Như chúng ta đã biết, năm 1698 phủ Gia Định được lập ra thống trị toàn bộ các huyện, châu và đạo của toàn miền Nam. Đến năm Canh Thân (1800)61, Nguyễn Ánh đổi Gia Định phủ làm Gia Định trấn bao gồm: Phiên Trấn dinh, Trấn Biên dinh, Trấn
61
Ở đây chúng tôi xin được sử dụng năm do Trịnh Hoài Đức ghi lại trong Gia Định thành thống chí. Trong Đại
36
Định dinh, Vĩnh Trấn dinh và Hà Tiên trấn62. Về đại thể, Gia Định trấn vẫn bao gồm toàn bộ vùng đất Nam Bộ bấy giờ. Đến năm 1802, theo tác giả Nguyễn Đình Đầu:
“Các đơn vị dinh cũ nay đổi ra trấn (như dinh Phiên Trấn đổi ra trấn Phiên An, dinh Trấn Biên đổi ra trấn Biên Hòa, dinh Trấn Định ra trấn Định Tường, dinh Vĩnh Trấn ra trấn Vĩnh Thanh và trấn Hà Tiên thì để như cũ) Có thể gọi đây là thời kì Gia Định ngũ trấn. Trấn Gia Định thống trị cả 5 trấn vừa đổi tên”63. Nhưng khi đối chiều với
những ghi chép trong Gia Định thành thông chí, chúng ta thấy rằng có một sự khác biệt khá lớn, theo Trịnh Hoài Đức: “Ngày 17 tháng 6 mùa hạ năm Ất Sửu (1805), niên
hiệu Gia Long thứ 4, vua sai 5 dinh trấn của Gia Định là Phiên Trấn, Trấn Biên, Vĩnh Trấn, Trấn Định và Hà Tiên phải kê khảo đầy đủ về sự tích, cương vực và thổ sản trong địa hạt, cùng với đường sá xa gần, núi sông chỗ nào bình thường, chỗ nào hiểm yếu, vẽ thành bản đồ, chép thành biên bản, ghi chú rõ ràng để làm thành trình lục”64. Như vậy đến năm 1805, căn cứ theo những gì mà Trịnh Hoài Đức ghi nhận, tên các dinh, trấn thuộc Gia Định vẫn được gọi như cũ. Đồng thời căn cứ vào những ghi chép
của các sử quan nhà Nguyễn trong Đại Nam thực lục, năm 1808: ““vua thấy địa thế
Gia Định rộng lớn, sai đình thần bàn kỹ việc kinh lý để giữ gìn bờ cõi cho vững mạnh. Bèn đổi Gia Định trấn làm Gia Định thành, dinh Phiên Trấn làm trấn Phiên An, dinh Trấn Biên làm trấn Biên Hòa, dinh Vĩnh Trấn làm trấn Vĩnh Thanh, dinh Trấn Định làm trấn Định Tường”65. Bên cạnh đó, tác giả Trần Tự Thanh cũng cho rằng đến năm
1808 thì tên gọi của các dinh, trấn mới có sự thay đổi, “đến 1808 trấn Gia Định được
đồi làm thành, gọi là Gia Định thành tổng trấn, các dinh được thăng làm trấn và đổi tên, dinh Trấn Biên đổi là Biên Hòa ở phủ Phước Long, dinh Phiên Trấn đổi là Phiên An ở phủ Tân Bình, dinh Trấn Định đổi là Định Tường ở phủ Kiến An, dinh Vĩnh Trấn đổi là Vĩnh Thanh ở phủ Định Viễn, tất cả có năm trấn kể cả trấn Hà Tiên đến lúc ấy đã không còn được hưởng quy chế tự trị và thế tập như dưới thời Đàng Trong nữa”66. Nếu theo quan điểm của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, tên gọi các dinh, trấn cũ
62
Tác giả Nguyễn Đình Đầu trong Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, tập 1 ghi nhận như sau: Gia Định
phủ, Phiên Trấn dinh và Trấn Biên dinh được lập từ năm 1698, Hà Tiên trấn được lập năm 1708, Trấn Định dinh trước gọi là Trường Đồn dinh lập năm 1772, Vĩnh Trấn dinh trước gọi là Hoằng Trấn dinh lập năm 1779.
