Khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp có vốn ĐTNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại cục thuế tỉnh phú thọ (Trang 42 - 45)

- Nhân tố chủ quan

1. Lượng tăng giảm

3.2.2. Khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp có vốn ĐTNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

địa bàn tỉnh Phú Thọ

Hiện nay, tại Phú Thọ có các khu công nghiệp tập trung, được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hoạt động theo qui chế khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao như: Khu công nghiệp Thuỵ Vân, Trung Hà, Tam Nông... Ngoài ra để thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa thu hút tạo điều kiện việc làm cho người dân trong độ tuổi lao động góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tỉnh Phú Thọ đã đầu tư xây dựng các cụm Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn các huyện trong tỉnh như: Cụm công nghiệp Đồng Lạng, Tử Đà ở Phù Ninh, cụm công nghiệp Bạch Hạc ở thành phố Việt Trì, cụm công nghiệp Hợp Hải - Kinh Kệ ở huyện Lâm Thao, cụm công nghiệp Phú Hà - thị xã Phú Thọ, cụm công nghiệp làng nghề Nam Thanh Ba - huyện Thanh Ba…Hầu hết các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại tỉnh Phú Thọ đều đầu tư nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh tại các khu công nghiệp và cụm công nghiệp nói trên.

Do tích cực thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động vốn đầu tư, đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện Luật Đầu tư, Luật doanh nghiệp, cải cách thủ tục hành chính rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục đầu tư nên số dự án ĐTNN đăng ký trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ngày càng tăng.

Tính đến hết tháng 12/2012, tỉnh Phú Thọ đã thu hút 130 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký 644,55 triệu USD. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 98 dự án đang hoạt động ổn định với số vốn đầu tư đăng ký 484,1 triệu USD, vốn đầu tư đã thực hiện là 445,37 triệu USD (đạt 92% số vốn đầu tư đăng ký).

Riêng trong năm 2012, tỉnh đã thu hút và cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 08 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký 27,076 triệu USD, tăng 17,6% so với năm 2011.

Các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh chủ yếu là từ các nhà đầu tư Hàn Quốc (chiếm 82% tổng số doanh nghiệp có vốn ĐTNN), ngoài ra là các nhà đầu tư Nhật Bản, Cộng hoà Séc, Trung Quốc, Bỉ, Đài Loan, Ấn Độ...

Các dự án ĐTNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chủ yếu thuộc ngành công nghiệp nhẹ, tập trung vào các lĩnh vực chính: May mặc (27,1%), sản xuất vải nhựa và bao bì nhựa (26,3%), sản xuất, chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp (10,8%), chế biến gỗ (8,5%), sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử, thiết bị truyền thông và sản phẩm ngành công nghiệp nhẹ (10,1%), các lĩnh vực khác (như đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, kinh doanh khách sạn...) chiếm 17,2%.

Một số doanh nghiệp có quy mô đầu tư lớn trong lĩnh vực dệt may như Công ty TNHH một thành viên Pangrim Neotex (Hàn Quốc), Công ty May Veston – Shonai (Nhật Bản), Công ty TNHH Shesin (Hàn Quốc); lĩnh vực sản xuất, chế biến các sản phẩm nông nghiệp như Công ty TNHH Miwon Việt Nam (sản xuất bột ngọt, gia vị), Công ty TNHH MTV Chè Phú Bền & Công ty Chè Phú Đa (sản xuất và chế biến chè); trong lĩnh vực sản xuất vải

bạt, bao bì container có Công ty TNHH JM Plastic (sản xuất vải bạt Tarpaulin), Công ty TNHH KEE-EUN Việt Nam, Công ty TNHH Polytarp...

Doanh thu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong các năm gần đây tăng ổn định. Năm 2011 tổng doanh thu chịu thuế VAT của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN đạt gần 400 triệu USD; riêng năm 2012, mặc dù tình hình kinh tế chung gặp rất nhiều khó khăn, các doanh nghiệp đã nỗ lực cơ cấu lại sản xuất, tiết giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng cường mở rộng thị trường nên kết quả kinh doanh đạt khá. Doanh thu năm 2012 đạt trên 400 triệu USD.

Phần lớn các doanh nghiệp có vốn ĐTNN mới kết thúc giai đoạn đầu tư, bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất ổn định và vẫn trong thời gian được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư, song bước đầu đã đóng góp một phần cho NSNN.

Các doanh nghiệp có vốn ĐTNN đã giải quyết hàng ngàn việc làm mới cho lao động tại địa phương. Tính đến tháng 12/2012, số lao động người Việt Nam có việc làm trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Phú Thọ là trên 35.000 người. Phần lớn các doanh nghiệp đều tuân thủ Luật lao động, thực hiện đầy đủ các chính sách cho người lao động như bảo hiểm, chế độ thai sản, nghỉ phép, tăng lương và thực hiện chính sách thưởng hàng năm. Thu nhập của người lao động được cải thiện, lương bình quân của công nhân viên trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt trên 3 triệu đồng/người/ tháng. Các doanh nghiệp đều thành lập tổ chức công đoàn nhằm hỗ trợ cho người lao động trong việc đề xuất các ý kiến lên người sử dụng lao động có tổ chức và theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời là chiếc cầu nối giữa người lao động và chủ doanh nghiệp. Tổ chức này nhận được sự nhiệt tình ủng hộ của chủ doanh nghiệp và tham gia của người lao động.

Các doanh nghiệp ĐTNN đầu tư vào địa bàn tỉnh Phú Thọ đều được sự ủng hộ của UBNN tỉnh và được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của Cơ quan Thuế trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc tìm hiểu và thực hiện chính sách thuế tại Việt Nam.

Có thể nói, trong thời gian vừa qua, những đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ nói chung và cho số thu NSNN nói riêng của các doanh nghiệp ĐTNN là rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên sự đóng góp này vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của các doanh nghiệp này.

Trong tổng số 82 doanh nghiệp đã được cấp mã số thuế, đăng ký kê khai và nộp thuế tại Cục Thuế tỉnh Phú Thọ thì chỉ có 30 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi nhưng ở mức độ thấp, còn lại đa số là các doanh nghiệp kinh doanh chưa có lãi, còn nhiều doanh nghiệp lỗ, không phát sinh số thuế TNDN phải nộp.

Một số doanh nghiệp có kết quả sản xuất kinh doanh có lãi là: Công ty Chè Phú Đa, Công ty TNHH Plastics Vĩnh Phú, Công ty TNHH Daeyang Vina, Công ty TNHH JEIL Phú Thọ...

Một số doanh nghiệp có kết quả sản xuất kinh doanh lỗ là: Công ty TNHH Pangrim Neotex, Công ty TNHH MTV Miwon VN, Công ty TNHH Hài Mỹ, Công ty TNHH Kee-Eun Việt Nam, Công ty TNHH Paldo Vina...

Cũng trong tổng số 82 doanh nghiệp này thì chỉ có khoảng 20 doanh nghiệp phát sinh số thuế GTGT phải nộp vào NSNN. Số còn lại hầu hết phát sinh âm thuế GTGT và được hoàn lại.

Một số doanh nghiệp có số nộp khá là: Công ty TNHH Miwon Việt Nam: Năm 2012 nộp 16 tỷ 802 triệu đồng; Công ty TNHH Kee-eun Việt Nam: Năm 2012 nộp 4 tỷ 942 triệu đồng; Công ty Chè Phú Đa: Năm 2012 nộp: 11 tỷ 804 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại cục thuế tỉnh phú thọ (Trang 42 - 45)