Gia Định có vai trò đặc biệt quan trọng trong mối quan hệ giữa nước ta vớ

Một phần của tài liệu Đất gia định thời nguyễn (Trang 53 - 55)

với Chân Lạp và Xiêm La.

Ngay từ những ngày đầu khai phá vùng đất Gia Định, chúng ta có thể thấy rằng hàng loạt các sự kiện mang tính chất chính trị, quân sự đã diễn ra tại đây chủ yếu là xuất phát từ Cao Miên, cùng với đó là sự can thiệp của Xiêm La và chính quyền Đàng Trong. Cho đến khi chiến tranh giữa Nguyễn Ánh và Tây Sơn diễn ra, Gia Định vẫn là một bước đệm quan trọng cho thế cuộc của hai bên, và chính nhờ có vùng đất Gia Định này mà Nguyễn Ánh đã tiêu diệt được Tây Sơn, thống nhất đất nước và lập ra vương triều Nguyễn. Vì vậy đối với Nguyễn Ánh và các vị vua đầu triều Nguyễn vùng

đất Gia Định có một vị trí quan trọng trong mối quan hệ với Xiêm và Cao Miên, “mối

quan tâm lớn nhất của nhà Nguyễn đối với biên cương phía Tây Nam buộc các vua triều Nguyễn phải có chính sách thích hợp đối với vùng đất Gia Định, trao cho cấp

54

hành chính này quyền lực rất lớn quyết định mọi việc quân dân, trực tiếp với trấn dinh theo chủ trương chung, sau đó tâu báo để nhà vua biết”107.

Đối với Cao Miên, từ thời các chúa Nguyễn, quốc gia này tỏ ra thần phục đối với chính quyền Đàng Trong, đa số những vụ biến loạn xảy ra tại Cao Miên đều do chúa Nguyễn đứng ra can thiệp giải quyết, ngay cả việc lên ngôi của các vị vua cũng phải được sự đồng ý, chấp thuận của các chúa Nguyễn. Hàng nằm chính quyền Cao Miên đều phải cống nạp những thứ quý giá để tỏ rõ lòng thần phục đó. Nhìn chung mối quan hệ giữa Việt Nam và Cao Miên trong suốt thời gian từ các chúa Nguyễn đến lúc vương triều Nguyễn được thành lập vẫn là một mối quan hệ hòa hiếu, ổn định. Trong đó, Việt Nam đóng vai trò là nước bảo hộ, còn Cao Miên là nước được bảo hộ. Tuy vậy, không phải vì thế mà các vị vua triều Nguyễn đánh giá thấp ảnh hưởng của quốc gia này đối với Việt Nam nói chung và vùng đất Gia Định nói riêng. Toàn bộ vùng đất Nam Bộ của Việt Nam, trước đây hoàn toàn thuộc lãnh thổ của Cao Miên, nhưng do những vận động của lịch sử, vùng đất này dần dần được sát nhập vào lãnh thổ nước ta, đồng thời trên lãnh thổ Nam Bộ vẫn còn nhiều cộng đồng người Cao Miên sinh sống và làm ăn tại đó. Chính vì vậy, Gia Định trở thành một vùng hết sức nhạy cảm giữa nước ta và Cao Miên, buộc nhà Nguyễn phải đưa ra những chính sách cai trị hợp lý để đảm bảo sự ổn định lâu dài.

Trong mối quan hệ giữa Việt Nam với Xiêm La, Gia Định cũng có một vị trí hết sức quan trọng. Nhiều lần trong lịch sử, đất Gia Định đã trở thành miếng mồi béo bở mà Xiêm La luôn hướng tới, nhưng do chính quyền Đàng Trong và đặc biệt là vua Gia Long, Minh Mạng vẫn giữ được thế cân bằng trong quan hệ với quốc gia này, nên chưa có một sự chiếm đóng nào mang tính lâu dài của người Xiêm diễn ra tại vùng đất này. Nếu có cũng chỉ là một khoảng thời gian rất ngắn mà thôi. Tuy nhiên, sự tranh giành ảnh hưởng giữa Việt Nam và Xiêm La đối với Cao Miên luôn đặt ra nhiều vấn đề khiến các vị vua triều Nguyễn phải bận tâm, và đặc biệt trong cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi, quân Xiêm cũng đã đưa lực lượng sang Gia Định để trợ giúp cho cuộc nổi dậy này, nhưng bị thất bại. Chính vì vậy để có thể đảm bảo nền hòa bình, độc lập của dân tộc, các vị vua đầu nhà Nguyễn luôn coi Xiêm là một đối tượng cần phải dè chừng

107

55

và Gia Định, bất cứ lúc nào cũng có thể trở thành vùng đất bị người Xiêm đe dọa xâm lấn.

Một phần của tài liệu Đất gia định thời nguyễn (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)