63
Trần Văn Giàu – Trần Bạch Đằng, sđd, Tr. 270.
64
Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, Quyển 3, bản dịch của Lý Việt Dũng, nguồn vanhoahoc.edu.vn,
Tr. 7
65
Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục, tập 1, Nxb. Giáo dục, Tr. 716.
66
37
thay đổi từ ngay năm 1802 khi Gia Long mới lên ngôi, còn theo những gì mà Trịnh
Hoài Đức ghi chép, cộng với những ghi chép trong Đại Nam thực lục, cùng quan điểm
của tác giả Cao Tự Thanh, rất có thể mãi đến năm 1808, Gia Định trấn được đổi làm thành và các dinh cũ được nâng lên thành trấn. Gia Định thành chính là hình thức tổ chức hành chính trung gian giữa trung ương và các trấn trực thuộc, ở miền Nam là Gia Định thành còn ở miền Bắc là Bắc Thành, hình thức này tồn tại mãi cho đến khi Minh Mạng tiến hành cuộc cải cách hành chính trong những năm 1830 – 1832.
Trước hết để khảo sát về cương vực cũng như các đơn vị hành chính của đất Gia Định trong những năm Gia Long trị vì, chúng tôi xin sử dụng những dữ kiện được
ghi từ bộ sách Hoàng Việt nhất thống dư địa chí của tác giả Lê Quang Định, đây là bộ
sách sớm nhất của triều Nguyễn ghi chép về địa lý – lịch sử Việt Nam, theo một số thông tin tìm được, Lê Quang Định dâng bộ sách này lên triều đình vào năm 1806, chính vì vậy trong tác phẩm này Lê Quang Định sử dụng những tên cũ như dinh Phiên Trấn, dinh Trấn Biên, dinh Trấn Dinh, dinh Vĩnh Trấn và trấn Hà Tiên. Nhưng ở đây, phần ghi chép về Gia Định được đặt tên là “Ghi chép về thành Gia Định”, nếu đúng phải gọi là Gia Định phủ nếu những ghi chép này trước năm 1800, và gọi là trấn nếu những ghi chép này từ sau năm 1800, rất có thể ở đây có một sự nhầm lẫn nhỏ. Bên cạnh đó, khi sử dụng những thông tin từ tác phẩm, xuất phát từ lời nói đầu của dịch giả Phan Đăng khi xuất bản bộ sách này, chúng tôi cũng so sánh đối chiếu với những ghi chép, kết quả của các nhà nghiên cứu khác để làm rõ tính chính xác, bởi lẽ có nhiều đoạn ghi trùng lặp về cương giới, tên các huyện các tổng giữa các trấn với nhau.
Trong phần ghi chép về “thành Gia Định” tác giả có khái quát một số đặc điểm
về cương giới như sau: “Phía Đông tiếp giáp với biển lớn, Tây Cách Xiêm La, Nam
giáp Cao Miên, Bắc giáp Bình Thuận. Là trấn lớn của phương Nam, nơi khống ngự với Xiêm La và Cao Miên. Trấn thành đóng tại địa phận dinh Trấn Bình thuộc Phiên Trấn, đường đến kinh đô theo hướng Bắc là 56.507 tầm, thành ra hơn 2.344 dặm67 rưỡi. Quản 5 trấn68 là Trấn Biên, Phiên Trấn, Trấn Định, Vĩnh Trấn và Hà Tiên, 7 đạo là Mỗi Xoài, Đông Khẩu, Long Xuyên, Kiên Giang, Trấn Di, Côn Lôn và Phú
67
1 dặm = 1600m
68
38
Quốc”69. Gia Định, theo ghi chép của Lê Quang Định vẫn là vùng Nam Bộ và tác giả
ghi nhận thêm đây là vùng đất có vị trí chế ngự Xiêm và Cao Miên. Bởi lẽ từ khi vùng đất này mới được khai khẩn và thiết lập các đơn vị hành chính thì những cuộc đụng độ giữa chính quyền chúa Nguyễn, Xiêm và Cao Miên tập trung hầu hết tại đây, nên nó trở thành khu vực nhạy cảm giữa các nước, đóng vai trò như một bức tường thành ngăn chặn sự quấy rồi xuất phát từ Cao Miên và Xiêm La.
