có những quy định về sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản như:
- Cộng đồng tham gia vào quá trình tham vấn trong việc lập và xác nhận thực hiện các báo cáo, đề án về bảo vệ môi trường
- Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
1.2.2. Những biện pháp bảo đảm thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
Hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tính hoàn thiện của quy phạm pháp luật, công tác quản lý của nhà nước, ý thức trách nhiệm của các chủ thể liên quan và các yếu tố khác. Trong đó, ý thức trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản có vai trò hết sức quan trọng. Ý thức pháp luật tốt, thì pháp luật sẽ được thực thi tốt và ngược lại. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, các quốc gia đều đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao ý thức pháp luật của người dân. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là trước lợi ích về kinh tế, nhiều người đã vi phạm các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản. Vì vậy, chỉ tuyên truyền, giáo dục không thôi chưa đủ để pháp luật được thực thi, mà phải sử dụng biện pháp bảo đảm thực thi pháp luật mang tính chất cưỡng chế bắt buộc: biện pháp xử lý vi phạm. Bất cứ chủ thể nào vi phạm quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm đều phải chịu trách nhiệm pháp lý tương ứng: trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự. Theo đó:
•Trách nhiệm hành chính
Trách nhiệm hành chính chủ yếu được các cơ quan quản lý nhà nước áp dụng đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong
hoạt động khai thác khoáng sản do các chủ thể thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản thì phải bị xử lý.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì cơ sở pháp lý của xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản là Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012; Nghị định số 179/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 11 năm 2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Nghị định số 142/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24 tháng 10 năm 2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản. Theo đó:
Vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản rất đa dạng, gồm: vi phạm các quy định về cam kết bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường; gây ô nhiễm môi trường; vi phạm quy định về quản lý chất thải; vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác; vi phạm quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, sự cố môi trường; vi phạm quy định về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác…
Tổ chức, cá nhân vi phạm có thể chịu một trong số các hình phạt chính sau: Cảnh cáo; Phạt tiền. Với mức tiền phạt tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức; Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản từ 01(một) tháng đến 16(mười sáu) tháng.
Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung (kèm theo hình phạt chính): Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản từ 03(ba) tháng đến 12 (mười hai) tháng hoặc đình chỉ hoạt động từ 01(một) tháng đến 24 (hai mươi tư) tháng; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính
áp dụng hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Nghị định số 179/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 11 năm 2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và Nghị định số 142/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24 tháng 10 năm 2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
Qua nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường và khoáng sản, thấy rằng chế tài hành chính là công cụ đắc lực nhất trong giai đoạn hiện nay, được cơ quan nhà nước sử dụng nhiều nhất để giải quyết các vụ việc về môi trường. Các điều luật về xử lý vi phạm hành chính với quy định hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả đã cụ thể quá gần như hoàn toàn những việc cần làm đối với mỗi tổ chức, cá nhân khi vi phạm pháp luật môi trường.
•Trách nhiệm dân sự
Nếu các chế tài hành chính áp dụng với hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản là cảnh cáo, tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng, buộc tháo dỡ công trình, xử lý ô nhiễm thì trách nhiệm dân sự lại theo một hướng khác. Trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được áp dụng đối với các chủ thể chủ yếu dưới hình thức bồi thường thiệt hại. Pháp luật quy định ngoài trách nhiệm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn phải khắc phục hậu quả theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, nếu gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.
•Trách nhiệm hình sự
Cùng với trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự, để bảo đảm thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản nói riêng và pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung, cần thiết phải
sử dụng các chế tài hình sự. Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật môi trường.
Theo quy định của Bộ Luật Hình sự Việt Nam năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản nếu gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí hoặc hủy hoại tài nguyên rừng, khu bảo tồn thiên nhiên thì sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 182, 189, 190, 191. Trong đó có quy định nhiều khung hình phạt khác nhau tương ứng với mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm.
Ở Singapore, pháp luật môi trường Singapore lấy chế tài hình sự là công cụ cơ bản để thực thi. Hệ thống hình phạt được áp dụng đối với vi phạm pháp luật môi trường gồm:
+ Hình phạt tiền là hình phạt phổ biến nhất trong các đạo luật về môi trường của Singapore. Theo các đạo luật ở Singapore thì có nhiều mức độ vi phạt tiền khác nhau, tuỳ thuộc vào các đạo luật khác nhau và mức độ nguy hiểm của hành vi gây ra.
Ngoài ra, các đạo luật về môi trường của Singapore cũng quy định phạt tiền một cách rất linh hoạt đối với các vi phạm ít nghiêm trọng, đó là việc cho phép người vi phạm trả một khoản tiền thích hợp cho Bộ Môi trường Singapore và vụ việc sẽ tự kết thúc mà không phải đưa ra Toà.
+ Hình phạt tù
Đây là chế tài nghiêm khắc nhất nhằm trừng trị những người vi phạm ngoan cố, khi mà các hành vi phạm tội có thể mang lại cho người phạm tội những khoản lợi nhuận lớn nếu họ không bị phát hiện và hình phạt tiền vẫn không ngăn chặn được các hành vi mà người đó gây ra. Ví dụ: theo Đạo luật về môi trường sức khoẻ cộng đồng và Đạo luật kiểm soát ô nhiễm thì những người vi phạm lần đầu bị buộc tội về hành vi đưa chất thải hoặc các chất độc hại vào nguồn nước ngầm có thể bị phạt tù đến 12 tháng. Đối với những người tái phạm thì có thể bị phạt tù với chế độ khắc nghiệt từ 1 đến
12 tháng.
+ Tạm giữ và tịch thu
Một số luật về môi trường quy định về việc tạm giữ và tịch thu các công cụ, phương tiện được sử dụng vào việc phạm tội.
+ Lao động cải tạo bắt buộc
Lao động cải tạo bắt buộc là biện pháp mà qua thực tiễn thực thi pháp luật về môi trường ở Singapore cho thấy đây là một biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn các vi phạm nhỏ, những người vi phạm đã bị áp dụng hình phạt lao động cải tạo bắt buộc ít khi lặp lại hành vi đã vi phạm, đặc biệt rất ít người tái phạm. Cụ thể tại Mục 21A quy định: “Người nào từ 16 tuổi trở lên bị kết án vì vi phạm một trong các quy định tại mục 18 hoặc 20, và nếu trước khi anh ta bị kết tội, toà án thấy rằng để cải tạo người vi phạm và để bảo vệ môi trường cũng như sức khoẻ cộng đồng liên quan đến môi trường, người vi phạm cần phải thực hiện công việc liên quan đến vệ sinh làm sạch các vị trí nhất định mà không được trả thù lao thì thay cho các quyết định hoặc hình phạt khác và trừ khi có những lý do đặc biệt. Toà án sẽ ra quyết định bắt buộc lao động cải tạo đối với người vi phạm buộc họ phải thực hiện công việc nói trên dưới sự giám sát của các nhân viên giám sát, phù hợp với các quy định của mục này và mục 21B”.
(http://www.hvcsnd.edu.vn/vn/Acedemy/Phap-luat/84/903/Phap-luat-ve- bao-ve-moi-truong-o-Singapore.aspx)