ... 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING ... 4

1.1. Khái quát về Marketing Mix ... 4

1.1.1. Sự ra đời và phát triển của Marketing ... 4

1.1.2. Định nghĩa Marketing ... 4

1.1.3. Phân loại Marketing ... 4

1.1.4. Các chức năng cơ bản của Marketing ... 5

1.1.5. Vai trò của Marketing trong doanh nghiệp... 6

1.1.6. Tổ chức hoạt động Marketing trong một doanh nghiệp... 6

1.2. Nội dung của hoạt động Marketing Mix trong doanh nghiệp ... 8

1.2.1. Tổ chức nghiên cứu thị trường ... 8

1.2.2. Định vị thị trường mục tiêu ... 10

1.2.3. Hoạt động Marketing Mix ... 11

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY TNHH UNIRN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2012... 14

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH UNIRN Việt Nam .. 14

2.1.1. Sơ đồ tổ chức ... 15

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty ... 16

2.1.3. Cơ cấu sản phẩm ... 17

2.1.4. Sơ đồ quy trình sản xuất của công ty TNHH UNIRN Việt Nam ... 19

2.1.5. Tình hình doanh thu của công ty TNHH UNIRN Việt Nam giai đoạn 2010-2012 ... 20

2.2. Thực trạng hoạt động Marketing tại công ty TNHH UNIRN Việt Nam giai đoạn 2010-2012... 22

2.2.1. Hoạt động nghiên cứu thị trường ... 22

2.2.2. Phân khúc thị trường và thị trường mục tiêu... 23 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.3. Chiến lược Marketing Mix của công ty UNIRN Việt Nam ... 25 2.2.4. Đánh giá hoạt động Marketing Mix của công ty UNIRN Việt Nam 41

ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY TNHH UNIRN VIỆT NAM... 45

3.1. Triển vọng thị trường và thị trường mục tiêu ... 45

3.1.1. Triển vọng thị trường ... 45

3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty UNIRN Việt Nam... 45

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing Mix của công ty TNHH UNIRN Việt Nam ... 46

3.2.1. Giải pháp 1: Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường ... 47

3.2.2. Giải pháp 2: Chính sách sản phẩm ... 48

3.2.3. Giải pháp 3: Chính sách giá... 50

3.2.4. Giải pháp 4: Chính sách phân phối sản phẩm ... 51

3.2.5. Giải pháp 5: Chính sách xúc tiến hỗn hợp... 53

3.3. Những kiến nghị ... 54

KẾT LUẬN ... 55

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

CL: Chênh lệch TL: Tỷ lệ

TNHH: trách nhiệm hữu hạn Đvt : Đơn vị tính

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.2. Sản lượng các loại sản phẩm từ năm 2010 đến 2012.

Bảng 2.5. Doanh thu của Công ty UNIRN Việt Nam giai đoạn 2010 – 2012. Bảng 2.9. Hệ thống các đầu mối phân phối của Công ty TNHH UNIRN Việt Nam.

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu sản phẩm của Công ty TNHH UNIRN Việt Nam giai đoạn 2010-2012

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 1.3. Các công cụ Marketing Mix.

Hình 2.4. Quy trình sản xuất của Công ty TNHH UNIRN Việt Nam Hình 2.6. HÌnh ảnh sản phẩm của Công ty

Hình 2.8. Hình ảnh trang trí tại cửa hàng thời trang Jeep của Công ty UNIRN Việt Nam

Hình 2.10. Hình ảnh Fashion Show quảng cáo bộ sưu tập mới của Công ty UNIRN Việt Nam trong chương trình “Thời trang phong cách trè”

Hình 2.11. Hình ảnh quảng cáo sản phẩm của Công ty TNHH UNIRN Việt Nam trên Báo VTM.

Hình 2.12. Poster quảng cáo các thương hiệu thời trang của Công ty TNHH UNIRN Việt Nam.

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1. Các giai đoạn của quá trình mua. Sơ đồ 1.2. Chiến lược Marketing Mix. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH UNIRN Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động Marketing tại Công ty TNHH UNIRN Việt Nam (Trang 54 - 65)