Chi tiết về các dinh, trấn cũng được ghi chép khá đầy đủ. Dinh Phiên Trấn:
“Phía đông giáp biển lớn, Tây đến nguồn núi Quang Hóa, Nam giáp Trấn Định, Bắc liền với Trấn Biên. Là nơi ruộng đồng bao la, thuyền xe tấp nập, trấn thành đóng tại địa phận tổng Bình Dương, lệ thuộc thành Gia Định, quản lãnh một huyện 4 tổng. Huyện Tân Bình gồm các tổng, Bình Dương, Tân Long, Phước Lộc70 và Bình Thuận thống quản 3 đạo đầu nguồn là Quang Hóa, Thuận Thành và Quang Uy cùng 2 đồn cửa biển là Đồng Tranh và Lôi Lạp”71. Dinh Trấn Biên: “Phía Nam giáp Phiên Trấn, bắc giáp Bình Thuận, đông giáp biển lớn, tây giáp rừng và các sách man. Là nơi núi sông chằng chịt, thủy lụt giao xung. Trấn thành đóng tại địa phận tổng Tân Chính (…) quản lãnh 1 huyện 3 tổng . Huyện Kiến An gồm các tổng Kiến Hòa, Kiến Đăng và Kiến Hưng72…”73. Dinh Trấn Định: “Phía Đông là biển, tây giáp Cao Miên, Nam giáp Vĩnh Trấn ở sông Ba Lai, Bắc giáp Phiên Trấn ở sông Vũng Cù. Thế đất gối biển tựa sông, ruộng đồng bằng phẳng, phì nhiêu, trấn thành đóng tại địa phận tổng Kiến Hòa (…)quản lãnh 1 huyện 3 tổng . Huyện Kiến An gồm các tổng Kiến Hòa, Kiến Đăng và Kiến Hưng…”74. Dinh Vĩnh Trấn: “phía Đông giáp biển lớn, Tây giáp Hà Tiên, Nam giáp Cao Miên, Bắc giáp Trấn Định ở sông Ba Lai, là nơi sông nước thông nhau, sông dài hiểm yếu (…) quản lãnh 1 châu 3 tổng, châu Định Viễn gồm các tổng Bình Dương, Tân An và Bình An, thống quản 15 đạo (…) 5 cửa đồn biển…”75. Trấn
69
Lê Quang Định (2005), Hoàng Việt nhất thống dư địa chí, Nxb. Thuận Hóa – Trung tâm văn hóa ngôn ngữ
Đông Tây, Huế, Tr.288.
70
Phước tương đương với Phúc và Chính tương đương với Chánh, xuất phát từ cách phát âm khác nhau của từng vùng, miền.
71
Sđd, Tr. 189.
72
Có lẽ tác giả đã có nhầm lẫn trong việc ghi lại tên của các huyên, tổng. Dinh Trấn Biên bao gồm huyện Phước Long, và các tổng Tân Chánh (Tân Chính), Bình An, Long Thành và Phước An (Đối chiếu từ tên gọi của các
phủ, huyện mà nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đưa ra trong tác phẩm Tổng kết nghiên cứu địa bạ Nam Kỳ lục
tỉnh). 73 Sđd, Tr. 293. 74 Sđd, Tr. 312 75 Sđd, Tr. 317 – 318.
