trong hoạt động khai thác khoáng sản
Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều yếu tố khác nhau trong kiến trúc thượng tầng cũng như cơ sở hạ tầng của xã hội. Về cơ bản, quá trình xây dựng và thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản chịu sự tác động của những yếu tố sau:
•Điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường
Các điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường là những yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng, có vai trò quyết định sự ra đời, nội dung và sự phát triển của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Phát hiện ra tài nguyên khoáng sản và giá trị của nó, con người tiến hành khai thác khoáng sản để thỏa mãn những nhu cầu của mình. Trong quá trình khai thác khoáng sản, đã có nhiều mối quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể, trong đó có những quan hệ liên quan đến môi trường. Khi những quan hệ xã hội liên quan đến môi trường phát sinh trong hoạt động khai thác ngày càng nhiều lên, tất yếu xuất hiện nhu cầu phải có cơ chế, công cụ, biện pháp để điều chỉnh tốt những mối quan hệ này. Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản ra đời để đáp ứng nhu cầu đó. Đồng thời, tình hình kinh tế, xã hội, môi trường còn là nhân tố quan trọng quyết định nội dung và sự phát triển của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản.
Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản cho thấy:
- Trong quá trình xây dựng pháp luật, tình hình kinh tế, xã hội, môi trường (mà cụ thể là nhu cầu sử dụng các loại khoáng sản, phương pháp khai thác khoáng sản, quan hệ trao đổi, mua bán khoáng sản, nhu cầu sử dụng nguồn kinh phí để bảo vệ môi trường, tình trạng ô nhiễm môi trường do khai thác khoáng sản…) quyết định đến nội dung (các chế định), mức độ và cơ chế điều chỉnh của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản. Chẳng hạn: để để có nguồn kinh phí cho việc bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản, pháp luật có các quy định về thuế, phí bảo vệ môi trường; để khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra, pháp luật về bảo vệ môi trường quy định về bồi thường thiệt hại và khắc phục sự cố môi trường.
trình thực thi pháp luật. Chẳng hạn như: khi nhu cầu tiêu thu một loại khoáng sản tăng lên, các chủ thể khai thác khoáng sản có thể vi phạm các quy định về giới hạn khu vực hoạt động khai thác khoáng sản để khai thác được nhiều khoáng sản hoặc khi có sự cố môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản xảy ra, các chủ thể quản lý nhà nước về môi trường tăng cường thực hiện pháp luật về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật.
•Đường lối, chính sách của Đảng
Đường lối, chính sách là hệ thống các quan điểm, tư tưởng mang tính chất định hướng cho những nội dung, mặt hoạt động nhất định, gắn liền với quyền lực chính trị, với Đảng cầm quyền. Trong việc xây dựng và thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản, đường lối, chính sách của Đảng có vai trò hết sức quan trọng. Thể hiện trên các khía cạnh:
- Đường lối, chính sách là cơ sở để xây dựng và quyết định nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
Trước tình hình kinh tế, xã hội của quốc gia, của địa phương, Đảng đưa đường lối, chính sách để chỉ đạo điều hành. Trong số những nội dung chỉ đạo, điều hành đó có định hướng xây dựng pháp luật, định hướng phát triển ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, định hướng bảo vệ môi trường.
Trên cơ sở nội dung của các đường lối, chính sách về xây dựng pháp luật, bảo vệ môi trường, khai thác khoáng sản, nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật để cụ thể hóa chủ trương, đường lối, chính sách thành các quy định mang tính chất bắt buộc, điều chỉnh những quan hệ liên quan đến bảo vệ môi trường phát sinh trong quá trình khai thác khoáng sản. Chẳng hạn như, ở nước ta, thực hiện Nghị Quyết số 02 - NQ/TW ngày 25-4-2011 của Bộ Chính trị khóa XI về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
để phù hợp với định hướng của Đảng trong thời kỳ mới.
- Đường lối, chính sách giúp thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
Không chỉ có vai trò đối với hoạt động xây dựng pháp luật, đường lối, chính sách còn có vai trò quan trọng trong việc thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản. Các chính sách tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản; các chủ trương chỉ đạo, quán triệt kiên quyết xử lý vi phạm pháp luật trong về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản đã đóng góp tích cực cho công tác thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản.
•Nhà nước
Nhà nước và pháp luật là hai yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Là một bộ phận của pháp luật nói chung, pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản cũng gắn bó chặt chẽ và chịu sự tác động từ Nhà nước. Sự tác động của nhà nước đến pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản bao gồm:
- Nhà nước ban hành và hoàn thiện quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản.
Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước, căn cứ vào tình hình kinh tế, xã hội, môi trường cũng như các chủ trương, chính sách liên quan, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản.
- Trong quá trình thực thi pháp luật, Nhà nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng
Với tư cách là chủ thể đặc biệt - mang quyền lực nhà nước và thực hiện chức năng quản lý, các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện và tổ chức, hướng dẫn cho các chủ thể khác thực hiện pháp luật, đồng thời tiến
hành kiểm tra, thanh tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản. Do đó, hiệu quả thực thi pháp luật phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước.
•Ý thức pháp luật
Ý thức pháp luật là tổng thể những quan điểm lý luận khoa học, tư tưởng, tình cảm, thái độ sự đánh giá của con người về pháp luật, về những hành vi của con người và hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện pháp luật. (Giáo trình lý luận về nhà nước và pháp luật, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.289)
Sự tác động của ý thức pháp luật tác động đến pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản thể hiện dưới các khía cạnh:
Trước hết, ý thức pháp luật là tiền đề lý luận trực tiếp để xây dựng pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản. Trước sự vận động của các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường, nhà làm luật cảm nhận, nắm bắt được sự biến đổi đó, rồi hình thành tư tưởng về xây dựng quy phạm pháp luật mới hoặc sửa đổi, bổ sung quy phạm pháp luật đã có để phù hợp với thực tiễn. Trên cơ sở tư tưởng ấy, nhà làm luật soạn thảo ra quy phạm pháp luật. Ý thức pháp luật của nhà làm luật càng cao thì họ càng nắm bắt nhanh nhạy những biến đổi của kinh tế, xã hội, môi trường để từ đó hình thành tư tưởng xây dựng pháp luật và thực hiện tư tưởng đó với kỹ thuật xây dựng pháp luật cao. Bên cạnh đó, nếu ý thức pháp luật của người dân cao, họ sẽ tham gia và tham gia hiệu quả vào hoạt động xây dựng pháp luật.
Ý thức pháp luật có ảnh hưởng tới công tác tổ chức thực hiện và thực hiện pháp luật. Hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật bao gồm: phổ biến, giải thích, giáo dục pháp luật; kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật. Nếu chủ thể phổ biến, giải thích, giáo dục pháp luật và kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật có ý thức pháp luật cao thì họ sẽ luôn có tinh thần trách nhiệm trong việc phổ biến pháp luật. Nếu ý thức pháp luật của các
chủ thể này thấp thì kết quả này sẽ ngược lại. Hoạt động thực hiện pháp luật được tiến hành dưới bốn hình thức là: tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Hiệu quả của bốn hình thức thực hiện pháp luật này đều phụ thuộc vào ý thức pháp luật của chủ thể. Nếu các chủ thể có ý thức pháp luật cao thì họ sẽ luôn luôn tự kiềm chế được mình để không phạm vào những điều pháp luật ngăn cấm, thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh các nghĩa vụ luật định, sử dụng đúng các quyền, áp dụng chính xác các quy phạm pháp luật.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN