Sau khi tiến hành thiết lập các đơn vị hành chính chính thức tại vùng đất mới khai phá, chúa Nguyễn tiếp tục có những hành động can thiệp bằng quân sự nhằm giải quyết các vấn đề xảy ra ở Cao Miên. Cụ thể vào năm 1699, tức sau sự việc quân Nguyễn giúp Am Noren lật đổ quốc vương Cao miên Nặc Thu không thành và Nguyễn Hữu Cảnh lập phủ Gia Định, Nặc Thu lo ngại, đắp các thành lũy ở Bích Đôi (Lovek), Nam Vang và Cầu Nam để phòng thủ, đồng thời tiến hành cướp bóc các thương nhân và làm khổ dân chúng. Chính vì vậy Nguyễn Hữu Cảnh cùng Trần Thượng Xuyên đem quân công phá các thành lũy của Nặc Thu, vỗ yên dân chúng, và buộc vị vua Cao Miên này phải đầu hàng vào tháng 4 năm 1700. Trên đường lui quân về Gia Định, Nguyễn Hữu Cảnh đã lâm bệnh và mất tại Sầm Giang (Rạch Gầm), linh cữu của ông được đưa về Cù Lao Phố rồi chôn cất tại đó, ít lâu sau mới cải táng về quê nhà ở Quảng Bình.
Quay trở lại công cuộc mở rộng đất Nam Bộ, sự kiện đầu tiên ghi dấu trong giai đoạn này là vào năm 1708, Mạc Cửu dâng đất Hà Tiên và đất này trở thành một phần lãnh thổ của Đàng Trong, dưới sự quản lý của chính quyền chúa Nguyễn. Theo chính
sử: “Tháng 8 (1708), lấy Mạc Cửu làm Tổng binh trấn Hà Tiên. Cửu là người Lôi
Châu, Quảng Đông. Nhà Minh mất, để tóc chạy sang phương Nam, đến nước Chân Lạp làm chức Ốc Nha, thấy phủ Sài Mạt ở nước ấy có nhiều người buôn các nước tụ họp, bèn mở sòng bạc để thu thuế gọi là hoa chi, lại được hố bạc chôn nên thành
30
giàu. Nhân chiêu tập dân xiêu dạt đến các nơi Phú Quốc, Cần Bột, Gia Khê, Luống Cày, Hương Úc, Cà Mau (thuộc tỉnh Hà Tiên) lập thành 7 xã thôn. Thấy ở đất ấy tương truyền có người tiên thường hay hiện ra ở trên sông nhân thế đặt tên là Hà Tiên. Đến đấy Cửu ủy cho người bộ thuộc là Trường Cầu và Lý Xã dâng thư xin làm Hà Tiên trưởng. Chúa nhận cho, trao cho chức Tổng binh. Cửu xây dựng dinh ngũ, đóng ở Phương Thành, nhân dân càng đến đông”49. Thêm một lần nữa, người Hoa lại
có phần đóng góp to lớn cho quá trình mở rộng lãnh thổ của chính quyền chúa Nguyễn. Vùng đất Hà Tiên này trở thành một bàn đạp quan trọng làm cơ sở cho việc sát nhập toàn bộ đất Nam Bộ sau này. Mạc Cửu đã nhìn thấy sự rối loạn của triều đình Cao Miên, đồng thời là sự đe dọa từ người Xiêm cùng sự cướp phá của bọn cướp biển, chính vì vậy ông đã quyết định xin thần thuộc triều đình chúa Nguyễn. Một mặt ông tìm được một bức tường vững mạnh để dựa lưng, một mặt ông cũng giúp chúa Nguyễn thực hiện công cuộc mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam.
