đất nước, đặc biệt là dưới thời Gia Long.
Như chúng ta đã biết, quá trình khai khẩn và sát nhập vùng đất Nam Bộ chỉ chính thức bắt đầu từ những năm đầu thế kỉ 17, chính vì vậy đây còn là một vùng đất mới mẻ với nhiều vấn đề về chủ quyền, sắc tộc, tôn giáo, sự đe dọa từ ngoại bang,…Sau khi lên ngôi, mặc dù Gia Định không còn được xem như là “kinh đô” như giai đoạn trước, nhưng nó vẫn đóng một vai trò quan trọng đối với hệ thống chính quyền của nhà Nguyễn, đặc biệt là trong việc thống nhất quốc gia theo một ý nghĩa đầy đủ nhất.
Một quốc gia thống nhất phải đảm bảo một số yêu cầu sau: lãnh thổ liền một dải, không có cát cứ phân liệt, độc lập dân tộc được giữ vững và cuối cùng là chỉ có một chính quyền duy nhất lãnh đạo. Từ những tiêu chí đó, chúng ta có thể xem xét một cách toàn diện nhất về vai trò của vùng đất Gia Định đối với vấn đề nêu trên. Sau khi lên ngôi vua năm 1802, khi đất nước đã có một lãnh thổ trải dài từ Nam Quan đến Cà Mau, vua Gia Long bắt tay ngay vào việc xây dựng bộ máy quản lý và tiến hành phân chia địa giới hành chính để có thể đưa đất nước vào một quỹ đạo phát triển chung. Đối với vùng đất Gia Định, do là một vùng mới khai phá, đồng thời đã phải trải qua nhiều biến cố chính trị, quân sự trong suốt khoảng thời gian từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XVIII, nên Gia Định cần có một khoảng thời gian “quá độ” để đi vào sự ổn định và hòa nhập với toàn đất nước. Cũng giống như ở Bắc Thành, Gia Định thành
thời Gia Long chính là “một gạch nối nối liền giữa triều đình với các trấn, lộ, dinh
(cấp hành chính thứ hai) cho thấy sự vận dụng linh hoạt của các vua đầu thời Nguyễn đồng thời cũng cho thấy vai trò quan trọng của các đơn vị hành chính đặc biệt này trong buổi đầu khôi phục quốc gia thống nhất sau nhiều thế kỉ đất nước bị chia cắt, loạn lạc”105. Vị quan tổng trấn chính là người có quyền quyết định mọi công việc sau đó mới tâu lên triều đình. Không phải đây là một hình thức cát cứ, phân quyền mà nó chính là một cách tổ chức hiệu quả để có thể hàn gắn nhiều vết thương đã được tạo ra
105
Trần Thị Mai (2007), Lịch sử Gia Định – Sài Gòn thời kỳ 1802 – 1875, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí
51
trước đó, Gia Định vẫn chịu sự quản lý từ trung ương nhưng có một quyền tự do nhất định để giải quyết các vấn đề đặt ra một cách nhanh chóng và ổn thỏa nhất. Thống nhất toàn bộ quốc gia không phải là một công việc mang tính nhất thời, đó là cả một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự kiên nhẫn nhằm mang lại sự ổn định bền vững. Đất Gia định chính là một nhân tố đóng vai trò to lớn đối với sự nghiệp thống nhất đó.
Sang thời Minh Mạng, năm 1832, đất Gia Định trước đó được phân chia thành các tỉnh khác nhau với bộ máy quản lí riêng và chịu sự điều hành trực tiếp từ triều đình. Có thể thấy, khoảng thời gian quá độ từ năm 1802 đến năm 1832 chính là thời kì chuẩn bị một cách đầy đủ nhất cho việc thống nhất về mặt hành chính trên toàn lãnh thổ, nó đã tạo ra toàn bộ những cơ sở vững chắc để Minh Mạng thực hiện cuộc cải cách quan trọng của mình. Từ đây, sự thống nhất quốc gia được mang trong mình một ý nghĩa thực sự và tròn vẹn nhất.