Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại cục thuế tỉnh phú thọ (Trang 62 - 68)

- Công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế

3.3.5. Hạn chế và nguyên nhân

3.3.5.1. Hạn chế của công tác quản lý thuế đối với các Doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Phú Thọ

Thứ nhất, hạn chế về quản lý thuế và tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế

Các quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của NNT, cơ quan thuế và tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác thuế chưa được đầy đủ và còn thiếu nhất quán giữa các sắc thuế, do đó chưa có đủ cơ sở pháp lý để tổ chức quản lý thuế có hiệu quả.

Một số quy định còn rườm rà, phức tạp, chưa rõ ràng, minh bạch gây khó khăn, tốn kém chi phí cho cả NNT và cơ quan thuế, dễ phát sinh tiêu cực trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế.

Một số quy định chưa phù hợp với các chuẩn mực quản lý thuế trên khu vực và thế giới gây trở ngại trong tổ chức thực hiện. Việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm chủ yếu dựa vào tình hình chấp hành pháp luật thuế, doanh thu, lợi nhuận, ngành nghề,…chưa áp dụng kỹ thuật phân tích các yếu tố rủi ro làm phân tán nhân lực trong quản lý NNT.

Hạn chế về tổ chức bộ máy quản lý thuế: Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong cơ quan thuế tuy đã được kiện toàn một bước theo Quyết định số 502/QĐ-TC ngày 29/03/2010 của Tổng cục Thuế quy định chức năng,

nhiệm vụ của các Phòng thuộc Cục Thuế nhưng thực trạng vẫn còn chồng chéo, chưa chuyên sâu, chuyên nghiệp. Chức năng cưỡng chế thu nợ thuế chưa được quy định rõ nên việc xác định và xử lý chưa kịp thời các gian lận lớn về thuế và xử lý nợ đọng gặp nhiều khó khăn.

Thực tế cho thấy, việc tổ chức bộ máy ngành thuế theo chức năng dẫn đến bất kỳ bộ phận nào cũng có thể yêu cầu NNT trực tiếp làm việc, giải trình khi thực hiện nghĩa vụ thuế của mình. Tuy nhiên, khi cần hướng dẫn để được giải quyết các nghiệp vụ cụ thể phát sinh, NNT không biết liên hệ đến bộ phận nào và thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của ai. Vì vậy, NNT gặp những khó khăn nhất định trong quá trình thực thi pháp luật thuế. Chẳng hạn, việc lập và nộp hồ sơ khai thuế, các bộ phận có liên quan đều có chức năng kiểm tra hồ sơ khai thuế của NNT. Cụ thể, hồ sơ khai thuế của NNT được thực hiện kiểm tra từ bộ phận một cửa; sau đó chuyển cho bộ phận kê khai và kế toán thuế; sau đó lại tiếp tục chuyển đến các bộ phận khác có liên quan như bộ phận kiểm tra, thanh tra, ấn chỉ... mỗi bộ phận đều có quyền yêu cầu NNT giải trình….Hoặc về công tác thu nộp thuế, phòng kiểm tra thuế có chức năng thực hiện dự toán thu được giao, phải có trách nhiệm đôn đốc thu thuế. Tuy nhiên, chức năng này đôi khi còn chồng chéo với phòng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế...

Cơ quan thuế còn thiếu chức năng khởi tố, điều tra các vụ vi phạm pháp luật về thuế. Vì vậy, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp và tính chuyên nghiệp của hệ thống thuế trong việc điều tra, khởi tố các hành vi, thủ đoạn gian lận tiền thuế, chiếm đoạt tiền hoàn thuế. Các công việc trên đều phải chuyển qua các cơ quan pháp luật thực hiện nên kết quả rất hạn chế do các cơ quan này không mang tính chuyên nghiệp, diện bao quát lớn, nên không thể điều tra nhanh, làm cho việc xử lý các trường hợp vi phạm về thuế

không kịp thời, giảm hiệu quả quản lý và tác dụng giáo dục trong việc thực thi pháp luật thuế.

Thứ hai, hạn chế vế đội ngũ cán bộ thuế

Hiện nay, một số cán bộ thuế của ngành thuế tỉnh Phú Thọ chưa có kỹ năng chuyên sâu, chuyên nghiệp trong quản lý thuế, đặc biệt là việc quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Khả năng ứng dụng các tiến bộ công nghệ tin học vào quản lý thuế hiện nay chưa phù hợp với yêu cầu quản lý hiện đại và yêu cầu cải cách hành chính thuế, thậm chí một bộ phận cán bộ quản lý thuế chưa nắm vững và thực hiện tốt các chính sách thuế và quy trình nghiệp vụ quản lý thuế hiện hành. Thái độ và phong cách ứng xử của một bộ phận cán bộ thuế chưa thật tận tụy, công tâm, khách quan, văn minh, lịch sự, chưa coi NNT là khách hàng quan trọng nhất để nâng cao chất lượng phục vụ, chưa trở thành người bạn đồng hành của NNT trong việc thực hiện các luật thuế, thậm chí có biểu hiện thiếu tinh thần trách nhiệm.