Sau khi đất Hà Tiên được Mạc Cửu dâng cho chúa Nguyễn, lần lượt các vùng đất rộng lớn còn lại ở Nam Bộ cũng được sát nhập vào lãnh thổ Đàng Trong. Trong suốt những năm 1711 đến 1715, ở Cao Miên liên tục xảy ra các vụ binh biến, cướp đoạt ngôi vị giữa các thế lực phong kiến, chính nội tình bất ổn đó của Cao Miên đã tạo ra nhiều cơ hội cho chúa Nguyễn tiến hành can thiệp giải quyết, khi nhận được sự cầu viện. Thông qua đó uy tín và quyền lực của chính quyền chúa Nguyễn càng ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đến triều đình Cao Miên.
Năm 1731, tình hình Gia Định trở nên rối loạn do sự tấn công của đoàn quân Cao Miên do Sa Tốt cầm đầu. Chúa Nguyễn sai Thống suất Trương Phúc Vinh điều khiển binh các đạo đi đánh và dẹp yên. Đoàn quân này trước đó đã lợi dụng lúc triều đình Cao Miên rối ren, đem quân cướp phá, giết hại dân chúng. Chính vì vậy, vua Cao Miên cũng tỏ ra lòng biết ơn và cắt nhượng vùng Me Sa (tức Mỹ Tho) và Long Hồ cho chúa Nguyễn50. Đồng thời sau sự kiến này, “chúa cho rằng việc quan ở nơi biên
khôn cần phải có người thống nhiếp, cho nên sai Phúc Vinh làm việc điều khiển, quan binh các dinh trấn đều thuộc về cả, lại đặt riêng một nha lỵ ở phía Nam dinh Phiên
49
Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục, tập 1, Nxb. Giáo dục, Tr. 122.
50
Lê Hữu Phước (2008), “Từ dinh Long Hồ đến dinh Vĩnh Trấn”, Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong
31
Trấn gọi là dinh Điều Khiển. Chức điều khiển đặt từ đấy”51. Cùng với bộ máy quản lí về mặt hành chính, chúa Nguyễn cũng chú trọng tổ chức về mặt quân sự nhằm đảm bảo sự ổn định của vùng đất Gia Định, một vị trí mang tính chiến lược ở miền Nam, thường xuyên là nơi diễn ra những tranh chấp từ Cao Miên và cả Xiêm La nữa.
Sang năm Nhâm Tý (1732), chúa Nguyễn “cho rằng Gia Định địa thế rộng rãi,
sai Khổn thần chia đất đặt châu Định Viễn (nay là phủ Định Viễn) và dựng dinh Long Hồ (tức là tỉnh Vĩnh Long ngày nay)”52. Còn Mỹ Tho vẫn thuộc về dinh Phiên Trấn như cũ. Chúa Nguyễn tiếp tục cho người Việt và người Hoa làm ruộng và buôn bán, chưa vội ràng buộc bằng pháp chế chặt chẽ và chỉ đặt các kho thu thuế mà thôi, đến năm 1772 tức 40 năm sau, Mỹ Tho mới được đặt thành đạo Trường Đồn.
Năm 1736, sau khi Mạc Cửu qua đời, con trai ông là Mạc Thiên Tứ được giữ chức Đô đốc Hà Tiên thay cho cha mình. Vùng đất này tiếp tục được quản lý bởi chính quyền chúa Nguyễn. Và Mạc Thiên Tứ cũng là người có công trong việc ngăn chặn sự chống phá của Nặc Bồn nước Chân Lạp vào năm 1739, đồng thời cũng góp phần quan trọng trong việc thống thuộc toàn Nam Bộ vào năm 1757.
