Trong Đại Nam thực lục, năm 1832, có viết: “Một địa hạt Gia Định là nơi có
nhiều công việc quan trọng như vỗ về thuộc quốc phòng giữ nước ngoài. Vậy ra lệnh cho đình thần bàn tâu đợi chỉ thi hành. Đến bấy giờ đình thần hợp bàn cho rằng chia đất, đặt quan làm phên dậu che đỡ thực là mưu kết rất hay về việc trị dân giữ nước (…) Gia Định thành, Tổng trấn và các chức Trấn thủ, Hiệp trấn, Tham hiệp ở các trấn đều bỏ đi…”85, và vua Minh Mạng tiến hành chia thành Gia Định cũ thành các tỉnh, cái tên Gia Định từ sau năm 1832 tạm thời không còn nữa.
Cụ thể trong đợt cải cách hành chính đối với Gia Định thành, vua Minh Mạng đặt các tỉnh như sau86:
1. Tỉnh Phiên An, trước là trấn, gồm 2 phủ và 5 huyện
- Phủ Tân Bình: gồm 2 huyện Bình Dương và Tân Long
- Phủ Tân An: gồm 3 huyện Phúc Lộc, Thuận An và Tân Hòa87. 2. Tỉnh Biên Hòa, trước là trấn, gồm 1 phủ và huyện
84
Huỳnh Minh (2006), Gia Định xưa, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, Tr. 13.
85
Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục, tập 3, Nxb. Giáo dục, Tr. 393.
86
Căn cứ theo sự ghi chép trong Đại Nam thực lục, tập 3, Tr. 394
87
Huyện Tân Hòa được thành lập dựa trên việc tách 4 tổng Thịnh Hội, Thịnh Mục, Hòa Lạc, Hòa Đồng ở huyện Kiến An thuộc Định Tường cũ.
44 - Phủ Phúc Long
- Huyện Phúc Chính, Phúc An, Bình An và Long Thành 3. Tỉnh Vĩnh Long, trước là trấn, gồm 3 phủ và 6 huyện
- Phủ Định Viễn, Hoằng An và Lạc Hóa88
- Huyện Vĩnh Bình, Vĩnh Trị89, Tân Minh, Bảo An, Tuân Nghĩa và Trà Vinh 4. Tỉnh Định Tường, trước là trấn, gồm 1 phủ và 3 huyện
- Phủ Kiến An
- Huyện Kiến Hưng, Kiến Đăng và Kiến Hòa 5. Tỉnh An Giang gồm 2 phủ và 4 huyện90
- Phủ Tân Thành và Tuy Biên
- Huyện Vĩnh An, Vĩnh Định, Đông Xuyên và Tây Xuyên 6. Tỉnh Hà Tiên, trước là trấn, gồm 1 phủ và 3 huyện
- Phủ Khai Biên91
- Huyện Hà Châu92, Long Xuyên, Kiên Giang
Như đã trình bày ở trên, kể từ sau cuộc cải cách của vua Minh Mạng tên Gia Định tạm thời không còn được sử dụng nữa, thay vào đó là sự ra đời của 6 tỉnh mới được phân chia từ đất đai của các trấn cũ. Tuy nhiên, chưa đầy một năm sau, vào tháng 8 năm 1833, vua Minh Mạng lại quyết định sử dụng lại tên Gia Định xưa cho
tỉnh Phiên An. Cụ thể các sử quan nhà Nguyễn ghi lại như sau: “Vua dụ Nội các rằng:
“Nguyên sáu tỉnh Nam Kỳ đều gọi chung là Gia Định. Đó là do Hoàng Khảo thế tổ Cao Hoàng đế ta, đặc ơn ban cho tên tốt ấy. Từ khi nổi lên ở miền đông thổ đến giờ, nhân dân sở tại từ lâu được yên trong cảnh vô sự. Năm ngoái chia cắt tỉnh hạt, nhân đó đổi trấn Phiên An làm tỉnh Phiên An. Gần đây nghịch Khôi giữ thành làm phản, dần đã dẹp yên, nên đổi là Gia Định để lấy lại cái tên tốt ấy, khiến cho nhân dân thuộc tỉnh từ đây về sau, đều được hưởng phúc thái bình lâu dài”93. Một lần nữa cái
88
Phủ Lạc Hóa trước kia thuộc thành Gia Định sau nhập vào tỉnh Vĩnh Long.