Cán bộ thuế làm công tác kiểm tra, giám sát hồ sơ khai thuế của Doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Cục Thuế tỉnh Phú Thọ còn hạn chế về khả năng ngoại ngữ. Mặc dù hiện nay, bộ phận quản lý thuế các doanh nghiệp ĐTNN đều là cán bộ có trình độ Tiếng Anh khá (01 cử nhân Anh văn, 02 có trình độ nghe, nói sau C), có thể giao tiếp Tiếng Anh thông thường với người nước ngoài nói Tiếng Anh. Tuy nhiên tính đến thời điểm cuối năm 2012 có đến trên 80% doanh nghiệp ĐTNN là doanh nghiệp Hàn Quốc, họ gần như chỉ giao tiếp qua tiếng Mẹ đẻ. Để giao tiếp với người Việt không biết Tiếng Hàn, họ đều phải cần đến phiên dịch. Tuy nhiên có đến quá nửa số phiên dịch Tiếng Hàn đang làm việc tại Phú Thọ đều là lao động xuất khẩu về nước, tự học...không có trình độ chuyên môn về tài chính, thuế và kế toán, do đó trong mỗi cuộc làm việc giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp, việc chuyển tải thông điệp giữa 2 bên mặc dù mất rất nhiều thời gian mà hiệu quả đem lại không được như mong muốn.

Thứ ba, hạn chế về công nghệ quản lý thuế

Ngày nay, việc quản lý thuế phải dựa trên cơ sở thu thập thông tin, phân tích đánh giá theo các tiêu thức quản lý để phân loại, lựa chọn phương thức theo mức độ rủi ro phù hợp với đặc điểm, trình độ của từng loại NNT. Tuy nhiên, hệ thống thông tin và dữ liệu trong chương trình quản lý thuế của Cục Thuế tỉnh Phú Thọ chưa bảo đảm phản ánh đúng, đủ và kịp thời nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp. Việc lưu giữ thông tin toàn ngành thuế đang được triển khai chưa phát huy hết tác dụng; việc phân tích, xử lý thông tin và phân loại tình hình chấp hành pháp luật thuế của doanh nghiệp chưa có căn cứ định lượng, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và ước lượng định tính nên không thể hiện tính khoa học. Các phần mềm ứng dụng đã được xây dựng quá nhiều nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, dữ liệu chưa đảm bảo hoàn toàn đồng nhất. Hiện nay tại Cục Thuế tỉnh Phú Thọ đang sử dụng gần 30 chương trình ứng dụng cho công tác quản lý thuế như ứng dụng quản lý thuế (QLT), Hệ thống đăng ký thuế (Tin C, Tin CC), Hệ thống phân tích tình trạng thuế (QTT), ứng dụng quản lý hồ sơ (QHS), quản lý trước bạ (QLTB), quản lý ấn chỉ (QLAC), quản lý nợ thuế (QLN), ứng dụng VATWIN, hiện đại hoá thu nộp NS (TCS), kê khai thuế qua mạng (iHTKK), Quyết toán thuế TNCN, nhập báo cáo tài chính (BCTC), uỷ nhiêm thu (UNT), ứng dụng Khai thác CSDL tập trung (TPH)...

Thứ tư, hạn chế về thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuế

Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm về thuế của Cục Thuế tỉnh Phú Thọ đối với khối doanh nghiệp có vốn ĐTNN chưa được đặt đúng tầm và còn nhiều điểm chưa phù hợp. Hoạt động thanh tra, kiểm tra đôi lúc còn mang tính hình thức và chạy theo số lượng (để đảm bảo kế hoạch được giao) mà chưa quan tâm đến chất lượng của từng cuộc thanh tra, kiểm tra. Thực tế cho thấy tình trạng gian lận về thuế của các doanh nghiệp này còn khá phổ biến ở nhiều khoản thu, sắc thuế nhưng chưa được phát hiện, truy thu kịp thời cho NSNN. Do đó, vừa thất thu cho NSNN, vừa chưa thật sự bảo đảm công bằng xã hội và tính nghiêm minh về pháp luật thuế.

