Những hạn chế

Một phần của tài liệu Mô hình ngân hàng thương mại đa năng - thực trạng và triển vọng phát triển ở Việt Nam (Trang 64 - 68)

- Tạo ra nàng lực mới cho công ty: JPMorgan Chase có thể cung cấp dịch vụ tư vấn hỗ trợ vốn với chi phí thấp hơn cho bất cứ ngân hàng nào mà nó kiểm

2. Những hạn chế

Thời gian qua, các ngân hàng thương mại Viữt Nam đã từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhằm xây dựng m ô hình ngân hàng đa năng và tạo điều kiữn cho khách hàng lựa chọn sản phẩm. Tuy nhiên vẫn có thể thấy được những tồn tại nổi bật trong viữc cung cấp dịch vụ ngân hàng hiữn nay:

Thứ nhất, chủng loại sản phẩm nghèo nàn, đơn điệu:

Nhìn chung, hữ thống sản phẩm hiữn nay trên thị trường cung cấp dịch vụ ngân hàng của các ngân hàng thực hiữn ngân hàng đa năng còn nghèo nàn và chất lượng chưa cao. Các sản phẩm chưa có nhiều chủng loại và thích ứng vói nhu cầu của khách hàng, chủ yếu vẫn là các dịch vụ truyền thống như: huy động vốn, tín dụng, thanh toán,...Điều này thể hiữn ở doanh thu từ hoạt động túi dụng chiếm hơn 7 0 % trong nguồn thu dịch vụ từ ngành ngân hàng, tỷ lữ thu nhập từ những loại hình dịch vụ ngân hàng khác trong nguồn thu dịch vụ của các ngân hàng Viữt Nam vì t h ế thấp hơn nhiều so với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Viữt Nam và càng thấp hơn nếu so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Hơn nữa sự đơn điệu này còn thể hiện ở ngay cả trong các loại hình dịch vụ truyền thống như: huy động vốn chủ yếu dưới dạng tiền gửi, còn cấp túi dụng chủ yếu dưới dạng cho vay... Còn nhiều sản phẩm (nghiệp vụ phái sinh tiền tệ, lãi suất, từ giá, môi giới, bảo hiểm, tư vấn, chứng khoán, bất động sản...) mặc dù các ngân hàng thương mại trên t h ế giói đã thực hiện từ lâu nhưng ở Việt Nam mới trong giai đoạn thử nghiệm và còn ở mức độ thấp.

Theo thống kê của Intellegent Economic Unit thì trung bình một ngân hàng thương mại đa năng hoạt động toàn cầu có khả năng cung cấp cho khách hàng trẽn 2 triệu sản phẩm. Trong khi đó tại Việt Nam, thống kê cho thấy số sản phẩm m à hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam có khả năng cung cấp cho khách hàng không quá 3 con số.

Thứ hai, chất lượng sản phẩm chưa cao, phương thức tiếp cận sản phẩm dịch vụ cho khách hàng còn đơn giản, thuần túy:

Sản phẩm được thực hiện chủ yếu là cung cấp tín dụng chứa đựng nhiều rủi ro và hiệu quả không tương xứng vói những tổn thất xảy ra. Các sản phẩm khác có mức độ ứng dụng công nghệ thấp, tính liên kết sản phẩm dịch vụ chưa cao và chưa đảm bảo độ chính xác của sản phẩm; ngoài ra quy trình cung cấp sản phẩm còn rườm rà, thời gian xử lý trong quá trình cung cấp sản phẩm còn dài. Các phương thức tiếp cận dịch vụ tiên tiến như: InternetBanking, Home banking, .. .còn chưa phổ biến, các kênh phân phối sản phẩm còn mang đậm nét truyền thống.

Thứba, quy mô cung cấp sản phẩm còn nhỏ, tính cạnh tranh thấp:

Do hạn c h ế về số lượng, chất lượng, và khả năng tiếp cận sản phẩm đã làm giảm đáng kể quy m ô của sản phẩm. Các ngân hàng vẫn chủ yếu tập trung kinh doanh theo hướng gia tăng quy m ô tín dụng nên chưa đáp ứng thỏa mãn nhu cẩu đa dạng của xã hội về dịch vụ ngân hàng. Hơn nữa, xu hướng này làm cho chủ

thể cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng vẫn tập trung cạnh tranh vê lãi suất, mở rộng mạng lưới chi nhánh. Các hình thức cạnh tranh khác như cạnh tranh về chất lượng, về thương hiệu và công nghệ chưa được chú trọng, khiến cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng mói thiếu tính an toàn và bền vổng.

Thứ tư, chi phí đẩu tư phát triền các dịch vụ ngân hàng hiện đại lớn,

nhưng hiệu quả chưa cao, các tiện ích chưa được khai thác triệt đê.

Nhiều ngân hàng đã đầu tư một số vốn khổng l ồ để có được cơ sở hạ tầng hiện đại. Nhưng vói trình độ còn non kém, nên nhân viên ngân hàng vẫn chưa thể khai thác triệt để các tiện ích mói. Mặt khác, với chi phí đầu tư cao như vậy, thì việc quay vòng vốn là rất lâu, gây nên tình trạng ứ đọng vốn trong ngân hàng.