89
Tách ra từ huyện Vĩnh Bình cũ.
90
Đại Nam thực lục, tập 1, Tr. 394 có giải thích như sau: “Nguyên đất Châu Đốc lấy 2 huyện Vĩnh An, Vĩnh
Định, ở phủ Định Viễn thuộc Vĩnh Long đổi làm tỉnh An Giang ở mé sông Hậu Giang đặt huyện Đông Xuyên, lấy những thôn ấp mới lập làm 1 tổng, lại lấy 2 tổng thuộc huyện Vĩnh Định cho lẹ thuộc vào, Ở mé Tây sông Hậu Giang đặt huyện Tây Xuyên, trích lấy 4 tổng huyện Vĩnh An cho lệ thuộc vào. Lấy 2 huyện Đông Xuyên, Tây Xuyên đặt làm phủ Tuy Biên, 2 huyện Vĩnh An, Vĩnh Định đặt làm phủ Tân Thành”
91
Nguyên là phủ An Biên đổi ra.
92
Nguyên là huyện Hà Tiên đổi ra.
93
45
tên Gia Định đã xuất hiện trở lại, không phải với vai trò chỉ chung cho toàn bộ Nam Kỳ như xưa mà chỉ cho một tỉnh mà thôi – tỉnh Phiên An cũ. Từ đây đối tượng nghiên cứu của chúng tôi thu hẹp lại và tập trung chủ yếu vào tỉnh Gia Định.
Sau khi dẹp được cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi từ năm 1833, năm 1836 vua
Minh Mạng “phái Trương Đăng Quế và Trương Minh Giảng tiến hành công cuộc đo
đạc ruộng đất và lập sổ địa bạ cho cả Nam Kỳ lục tỉnh94”95. Chính từ việc “đo đạc
ruộng đất và lập sổ địa bạ” hồi 1836, mà ngày nay chúng ta lại có thêm những thông
tin cụ thể về diện tích đất đai, dân số và đặc biệt là tổ chức hành chính, lãnh thổ của tỉnh Gia Định ngày đó.
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đình Đầu: “Tỉnh Gia Định hồi lập
địa bạ năm 1836, chia ra 2 phủ, 5 huyện, 24 tổng, 483 thôn, phường, xã96” và “toàn vùng Gia Định xưa rộng bao la từ tat ngạn sông Sài Gòn tới hữu ngạn sông Vàm Cỏ Đông, kể cả vùng trù mật nhất Nam Bộ tức Gò Công, rộng trên 1,1 triệu ha, mà mới đo đạc được trên 85 ngàn ha, tức 7,513%, chưa được 1/10”97. Và tỉnh Gia Định hồi
đó bao gồm phủ Tân Bình, phủ Tân An cùng các huyện, tổng , xã, thôn,…trực thuộc 2 tổng trên. Ta có thể khái quát như sau:
Gia Định tỉnh98
Tân Bình phủ gồm Bình Dương huyện và Tân Long huyện 1. Bình Dương huyện
- Bình Trị Thương tổng: gồm 27 làng (1 xã, 23 thôn, 2 ấp, 1 phường) - Bình Trị Hạ tổng: gồm 4 xã, 22 thôn
- Bình Trị Trung tổng: gồm 20 thôn, 1 phường - Dương Hòa Thượng tổng: gồm 19 thôn - Dương Hòa Hạ tổng: gồm 8 thôn
- Dương Hòa Trung tổng: gồm 1 xã, 20 thôn 2. Tân Long huyện
94
Tên gọi chung cho toàn bộ 6 tỉnh ở Nam kỳ
95
Nguyễn Đình Đầu (1994), Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn: Gia Định, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh,
TpHCM, Tr. 95.