Thứ năm, hạn chế về số thu NSNN

Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc đánh giá hiệu quả về công tác quản lý thuế đó là số thu nộp NSNN. Đây cũng là chỉ tiêu pháp lệnh mà Nhà nước giao cho từng đơn vị nhận dự toán thu hàng năm, số thu thấp thể hiện hiệu quả về công tác quản lý thuế thấp. Đây là vấn đề mà Cục Thuế tỉnh Phú Thọ trong nhiều năm qua luôn trăn trở, suy nghĩ mà cho đến nay chưa tìm ra được những giải pháp căn cơ để tăng tỷ trọng số thu từ các doanh nghiệp ĐTNN trong tổng số thu của toàn ngành. Thậm chí một số năm số thu NSNN từ khối các doanh nghiệp có vốn ĐTNN còn giảm sút, nhiều năm không hoàn thành dự toán pháp lệnh được giao. Cụ thể như sau:

Bảng 3.6: Tỷ trọng số thu từ doanh nghiệp ĐTNN

trong tổng số thu NSNN toàn ngành thuế Phú Thọ từ năm 2008 - 2012

ĐVT: Triệu đồng STT Năm Số thu DN ĐTNN Tổng số thu toàn ngành Tỷ trọng (%) 1 2008 72.085 1.147.964 6,3 2 2009 71.741 1.337.467 5,4 3 2010 57.493 1.948.000 3,0 4 2011 50.851 2.230.600 2,3 5 2012 123.990 2.598.000 4,8

Bảng 3.7: Phân tích số thu doanh nghiệp ĐTNN từ 2008 - 2012

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Tổng thu NSNN DN

ĐTNN (triệu đồng) 72.085 71.741 57.493 50.851 123.990 1. Lượng tăng giảm

tuyệt đối Y1 Y2 Y3 Y4 Y5 -Liên hoàn -344 -14.248 -6.642 73.139 - Định gốc i i i1 -344 -14.592 -21.234 51.905 Y Y δ = − − 1 i Y Yi ∆ = −

- Bình quân 12.976 2. Tốc độ phát triển - Liên hoàn 0,995 0,801 0,884 2,438 - Định gốc 0,995 0,798 0,705 1,720 - Tốc độ PT TB 1,145 3. Tốc độ tăng (giảm) -Liên hoàn -0,005 -0,199 -0,116 1,438 - Định gốc -0,005 -0,202 -0,295 0,720 - Bình quân 0,145

Nhìn vào Bảng trên, ta thấy:

+ Số thu năm sau của khối các doanh nghiệp có vốn ĐTNN có xu hướng giảm dần qua từng năm (trái ngược với số thu NSNN của toàn ngành). Ví dụ, năm 2009 số thu NS giảm so với năm 2008 là 344 triệu đồng, tốc độ phát triển là 99,5%, tốc độ giảm là 0,05%; năm 2010 số thu NS giảm so với năm 2009 là 14.248 triệu đồng, tốc độ phát triển là 80,1%, tốc độ giảm là 19,9%; năm 2011 số thu NS giảm so với năm 2010 là 6.642 triệu đồng, tốc độ phát triển là 88,4%, tốc độ giảm là 11,6%. Riêng năm 2012, số thu tăng so với năm 2011 là 73.139 triệu đồng, tốc độ phát triển là 243,8%, tốc độ tăng là 143,8%. (Năm 2012, số thu tăng đột biến như vậy là do trong năm Công ty cổ phần bất động sản Việt - Nhật nộp tiền thuê đất một lần để thực hiện dự án Trung tâm thương mại BigC Việt Trì với số tiền 61,6 tỷ đồng (bằng 49,7% tổng số thu của cả khu vực).

+ So với năm gốc (năm 2008) thì số thu của các năm sau đó đều giảm khá nhanh. Cho đến năm 2011 thì số thu đã giảm so với năm 2008 là 21.234 triệu đồng, tốc độ phát triển là 70,5%, tốc độ giảm là 29,5%.

+ Số thu bình quân hàng năm tăng lên là 12.976 triệu đồng, tốc độ phát triển trung bình là 114,5% và tốc độ tăng bình quân là 14,5%. Tuy nhiên, những số liệu này có được là do tăng thu đột biến của năm 2012 nêu trên.

3.3.5.2. Nguyên nhân của hạn chế

* Nguyên nhân chủ quan

21 1 1 1 n i i n n n δ δ= = = ∆ − − ∑ 1 i i i Y t Y− = 1 i i Y T Y = 1 3 2. .... − =n n t t t t 1 i i a = −t 1 i i b = −T 1 − =t a

Công tác quản lý thuế đối với khối các doanh nghiệp có vốn ĐTNN hiện nay tại Cục Thuế tỉnh Phú Thọ còn rất nhiều hạn chế về các mặt như: Cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ thuế, cơ sở vật chất và trang thiết bị, môi trường quản lý thuế và công nghệ quản lý thuế mà nguyên nhân chủ yếu là:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại cục thuế tỉnh phú thọ (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w