Theo các sử quan triều Nguyễn, năm 1741, chúa Nguyễn cho rằng “Gia Định
đất rộng, lập 9 khố trường nộp riêng chở riêng (Quy An, Quy Hóa, Cảnh Dương, Thiên Mụ, Quản Thảo, Hoàng Lạp, Tam Lạch, Ba Canh, Tân Thịnh), cho dân tùy tiện lập ấp vỡ ruộng cày cấy nộp thuế và đặt quan lại để trưng thu”53. Như vậy trong quá trình mở rộng đất Nam Bộ, các chúa Nguyễn đã có những chính sách nới lỏng, nhằm khuyến khích các lưu dân tiến hành khai khẩn đất hoang một cách tự do, và không phải khai báo số ruộng đất một các chính xác cho triều đình. Nhờ đó mà diện tích khai khẩn ngày càng được mở rộng hơn và số dân cư trú ngày càng trở nên đông đúc hơn. Nhưng trái lại sự quản lý của triều đình cũng gặp nhiều khó khăn và nó sẽ trở thành một trong những nguyên nhân đẩy xã hội Đàng Trong rơi vào khủng hoảng sau này.
Thêm một lần nữa những tranh chấp ngôi vua tại Cao Miên (1748) đã tạo cơ hội cho chính quyền chúa Nguyễn “phô trương” thanh thế và lực lượng, cùng với đó chúa Nguyễn cũng bảo vệ được sự ổn định tại những làng xã của người Việt đã được lập ở vùng đất Gia Định khỏi sự quấy phá của những thế lực nổi loạn ở Cao Miên.
51
Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục, tập 1, Nxb. Giáo dục, Tr. 142.
52
Sđd, Tr. 143.
53
32
Vào năm 1750, Nặc Nguyên, vua nước Cao Miên xâm lấn người Côn Man54, chúa Nguyễn bèn cho quân lính đến trấn áp Nặc Nguyên và đưa những người Côn Man này về đất Gia Định. Đến năm 1755, sau nhiều lần tổ chức truy đánh đoàn người Côn Man, Nặc Nguyên bị đoàn quân của Nguyễn Cư Trinh đánh tan, phải chạy về Hà
Tiên, nhờ vả Mạc Thiên Tứ che chở cho mình. Trước đó, năm 1753, Gia Định thành
thông chí có ghi chép về sự kiện Nguyễn Cư Trinh cùng các vị tướng khác thành lập
dinh trại ở xứ Bến Nghé gọi là Đồn Dinh huấn luyện quân ngũ, trù tính lương thực và lập kế khai thác đất đai. Cùng với việc đưa quân sang Cao Miên để “dẹp loạn”, chúa Nguyễn cũng tính toán đến việc lập một căn cứ mang tính chất quân sự thực thụ để có thể phục vụ cho công cuộc mở rộng và bảo vệ những phần đất đai đã và sẽ khai khẩn
được. Trở lại sự kiện dẹp loạn do vua Cao Miên gây ra, năm 1756, “Nặc Nguyên nước
Chân Lạp trình bày rằng việc đánh cướp Côn Man là do tướng Chiêu Chùy Ếch gây ra, nay xin hiến đất hai phủ Tầm Bôn, Lôi Lạp và nộp bù lễ cống còn thiếu về ba năm trước để chuộc tội”55. Bấy giờ chúa Nguyễn tức giận muốn truy xét đến cùng và yêu
cầu Nặc Nguyên phải nộp tên tướng Chiêu Chùy Ếch ấy, nhưng chính sự can ngăn của Nguyễn Cư Trinh, với những lời lẽ đầy khôn ngoan đã cho chúa Nguyễn thấy được lợi
ích lâu dài trong việc tận dụng sự “nể nang” đó của Cao Miên: “Từ xưa việc dụng
binh chẳng qua là để trừ diệt bọn đầu sỏ và mở mang thêm đất đai. Nặc Nguyên nay đã biết ăn năn xin hàng nộp đất, nếu truy mãi lời nói dối ấy thì nó tất chạy trốn. Nhưng từ đồn dinh Gia Định đến La Bích, đường sá xa xôi, nghìn rừng muôn suối không tiện đuổi cuối cùng. Muốn mở mang đất đai cũng nên lấy hai phủ này trước để củng cố mặt sau của 2 dinh (…) Khi xưa mở mang phủ Gia Định tất phải trước mở đất Hưng Phúc rồi đến đất Đồng Nai, khiến cho quân dân đông đủ rồi sau mới mở đến Sài Gòn. Đó là kế tằm ăn dần (…) Thần xem người Côn Man giỏi nghề bộ chiến, người Chân Lạp cung đã sợ lắm. Nếu cho họ đất ấy khiến họ chống giữ “lấy người Man đánh người Man”, cũng là đắc sách. Vậy xin cho Chân Lạp chuộc tội, lấy đất hai phủ ấy ủy cho thần xem xét hình thế, đặt lũy đóng quân, chia cấp ruộng đất cho quân và dân, vạch rõ địa giới, cho lệ vào châu Định Viễn, để thu lấy toàn khu” 56.