96
Chưa kể đến 20 xã thôn bị mất địa bạ.
97
Nguyễn Đình Đầu (1994), Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn: Gia Định, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh,
TpHCM, Tr. 160, 108.
98
Nguyễn Đình Đầu (1994), Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn: Gia Định, Nxb, Thành phố Hồ Chí Minh,
46
- Tân Phong Thượng tổng: gồm 29 làng (3 xã, 25 thôn, 1 ấp) - Tân Phong Hạ tổng: gồm 31 làng (2 xã, 29 thôn)
- Tân Phong Trung tổng: gồm 30 làng (27 thôn, 2 ấp, 1 phường) - Long Hưng Thượng tổng: gồm 21 thôn, 1 phường
- Long Hưng Hạ tổng: gồm 21 thôn
- Long Hưng Trung tổng: gồm 17 làng (15 thôn, 1 ấp, 1 phường) Tân An phủ gồm Phước Lộc huyện và Tân Hòa huyện
1. Phước Lộc huyện
- Phước Điền Thượng tổng: gồm 9 thôn, 6 phường - Phước Điền Trung tổng: gồm 15 thôn, 2 phường
- Lộc Thành Thượng tổng: gồm 23 làng (2 xã, 17 thôn, 4 phường) - Lộc Thành Trung tổng: gồm 21 thôn, 1 ấp, 1 phường
2. Tân Hòa huyện
- Hòa Đồng tổng: gồm 15 thôn
- Hòa Lạc tổng: gồm 15 thôn, 1 phường - Thanh Hội tổng: gồm 16 thôn
- Thanh Mục tổng: gồm 16 thôn 3. Thuận An huyện
- Bình Cách Thượng tổng: gồm 3 xã, 12 thôn - Bình Cách Trung tổng: gồm 2 xã, 21 thôn
- Thuận Đạo Thượng tổng: gồm 1 xã, 14 thôn, 1 phường - Thuận Đạo Trung tổng: gồm 16 thôn
Nếu đối chiếu với Đại Nam thực lục ghi chép về Gia Định vào năm 1832, hầu
như tên của các phủ, huyện vẫn như cũ. Nhưng nhờ vào kết quả nghiên cứu địa bạ năm 1836 mà chúng ta có thêm thông tin về cấp nhỏ hơn là tổng, đồng thời có thêm những con số về làng, xã, phường,…, trong tỉnh Gia Định. Tính đến năm 1836, tỉnh Gia Định là một tỉnh rộng lớn nó bao gồm toàn bộ Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Tây Ninh, phần lớn tỉnh Long An và một phần của tỉnh Tiền Giang ngày nay.
Sau đợt điều tra và lập địa bạ, đến năm 1839 trong tỉnh Gia Định đặt thêm phủ Tây Ninh lãnh coi 2 huyện Tân Ninh và Quang Hóa. Tiếp đó, năm 1841, sau khi lên
47
ngôi, vua Thiệu Trị cho đặt thêm phủ Hòa Thạnh99 kiêm lãnh 2 huyện Tân Hòa (Gò Công) và Tân Thạnh, phủ Tân Bình tăng thiết huyện Bình Long (Chủ Chi)100.