Thứ năm, trong quá trình phát triền, các ngăn hàng còn thiếu sự liên kết hợp tác với nhau:

M ỗ i ngân hàng còn theo đuổi một chiến lược riêng đối với loại sản phẩm dịch vụ có nhiều điểm tương đồng, dẫn đến lãng phí trong đầu tư, và làm tăng chi phí vân hành, quản lý hệ thống, điển hình là các ngân hàng đẩu tư vào hệ thống A T M một cách riêng lẻ, gây lãng phí lớn trong đẩu tư.

Thứ sáu, các dịch vụ ngân hàng hiện đại mới chỉ có thể cung cấp cho một số đối tượng khách hàng ở một vài địa bàn nhất định.

Các dịch vụ ngân hàng hiện đại chưa thể phát triển rộng khắp và đổng đều trong thời gian ngắn do sự phát triển không đổng đều giổa các địa phương. Nguyên nhân là do trình độ phát triển, cơ sở hạ tầng ở mỗi địa phương không đồng đều. Mạng lưới chi nhánh của các ngàn hàng phân bố ở mỗi địa phương là khác nhau.

Thứ bảy, độ bảo mt và an toàn thông tin cho khách hàng khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử còn chưa cao

Điều này dẫn đến tâm lý e ngại phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử của các ngân hàng và sự không tín tưởng của khách hàng khi sử dụng các dịch vụ này. Ngoài ra, k h i khách hàng truy cập vào dịch vụ ngân hàng trực tuyến điện tử này của một số vvebsite ngân hàng như: Sacombank, TMCP Phương Nam, Phát

triển nhà đồng bằng sõng cửu Long, Incombank, ... khách hàng chỉ nhận đưấc thông báo vvebsite đang đưấc xây dựng hoặc khi click chuột kích hoạt thì chẳng thấy tác dụng gì. Hay là khi mở tài khoản trong Intemet banking chỉ xem đưấc số tiền hiện có, riêng thanh toán về chi phí điện, nước, điện thoại ... thì không thực hiện đưấc, mặc dù ngân hàng giới thiệu rất đầy đủ về tiện ích này.

Thứ tám, trong thanh toán thì các công cụ thanh toán hiện đại như thẻ ATM, thẻ tín dụng... vẫn còn hạn chế:

Nguyên nhân là do tâm lý chuộng tiền mặt trong dân cư và sử dụng các công cụ thanh toán truyền thống còn lớn, việc ứng dụng kỹ thuật tin học trong thanh toán còn hạn chế, thiếu đồng bộ, tốc độ thanh toán chưa cao...

Thứ chín, về hệ thống cơ sở pháp lý:

Khuôn khổ thể c h ế liên quan đến hoạt động cung cấp các dịch vụ ngân hàng mới còn nhiều hạn chế, thiếu cơ sở pháp lý và chưa phù hấp với sự thay đổi của thị trường dịch vụ ngân hàng đang đưấc tự do hóa khi Việt Nam gia nhập WTO trong thời gian sắp tới. Nhiều văn bản quy định đang trong giai đoạn xây dựng, điều chỉnh hoặc mới ban hành (Luật các công cụ chuyển nhưấng, Luật giao dịch điện tử, Luật cạnh tranh, Luật k ế toán, Quy chế về bao thanh toán, môi giới tiền tệ...) nhưng vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể, kịp thời. Nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng phổ biến trên thị trường quốc t ế chưa đưấc thể chế hóa phù họp. Ngoài ra cơ chế quản lý đặc biệt về tài chính còn mang tính chất phân biệt

Thứ mười, thời gian qua việc thực hiện mô hình ngân hàng đa năng ở các ngân hàng thương mại còn nhiều bất cập ở tất cả các khâu đó là:

- Thực hiện đa năng ở cả các chi nhánh ngân hàng lẫn trụ sở chính trong một hệ thống ngân hàng.

- Tất cả các ngân hàng đều thực hiện đa năng, tính hệ thống và tính thống nhất không mạnh và do đó tạo ra canh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng thương mại.

- Việc xác định sản phẩm cốt lõi của ngân hàng thương mại đã xuất hiện nhung chưa rõ nét.

- Sự cạnh tranh giữa các tổ chức túi dụng phi ngân hàng và ngân hàng về dịch vụ ngân hàng đã và đang diớn ra, chia nhỏ "chiếc bánh" thị trường vốn chưa phải là to lớn và làm giảm hiệu quả thực hiện chính sách tài chính và chính sách tiền tệ.

Do đó khi xây dựng ngân hàng thương mại đa năng chúng ta cần phải lựa chọn m ô hình phù hợp về cấu trúc sở hữu từ cấu trúc đơn giản đến phức tạp. Ngân hàng mẹ thực hiện đa năng, cả hệ thống ngân hàng là đa năng, nhưng ờ các chi nhánh thì không phải như vậy, chỉ có nhũng chi nhánh hoạt động ở những nơi có đủ điều kiện thì mới kinh doanh đa năng, các chi nhánh khác hoạt động tập trung vào một số sản phẩm chính phù hợp với địa bàn và thị trường. Ngoài ra nên thành lập các công ty trực thuộc ngân hàng mẹ để kinh doanh các dịch vụ như: bảo hiểm, chứng khoán... và phải xây dựng được chiến lược kinh doanh, xác định sản phẩm cốt lõi phù hợp với từng ngân hàng.

Một phần của tài liệu Mô hình ngân hàng thương mại đa năng - thực trạng và triển vọng phát triển ở Việt Nam (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)