Kinh nghiệm quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN trên thế giớ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại cục thuế tỉnh phú thọ (Trang 28 - 29)

- Nhân tố chủ quan

1.2.1. Kinh nghiệm quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN trên thế giớ

thế giới

Tại các nước phát triển, với một hệ thống quản lý thuế hiệu quả, ý thức tuân thủ tự nguyện của NNT cao, hệ thống quản lý thuế nói chung (bao gồm cả quản lý thuế doanh nghiệp ĐTNN) được xây dựng hiện đại trên tất cả các mặt, các quy trình quản lý rõ ràng. Đội ngũ nhân viên được đào tạo, hệ thống dịch vụ hỗ trợ NNT phát triển, các chế tài thưởng phạt đầy đủ và được áp dụng một cách minh bạch, có hệ thống. Hoạt động thanh tra, kiểm tra được áp dụng các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến sẽ hỗ trợ một cách hiệu quả trong hoạt động của hệ thống quản lý thuế.

Cũng tại các nước phát triển thì xu hướng chung trong hoạt động quản lý thuế là đều áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp. Cơ quan thuế chỉ là cơ quan cung cấp các dịch vụ về thuế, đồng thời chỉ tiến hành thanh tra khi có những dấu hiệu rủi ro về thuế.

Ví dụ: Tại Anh, cơ chế tự khai, tự nộp thuế đã được áp dụng từ năm 1996. Theo đó, NNT có quyền lựa chọn: tự kê khai, tính thuế, hoặc chỉ kê khai các thông tin liên quan và cơ quan thuế tính số thuế phải nộp. Hoạt động tuyên truyền hỗ trợ đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong các nỗ lực để đảm bảo sự thành công của cơ chế tự khai, tự nộp thuế. Các chính sách tuyên truyền hỗ trợ luôn coi trọng tính khách hàng đối với NNT. Cơ quan thuế Anh đã tiến hành nhiều hình thức dịch vụ hỗ trợ phong phú.

Tại Australia thì Cơ quan thuế có quyền ấn định thuế đối với NNT kê khai sai nhưng rất ít sử dụng. Mọi nỗ lực đều tập trung vào khuyến khích NNT kê khai một cách trung thực. Một trong những hình thức đặc biệt mà cơ quan thuế sử dụng là thiết kế cấu trúc khuyến khích NNT kê khai số thuế lớn hơn số thuế thực phải nộp để sau đó thực hiện cơ chế hoàn thuế.

Ở Pháp, các cơ quan quản lý thuế được cơ cấu lại như một cơ quan quản lý dịch vụ chứ không còn là cơ quan thực hiện kiểm tra, giám sát theo

truyền thống vốn có của mình. Cơ quan thuế ở Pháp ngày càng có xu hướng hoạt động giống như một doanh nghiệp, nó tiến hành xác định lợi ích, chi phí trong hoạt động quản lý của mình, chuyên nghiệp hoá đội ngũ cán bộ, nâng cao hiệu quả, chất lượng của ngành thuế. Những mục tiêu cơ bản đối với cơ quan thuế là làm cho người dân dễ chấp nhận thuế hơn, phòng ngừa việc trốn thuế, bài trừ những kẻ lậu thuế, cung cấp dịch vụ tốt hơn với chi phí thấp nhất.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại cục thuế tỉnh phú thọ (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w