54
Theo giải thích của các sử gia triều Nguyễn: Bấy giờ bộ lạc của tù trưởng Thuận Thành có nhiều người xiêu dạt sang ở đất Chân Lạp, gọi là Côn Man, có tên nữa là Vô Tỳ Man
55
Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục, tập 1, Nxb. Giáo dục, Tr. 165.
56
33
Những phân tích trên đây của Nguyễn Cư Trinh khiến chúng ta phải suy nghĩ về tầm nhìn rộng lớn của nhân vật này đối với việc thống thuộc toàn bộ đất Nam Bộ vào lãnh thổ nước ta. Ông đã nhìn thấy rằng trước sau gì vùng đất còn lại của Cao Miên ở đây cũng sẽ thuộc về chúa Nguyễn, nên ông khuyên chúa Nguyễn nhận lấy đất Tầm Bôn,
Lôi Lạp “cho vào châu Định Viễn, để thu lấy toàn khu”. Đúng như những tính toán
của ông, sang năm sau, tức năm 1757, Tầm Phong Long – mảnh đất cuối cùng của Cao Miên ở Nam Bộ hoàn toàn được sát nhập vào Đại Việt.
Chúng ta có thể tóm tắt những sự việc dẫn đến việc sát nhập vùng đất này như sau. Sau khi Nặc Nguyên băng hà để ngôi lại cho Nặc Nhuận, Nặc Nhuận lại bị con rể là Nặc Hinh giết chết để cướp ngôi57, Nặc Tôn là con trai Nặc Nhuận chạy sang Hà Tiên cầu cứu chúa Nguyễn. Nhân cơ hội đó, Thống suất Trương Phúc Du đem quân tiến đánh, tiêu diệt được Nặc Hinh tại Tầm Phong Xuy. Sau đó Mạc Thiên Tứ tâu với chúa Nguyễn phong cho Nặc Tôn làm vua Cao Miên, sai Mạc Thiên Tứ cùng tướng sĩ năm dinh hộ tống về nước. Nặc Tôn bèn dâng đất Tầm Phong Long cùng năm phủ Hương Úc, Cần Bột, Chân Sum, Sài Mạt, Linh Quỳnh để tạ ơn chúa Nguyễn. Theo tác
giả Phù Lang Trương Bá Phát “Tầm Phong Long gồm từ sông Tiền đi ngang qua sông
Hậu vô một ít sâu trong phần đất Châu Đốc, chạy xuống quận Phong Phú (Cần Thơ) bây giờ (…) về mặt sông Tiền thì từ Tân Châu xuống tới Sa Đéc”58. Cũng trong năm đó, Nguyễn Cư Trinh và Trương Phúc Du xin dời lỵ sở dinh Long Hồ từ Cái Bè qua đất Tầm Bào (tức vùng trung tâm thành phố Vĩnh Long ngày nay), đồng thời cho đặt thêm các đồn Cù Lao Giêng, Sa Đéc, Châu Đốc để tiện cai quản cả vùng đất rộng lớn (bao gồm các tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau ngày nay).59
Như vậy đến năm 1757, công cuộc mở rộng lãnh thổ đã được hoàn tất, toàn bộ vùng đất Nam Bộ đã thuộc về chính quyền chúa Nguyễn, từ đây phủ Gia Định bao quát toàn bộ vùng đất này cho đến khi Gia Long bắt đầu thiết lập các đơn vị hành chính sau khi thống nhất đất nước. Chúng ta có thể tóm tắt lại quá trình này theo một thứ tự như sau: Mô Xoài, Đồng Nai (1658), Gia Định (1698), Hà Tiên (1708), Mỹ
57
Phù Lang Trương Bá Phát (1960), “Lịch sử cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam”, Tập san sử địa (19-20),
Tr. 126.