39
Hà Tiên: “Đất trấn Hà Tiên là nơi biển dã, ở vùng biên giới xa xôi, phía Đông là biển
lớn, phía Tây sát nước Xiêm La, phía Nam là nước Cao Miên, Bắc giáp Gia Định, đất đai tuy nhỏ hẹp nhưng sông núi lại đẹp đẽ, cây cối đá hoa rất duyên dáng kì lạ, là nơi nhàn tản và là một danh thắng vậy”76 , trấn Hà Tiên bấy giờ vẫn còn ít cư dân ở nên chỉ có 2 tổng là Long Xuyên và Kiên Giang, chưa đặt phủ. Nhìn chung những ghi chép của Lê Quang Định về các dinh, tổng, châu, huyện tương đối chính xác và phản ánh được sự phân chia đơn vị hành chính trong những năm trước 1806. Mặc dù có một số sai sót, điển hình như trong đoạn ghi chép về dinh Trấn Biên, tác giả đã có sự nhầm lần về tên của các huyện, tổng. Qua việc đối chiếu với một số kết quả nghiên cứu của các tác giả khác, chúng đôi đã đính chính lại cho đúng và đã giải thích rõ trong phần chú thích.
Đến năm 1808, đời vua Gia Long thứ 7, “vua thấy địa thế Gia Định rộng lớn,
sai đình thần bàn kỹ việc kinh lý để giữ gìn bờ cõi cho vững mạnh. Bèn đổi Gia Định trấn làm Gia Định thành, dinh Phiên Trấn làm trấn Phiên An, dinh Trấn Biên làm trấn Biên Hòa, dinh Vĩnh Trấn làm trấn Vĩnh Thanh, dinh Trấn Định làm trấn Định Tường; thuộc trấn Phiên An thì huyện Tân Bình làm phủ Tân Bình, tổng Bình Dương làm huyện Bình Dương, tổng Tân Tông làm huyện Tân Long, tổng Phúc Lộc làm huyện Phúc Lộc, tổng Bình Thuận làm huyện Thuận An; thuộc Trấn Biên Hòa thì huyện Phúc Long làm phủ Phúc Long, tổng Tân Chính làm huyện Phúc Chính, tổng Bình An làm huyện Bình An, tổng Long Thành làm huyện Long Thành, tổng Phúc An làm huyện Phúc An; thuộc trấn Vĩnh Thanh thì châu Định Viễn làm phủ Định Viễn, tổng Bình An làm huyện Vĩnh An, tổng Bình Dương làm huyện Vĩnh Bình, tổng Tân An làm huyện Tân An; thuộc trấn Vĩnh Tường thì huyện Kiến An làm phủ Kiến An, tổng Kiến Đăng làm huyện Kiến Đăng, tổng Kiến Hưng làm huyện Kiến Hưng, tổng Kiến Hòa làm huyện Kiến Hòa, hai đạo Long Xuyên và Kiên Giang cũng đặt 2 huyện Long Xuyên và Kiên Giang mỗi huyện đều đặt 2 tổng”77, hai huyện Long Xuyên và
Kiên Giang đều thuộc trấn Hà Tiên cũ. Dựa vào những thông tin trên chúng ta có thể khái quát lại tổ chức hành chính của thành Gia Định vào năm 1808 như sau:
76
Lê Quang Định, sđd, Tr. 337-338.
