Tình trạng ô nhiễm môi trường và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan (Trang 74 - 76)

vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản diễn ra một cách đáng lo ngại

Theo báo cáo của Tổng cục cảnh sát phòng, chống tội phạm (Báo cáo số 2577/BC-C14-C49, ngày 02/7/2012) thì trên 90% cơ sở sản xuất, kinh doanh khai thác, chế biến khoáng sản vi phạm pháp luật về BVMT. Từ năm 2007 đến tháng 7/2012 lực lượng cảnh sát môi trường đã phát hiện xử lý 4.142 vụ. Riêng năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 phát hiện và xử lý 2.117 vụ, phạt vi phạm hành chính 21,7 tỷ đồng. Những con số trên có thấy số lượng vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai

thác khoáng sản đang có chiều hướng tăng lên.

Trong các vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản, có rất nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng. Điển hình như:

Năm 2012, Công ty cổ phần khoáng sản Bằng Hữu (trụ sở tại TP Phan Thiết, chuyên khai thác và chế biến đất đen - titan) vì nhiều hành vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: không đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại theo quy định; xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép với lượng nước thải từ 50 đến dưới 100m³/ngày đêm; không thực hiện việc giám sát chất thải, giám sát môi trường xung quanh theo quy định và không lập đề án bảo vệ môi trường trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

http://www.canhsatmoitruong.gov.vn/default.aspx?tabid=439&ID=9102 Tháng 3 năm 2013, Vụ vi phạm của Công ty TNHH khai thác, chế biến, xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam (trụ sở tại cụm công nghiệp Phú Thứ, thị trấn Phú Thứ, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) với hành vi thải khí, bụi vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải nhiều lần, không đảm bảo các quy định về lưu giữ, quản lý chất thải nguy hại… gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;

(http://www.canhsatmoitruong.gov.vn/default.aspx?tabid=439&ID=9499) Nghiêm trọng nhất mới đây là trường hợp của Công ty Cổ phần đầu tư khai thác khoáng sản Bình Thuận. 10/5/2013, đã có công văn của UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu công ty dừng khai thác titan. Tuy nhiên, ngày 11- 10 Công an huyện Hàm Thuận Nam phát hiện công ty này bất chấp lệnh cấm vẫn cho khai thác titan rầm rộ.

http://www.canhsatmoitruong.gov.vn/default.aspx?tabid=439&ID=9581 Và một tuần sau đó, một moong (hồ chứa - PV) khai thác titan của công ty này bị rò rỉ nước. Sau đó bờ moong bị vỡ, nước cuốn theo bùn đỏ đã gây lũ bùn đỏ tràn khắp một vùng rộng 2km²

Một phần của tài liệu hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan (Trang 74 - 76)