58
Sđd, Tr. 126-127.
59
Lê Hữu Phước (2008), “Từ dinh Long Hồ đến dinh Vĩnh Trấn”, Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong
34
Tho, Long Hồ (1701), Tầm Bôn, Lôi Lạp (1756), Trà Vang, Ba Thắc, Tầm Phong Long (1757). Công cuộc khai khẩn và thống thuộc vùng đất Nam Bộ của những cư dân người Việt và chính quyền chúa Nguyễn không hề diễn ra bằng bạo lực mà hoàn toàn do sự tự nguyện của người Cao Miên, từ việc nhường đất đai cho lưu dân người Việt khai phá, cho đến việc lần lượt dâng các vùng đất để tạ ơn chúa Nguyễn đã bảo hộ và góp phần giải quyết những rối loạn trong triều đình Cao Miên trong suốt khoảng thời gian từ 1620 đến 1757. Đồng thời, có thể khẳng định rằng, chính những cư dân Việt cần cù, chịu khó đã có công lao lớn trong quá trình mở rộng bờ cõi, nhà nghiên
cứu Nguyễn Đình Đầu nhận xét như sau: “Chính người nông dân Việt Nam, vừa cần
cù vừa mạo hiểm, đã dùng bàn tay và khối óc của mình làm cho những miền đất hoang vù đó trở thành phí nhiêu phong phú. Họ đi trước, nhà nước đến sau. Nơi nào định canh định cư ổn định rồi, chính quyền mới tới đặt phủ huyện cai trị và thu thuế. Thật đúng, miền Nam là mồ hôi, nước mắt và máu thịt của nhân dân Việt Nam. Miền Nam chính là Việt Nam vậy”60.
60
Nguyễn Đình Đầu, Chế độ công điền công thổ trong lịch sử khẩn hoang lập ấp ở Nam Kỳ lục tỉnh, Nxb. Trẻ,
35
Chương 3: Tên gọi, cương vực, địa lý hành chính của vùng đất Gia Định thời Nguyễn 1802 – 1859
Năm 1802, sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh thống nhất hoàn toàn đất nước, lên ngôi vua với niên hiệu là Gia Long. Từ đây, lãnh thổ của Việt Nam được quy về một mối từ Hà Giang đến Cà Mau, bên cạnh đó nhà Nguyễn khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo trong biển Đông. Một thời kỳ lịch sử mới được mở ra với sự tồn tại của vương triều Nguyễn trong khoảng thời gian từ 1802 – 1945.
Quay trở lại với vùng đất Gia Định, sau khi trải qua một thời gian dài với nhiều biến động, kể từ năm 1802 cùng với sự thống nhất của đất nước, lịch sử vùng đất này cũng bước sang một trang mới. Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi sẽ đi sâu khảo sát sự thay đổi về tên gọi, cương vực và địa lý hành chính của vùng đất Gia Định từ năm 1802 đến năm 1859. Dù là một khoảng thời gian tương đối ngắn, nhưng đất Gia Định đã trải qua những lần thay đổi nhất định, đặc biệt là sự thay đổi lớn nhất vào thời kì của vua Minh Mạng, cụ thể là cuộc cải cách hành chính năm 1832 đối với Gia Định. Kể từ sau năm 1832 sự thay đổi hầu như không đáng kể và vẫn giữ nguyên cho đến năm 1859 tức là khi thực dân Pháp đánh và chiếm đất Gia Định. Từ sau khi bị