Trong công trình Tổng kết nghiên cứu địa bạ Nam Kỳ lục tỉnh, tác giả Nguyễn
Đình Đầu có đưa ra hệ thống tổ chức hành chính của tỉnh Gia Định dựa theo quyển
sách Petit cours de géographie de la Base-Cochinchine của tác giả Trương Vĩnh Ký,
xuất bản tại Sài Gòn năm 1875, theo Nguyễn Đình Đầu hệ thống tổ chức hành chính của Gia Định, do Trương Vĩnh Ký ghi lại, là vào năm 1840. Nhưng theo chúng tôi, hệ thống tổ chức hành chính này ít nhất là từ sau năm 1841, tức là sau khi vua Thiệu Trị đặt thêm phủ Hòa Thạnh và lập huyện Bình Long trong phủ Tân Bình. Đây là hệ thống tổ chức hành chính Gia Định theo quyển sách của Trương Vĩnh Ký:
Tỉnh Gia Định Gồm 4 phủ, 9 huyện 1. Phủ Tân Bình (Sài Gòn)
- Huyện Bình Dương (Sài Gòn) - Huyện Bình Long (Hóc Môn) - Huyện Tân Long (Chợ Lớn) 2. Phủ Hòa Thạnh (Gò Công)
- Huyện Tân Hòa (Gò Công) - Huyện Tân Thạnh (Kỳ Son) 3. Phủ Tân An (Vũng Gù)
- Huyện Cửu An (Vũng Gù) - Huyện Phước Lộc (Cần Giuộc) 4. Phủ Tây Ninh (Tây Ninh)
- Huyện Tân Ninh (Tây Ninh) - Huyện Quang Hóa (Trảng Bàng)
Cho đến sau khi Thiệu Trị lên ngôi vua, tỉnh Gia Định có 4 phủ và 9 huyện, tức được phân chia ra nhỏ hơn thời vua Minh Mạng, nhưng có thể nhận thấy rằng mặt cương vực vẫn không có gì thay đổi cho đến khi thực dân Pháp nổ súng và đất Nam Bộ năm 1859.
99
Cũng được ghi là Hòa Thịnh
100
Nguyễn Đình Đầu (1994), Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn: Gia Định, Nxb, Thành phố Hồ Chí Minh,
48
Sang thời Tự Đức, để nghiên cứu về tỉnh Gia Định, chúng ta có thể dựa trên hai công trình nghiên cứu nổi bật trong khoảng thời gian này. Trước hết là bộ sách
Phương Đình dư địa chí của tác giả Nguyễn Văn Siêu, có nhiều thông tin cho rằng bộ
sách này ra đời sau bộ Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức khoảng 50 năm
tức là khoảng năm 1870. Bộ sách thứ hai là công trình nghiên cứu về địa lý – lịch sử
đồ sộ nhất của triều Nguyễn đó là bộ Đại Nam nhất thống chí được hoàn thành dưới
triều Tự Đức. Nhìn chung cả hai công trình này đều ghi khá chi tiết về tỉnh Gia Định,
đặc biệt là Đại Nam nhất thống chí, do vậy để có thể đưa ra những thông tin đảm bảo
tính khoa học nhất, chúng tôi xin sử dụng những dữ kiện từ bộ sách trên, do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn. Hơn nữa, những thông tin về tỉnh Gia Định từ 2 bộ sách trên có khá nhiều nét tương đồng, hay có thể nói là giống nhau.
Đại Nam nhất thống chí chép về tỉnh Gia Định thời Tự Đức như sau: “Năm Tự
Đức thứ 5 bỏ bớt phủ Hòa Thịnh đặt viên huyện Tân Hòa kiêm nhiếp huyện Tân Thịnh, lệ vào phủ Tân An, công việc huyện Bình Long thì do viên phủ Tân Bình kiêm nhiếp. Vẫn lãnh 3 phủ 9 huyện”101. Về đại thể, tỉnh cương vực tỉnh Gia Định thời Tự
Đức vẫn ổn định như trước, ở đây chỉ có một vài thay đổi về địa danh và hành chính. Nhưng để có thể định hình một các rõ ràng hơn về giới hạn của các phủ huyện, chúng tôi cũng xin trình bày rõ hơn về các đơn vị trong tỉnh Gia Định.