77
40
Gia Định thành hồi 1808 – Gia Định thời ngũ trấn 1. Trấn Phiên An, trước là Dinh Phiên Trấn, gồm 1 phủ và 4 huyện
- Phủ Tân Bình, trước là huyện Tân Bình
- Huyện Bình Dương, trước là tổng Bình Dương - Huyện Tân Long, trước là tổng Tân Long - Huyện Phước Lộc, trước là tổng Phước Lộc - Huyện Thuận An, trước là tổng Bình Thuận
2. Trấn Biên Hòa, trước là Dinh Trấn Biên, gồm 1 phủ và 4 huyện - Phủ Phước Long, trước là huyện Phước Long
- Huyện Phước Chánh, trước là tổng Tân Chánh - Huyện Bình An, trước là tổng Bình An
- Huyện Long Thành, trước là tổng Long Thành - Huyện Phước An, trước là tổng Phước An
3. Trấn Vĩnh Thanh, trước là dinh Vĩnh Trấn, gồm 1 phủ và 3 huyện - Phủ Định Viễn, trước là châu Định Viễn
- Huyện Vĩnh An, trước là tổng Bình An - Huyện Vĩnh Bình, trước là tổng Bình Dương - Huyện Tân An, trước là tổng Tân An
4. Trấn Định Tường, trước là dinh Trấn Định, gồm 1 phủ và 3 huyện - Phủ Kiến An, trước là huyện Kiến An
- Huyện Kiến Đăng, trước là tổng Kiến Đăng - Huyện Kiến Hưng, trước là tổng Kiến Hưng - Huyện Kiến Hòa, trước là tổng Kiến Hòa
5. Trấn Hà Tiên, vẫn như trước, gồm 2 huyện (chưa đặt phủ)
- Huyện Long Xuyên, trước là đạo Long Xuyên, gồm 2 tổng - Huyện Kiến Giang, trước là đạo Kiếng Giang, gồm 2 tổng
Sự thay đổi về cấp bậc trong hệ tống tổ chức hành chính cũng như tên gọi của các địa phương tại vùng đất Gia Định lần đầu tiên được thay đổi tính từ năm 1802. Và năm 1808 được xem như một cột mốc quan trọng của vùng đất Gia Định thời Nguyễn.
Đến khoảng năm 1820, khi bộ sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức
41
thông tin về cương vực và địa lý hành chính của Gia Định. Nhìn chung về tên gọi và tổ chức hành chính thành Gia Định cho đến năm 1820 vẫn không có sự thay đổi gì so với năm 1808, nhưng ở đây nhờ vào những ghi chép của Trịnh Hoài Đức chúng ta có thể xác định được về cương vực cụ thể của từng trấn và số lượng các huyện, tổng, xã,…
Thành Gia Định bấy giờ: “phía Đông Nam giáp biển, có 17 hải cảng lớn (…)
sông suối dọc ngang la liệt. Phía Tây Bắc giáp giới mán rừng Cao Miên (…) phía Bắc giáp với núi Thần Phong trấn Bình Thuận (tục danh là mũi bà Khiết) (…) phía Nam giáp với Cao Miên, có 4 đạo Quang Hóa, Tuyên Oai, Tân Châu và Châu Đốc để trấn thủ, lấy Tiền Giang, Hậu Giang làm hào rãnh thiên nhiên, chạy dài nối tiếp đất 5 phủ: Linh Quỳnh, Chân Sâm, Sài Mạt, Cần Bột và Vũng Thơm thuộc tỉnh Hà Tiên (…) Thành này từ Đông đến Tây cách 352 dặm rưỡi, hành trình 5 ngày, từ Nam đên Bắc cách 742 dặm rưỡi, hành trình 13 ngày…”78. Thành Gia Định coi quản 5 trấn như
trước Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Thanh và Hà Tiên.
Theo Trịnh Hoài Đức, “trấn Phiên An phía Bắc giáp với trấn Biên Hòa, trên từ
sông Đức Giang (tục gọi là sông Thủ Đức) đến Bình Giang chuyển quanh xuống đến cửa Tam Giang Nhà Bè, thẳng ra cửa biển Cần Giờ đất ở bờ phía Nam sông là địa giới trấn Phiên An. Phía Nam giáp trấn Định Tường, trên từ đạo Quang Hóa, Quang Phong vòng lên phía Tây đến thác Phiến, Rạch Cỏ, và sông Bát Chiên rồi chuyển xuống Đông đến Vũng Gù, Tra Giang rồi ra cửa biển Xoi Rạp, lấy bờ phía Bắc con sông làm địa giới trấn Phiên An (…) phía Đông giáp biển, Tây giáp Cao Miên, từ Đông đến Tây cách 352 dặm, từ Nam đến Bắc cách 107 dặm…”79. Trấn Phiên An lãnh coi 1 phủ, 4 huyện, 460 xã, thôn, phường, lân, ấp, điếm.
Trấn Biên Hòa thống trị 1 phủ, 4 huyện, 8 tổng, 310 xã, thôn, phường. Về
cương vực, Biên Hòa “từ Đông đến Tây cách 542 dặm rưỡi, từ Nam đến Bắc cách