đồng thời cũng là một trung tâm thủ công nghiệp và thương nghiệp.
Như đã phân tích trong chương một, giai đoạn trước năm 1802, Gia Định là một vùng có nên kinh tế phát triển ở hầu hết các lĩnh vực nông nghiệp, thủ công nghiệp và đặc biệt là thương nghiệp. Sự cần cù, chịu khó của cư dân Việt thạo nghề trồng lúa nước, thêm vào đó là sự ưu đãi của điều kiện thiên nhiên đã trở thành những cơ sở thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp với mặt hàng chính là lúa gạo. Sự phát triển của nông nghiệp cũng là tiền đề tạo ra sự phát triển trong thủ công nghiệp, các cơ sở sản xuất hàng gốm sứ thủ công mỹ nghệ, đồ thủy tinh, nước mắm, vải, tơ lụa, mía đường, xay xát lúa gạo,…hình thành ở khắp các địa phương trong vùng. Và chính sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp cũng tạo ra nhiều hàng hóa thúc đẩy giao lưu, buôn bán, làm xuất hiện một nền thương nghiệp thực sự ở vùng đất Nam Bộ với cả nội thương và ngoại thương. Cả ba ngành kinh tế này luôn vận động và tạo ra động lực cho nhau phát triển.
Sau khi vương triều Nguyễn được thiết lập, Phú Xuân trở thành kinh đô của đất nước, chính vì vậy, vị trí trung tâm của Gia Định cũng dần mất đi. Bên cạnh đó, chính sách “trọng nông ức thương” cũng làm cho nền kinh tế ở đây bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng và ngày càng giảm đi tính năng động trước đó. Tuy vậy, nền kinh tế ở
52
đây vẫn đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, trong đó sản xuất lúa gạo chiếm vị trí hàng đầu.
Ngay từ thời vua Gia Long và mãi cho đến sau này, vùng đất Nam Bộ nói chung vẫn là một vựa lúa cung cấp cho các địa phương trên cả nước, trong đó có kinh
đô Phú Xuân. Theo tác giả Trần Thị Mai: “Diện tích đất đai khai thác và đưa vào sản
xuất nông nghiệp theo kết quả đợt đo đac được tiến hành vào năm 1836, dưới thời vua Minh Mạng, là 378.845 mẫu ta (tương đương 130.000 ha), bằng 66,6% diện tích ruộng đất toàn Nam Bộ”106, với một diện tích khá lớn được sử dụng cho nông nghiệp
cộng với sự màu mỡ của đất đai, đã thúc đẩy các hoạt động sản xuất nông nghiệp tại đây phát triển mạnh và đạt năng suất cao. Trong giai đoạn trước lúa, gạo đã trở thành một thứ hàng hóa với đúng nghĩa của nó, nhưng trong giai đoạn này, xuất phát từ chính sách của triều đình, lúa gạo không còn đóng vai trò đó nữa mà chủ yếu được đưa vào tiêu dùng trong nước. Việc xuất càng lúa gạo và các sản phẩm nông nghiệp khác dần bị hạn chế và không còn tạo ra nhiều giá trị như trước nữa. Nhưng tầm quan trọng trong sản xuất lúa gạo ở Gia Định vẫn không hề mất đi. Chúng ta có thể thấy được điều đó qua việc nguồn lương thực từ Nam ra Huế cùng các vùng khác bị chặn đứng khi thực Pháp đánh chiếm vùng Gia Định, và nó cũng trở thành một nguyên nhân chính dẫn đến việc triều đình buộc phải thương lượng và kí hiệp định năm 1862.
Về thủ công nghiệp, từ khi Nguyễn Ánh làm chủ Gia Định vào năm 1788, để phục vụ cho việc tiến đánh Tây Sơn ông đã cho mở nhiều xưởng thủ công để sản xuất các loại vũ khí, đóng tàu thuyền,…, khi đó ông đã có điều kiện tiếp xúc với nhiều thành tựu kĩ thuật phương Tây và triển khai nó trong việc phát triển thủ công nghiệp. Các quan xưởng do Nguyễn Ánh lập ra vẫn được duy trì mãi cho đến năm 1832 mới bị giải tán hoàn toàn. Cùng với thủ công nghiệp nhà nước, các làng nghề thủ công, các cơ sở thủ công tư nhân của người Việt, người Hoa đã khá phát triển trong toàn vùng Nam Bộ, họ tập trung vào các sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng trong nước như dệt vải, lụa, làm nước mắm, đồ gốm, chế biến lương thực,…Sau này khi phần lớn các ngành sản xuất thủ công đều do nhà nước nắm giữ thì việc phát triển của các cơ sở tư nhân cũng gặp nhiều hạn chế, tuy vậy thủ công nghiệp ở Gia Định vẫn có nhiều điều
106
Trần Thị Mai (2009), “Một số đặc điểm kinh tế xã hội ở vùng đất Nam Bộ trước khi thực dân Pháp xâm
lược”, Một số vấn đề lịch sử vùng đất Nam Bộ thời kỳ cận đại, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Cần Thơ ngày
53
kiện phát triển do thuận lợi về nguyên liệu, thị trường tiêu thụ và hệ thống hậ tầng kinh tế - kỹ thuật.
Đối với thương nghiệp, từ khi vương triều Nguyễn được thành lập, các vị vua đã áp dụng ngay chính sách ức thương, trong đó nhà nước hoàn nắm độc quyền về ngoại thương. Do vậy nền ngoại thương ở Gia Định không có điều kiện để phát triển như trước, các sản phẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp vẫn được sản xuất nhiều, nhưng không dùng cho mục đích xuất cảng mà chỉ tập trung cho việc tiêu dùng trong nước mà thôi. Các thị tứ, tụ điểm buôn bán như: Cù Lao Phố, Mỹ Tho, Sài Gòn, Hà Tiên,…không còn nhộn nhịp và sầm uất nữa, mà thay vào đó, đây chỉ là những nơi diễn ra các hoạt động buôn bán giữa những người dân trong vùng (riêng người Hoa vẫn được đưa một số mặt hàng qua các nước khác nhưng rất hạn chế), chính vì vậy các trung tâm này dần dần mất đi vị thế trước đây của nó. Khi Gia Định trở thành một tỉnh thành từ năm 1832, với trung tâm là vùng Sài Gòn, các hoạt động buôn bán vẫn khá nhộn nhịp nhưng chủ yếu là nội thương. Một số người nước ngoài khi đến khu vực này vào những năm đầu thế kỉ XIX vẫn thấy có rất nhiều hàng hóa được bày bán tại những khu chợ rộng lớn, nhưng cũng giống như cả nước, các mặt hàng này chỉ phục vụ cho nội thương, còn ngoại thương thì bị kiềm hãm do những chính sách từ triều đình Huế. Tuy vậy chúng ta vẫn có thể đánh giá cao sự phát triển của nội thương trong vùng Gia Định vào giai đoạn này.