Phủ Tân Bình thống lãnh 3 huyện Bình Dương, Tân Long, Bình Long, 16 tổng
và 288 xã, thôn, phường ấp. Về cương giới, phủ Tân Bình “cách tỉnh thành 3 dặm về
phía Tây; Đông Tây các nhau 18 dặm, Nam Bắc cách nhau 177 dặm; phía Đông đến sông Ngưu Chử (Bến Nghé) đối ngang cách địa giới hai huyện Nghĩa An và Bình An tỉnh Biên Hòa 10 dặm linh; Phía Tây đến sông Lật giáp địa giới huyện Cửu An phủ Tân An 48 dặm, phía Nam đến sông Ngã Ba giáp địa giới huyện Phúc Lộc phủ Tân An 46 dặm, phía Bắc đến địa giới huyện Tân Ninh phủ Tây Ninh 131 dặm”102
Phủ Tân An “ở cách tỉnh thành 77 dặm về phía Đông; Đông Tây cách nhau
197 dặm, Nam Bắc cách nhau 157 dặm, phía Đông đến biển giáp địa giới huyện Tân Long phủ Tân Bình 133 dặm, phía Tây đến địa giới huyện Kiến Hưng tỉnh Định Tường 65 dặm linh, phía Nam đến địa giới huyện Kiến Hòa tỉnh Định Tường 98 dặm,
101
Quốc sử quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam nhất thống chí, tập 5, Nxb. Thuận Hóa, Huế, Tr. 235.
102
49
phía Bắc đến địa giới huyện Quang Hóa phủ Tây Ninh 59 dặm”103. Phủ Tân An thống lĩnh 4 huyện Cửu An, Phúc Lộc, Tân Hòa và Tân Thịnh, đồng thời bao gồm 18 tổng, 217 xã, thôn.
Phủ Tây Ninh lãnh hai huyện Tân Ninh và Quang Hóa, cùng 7 tổng, 56 xã và thôn. Phủ này nằm ở phía Tây của tỉnh Gia Định và gần biên giới với Cao Miên, cụ
thể “Đông Tây cách nhau 103 dặm, Nam Bắc cách nhau 95 dặm, phía Đông đến địa
giới huyện Bình Long phủ Tân Bình 66 dặm, phía Nam đến địa giới hai huyện Bình Dương và Cửu An 77 dặm, phía Bắc vượt qua núi Chiêng giáp đất Man 18 dặm”104.
Tỉnh Gia Định từ đây cho đến khi Hải quân Trung tướng Rigault de Genouilly tiến đánh và chiếm được thành vào tháng 2 năm 1859 nhìn chung vẫn duy trì sự ổn định như cũ. Chỉ khi bị thực Pháp chiếm và sau đó trở thành phần đất thuộc Pháp thì tỉnh Gia Định nói riêng và các tỉnh Nam Kỳ nói chung mới có nhiều sự thay đổi về hành chính, cương vực,…do sự thay đổi của chính quyền cai trị Pháp.
Tổng kết lại về sự thay đổi tên gọi, cương vực, địa lý hành chính của đất Gia Định thời Nguyễn từ 1808 đến 1859 chúng ta có thể nhắc lại một vài cột mốc quan trọng sau. Năm 1808, vua Gia Long đổi trấn Gia Định làm thành Gia Định, thống lĩnh 5 trấn, với diện tích rộng lớn bao gồm toàn bộ Nam Kỳ. Năm 1832, vua Minh Mạng tiến hành phân chịa lại địa hạt, thành Gia Định cũ được phân chia thành 6 tỉnh, tên Gia Định tạm thời không còn. Đến tháng 8 năm 1833, vua Minh Mạng quyết định đổi tên tỉnh Phiên An thành Gia Định, kể từ đây Gia Định trở thành một tỉnh trong Nam Kỳ lục tỉnh. Kể từ thời gian đó đến khi thực dân Pháp chiếm và thiết lập bộ máy cai trị mới, tỉnh Gia Định vẫn không có gì thay đổi về cương vực mà chỉ có một số thay đổi trong việc tách và lập các phủ, huyện mà thôi. Tỉnh Gia Định vẫn là một tỉnh rộng lớn với diện tích trên 11.000km2 trải rộng ra các tỉnh Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, phần lớn tỉnh Long An và một phần tỉnh Tiền Giang hiện nay.
103
Quốc sử quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam nhất thống chí, tập 5, Nxb. Thuận Hóa, Huế, Tr. 238.
104
50
Chương 4: Vai trò của vùng đất Gia Định đối với sự phát triển của Việt Nam thời Nguyễn (1802 – 1859)