Hiện nay trên thị trường cạnh tranh, chất lượng sản phẩm dịch vụ, điều kiện giao hàng, thời gian cung ứng hàng hóa được đặt lên hàng đầu. Tuy vậy, giá cả vẫn có vai trò quyết định, thậm chí còn là yếu tố cạnh tranh diễn ra gay gắt, giá chịu tác động cũng như sự tác động trở lại các chính sách Marketing khác. Việc xây dựng được một chính sách giá hợp lý dẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm.
Với quan điểm định giá sản phẩm phải tương xứng với chất lượng sản phẩm và hình ảnh thương hiệu của UNIRN Việt Nam. Công ty TNHH UNIRN Việt Nam phải xác định cho mình một mục tiêu định giá rõ rệt.
Mục tiêu của công ty là hướng tới mở rộng thị phần, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. Do đó, công ty phải tùy từng thị trường, từng mặt hàng, từng nhóm khách hàng cụ thể để đưa ra mức giá cho từng sản phẩm sao cho phù hợp với giá cả thị trường, không quá cao, không quá thấp.
Ngoài ra, UNIRN Việt Nam cũng phải tự điều chỉnh lại giá cho phù hợp với tình hình, với thu nhập bình quân đầu người của người Việt Nam hiện nay.
Giá cả sản phẩm là yếu tố hạn chế của hàng mặc Việt Nam cũng như hàng may mặc của Công ty vì giá của trong nước thường cao hơn giá cả cùng loại của các nước trong khu vực từ 10% - 15%. Để giảm giá thành sản phẩm, Công ty cần phải tìm nguồn hàng hợp lý, giảm giá vốn hàng bán, cắt giảm những chi phí không mang lại hiệu quả cho Công ty. Cụ thể:
- Giảm chi phí nguyên vật liệu:
Đối với hàng may mặc, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Chính vì vậy, việc giảm chi phí nguyên vật liệu có vị trí quan trọng trong công tác hạ giá thành sản phẩm.
SVTH: Nguyễn Thụy Hoài My Lớp: 11HQT6
Tuy nhiên, Công ty giảm chi phí nguyên vật liệu không có nghĩa là cắt giảm nguyên vật liệu dưới định mức kỹ thuật cho phép, vì làm như vậy sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Công ty chỉ có thể giảm cho phí nguyên vật liệu bằng cách định mức tiêu hao chặt chẽ hơn, tổ chức thu mua nguyên vật liệu hiệu quả hơn.
- Giảm chi phí cố định:
Chi phí cố định là loại chi phí không thay đổi khi sản lượng tăng hoặc giảm. Chi phí cố định bình quân trên một đơn vị sản phẩm sẽ thay đổi và biến động ngược chiều với sản lượng. Do đó, khi sản lượng sản xuất tăng sẽ giảm chi phí cố định bình quân tính trên một đơn vị sản phẩm.
Công ty UNIRN Việt Nam muốn tăng sản lượng trên quy mô hiện có thì Công ty phải tăng năng suất lao động, bảo quản tốt tài sản cố định, giảm chi phí sữa chữa.
Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, không phải lúc nào giá bán thấp hơn giá đối thủ cạnh tranh cũng có thể thu hút được khách hàng, vì nhiều khi giá bán thấp hơn sẽ gây nghi ngờ của khách hàng về chất lượng sản phẩm.
3.2.4. Giải pháp 4: Chính sách phân phối sản phẩm 3.2.4.1. Xây dựng và củng cố kênh phân phối