Yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp phát triển kinh tế tư nhân ở nhật bản và kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 74 - 77)

Trong tiến trình toàn cầu hóa, với thách thức thoát ra khỏi “bẫy thu nhập trung bình”, mô hình tăng trưởng của Việt Nam hiện nay bắt đầu bộc lộ nhiều bất cập. Đó là việc tăng trưởng đang dựa quá nhiều vào khai thác tài nguyên thô, gia công với giá trịgia tăng thấp, có nhiều khâu còn “bế tắc” ởđầu ra, đồng thời năng

suất, chất lượng và sức cạnh tranh yếu kém, không hướng tới phát triển bền vững.

Để giải quyết vấn đề này, đòi hỏi phải có những đổi mới trong mô hình tăng trưởng, nhấn mạnh tới chất lượng và hiệu quả, tăng trưởng theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu, với những nhân tố mới mẻđể tạo động lực, sức bật lớn cho giai đoạn phát triển tiếp theo.

3.1.3.1. Bối cảnh trong nước

Sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước đã trải qua 25 năm (1986 – 2011),

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội đã thực hiện được 20 năm (1991 – 2011). Việt Nam đã thực hiện thành công chặng đường

đầu của công cuộc đổi mới, đưa đất nước thoát ra tình trạng kém phát triển, tăng trưởng kinh tế hằng năm khá cao, tạo ra nhiều công ăn việc làm, đời sống nhân dân

được cải thiện, giữ vững được độc lập, tự chủ, nâng cao vị thếđất nước trên trường quốc tế, tạo tiền đềđể tiếp tục phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn trong giai đoạn mới. Nước ta đang mở rộng hợp tác với tất cả các quốc gia trên thế giới theo nguyên tắc đa phương hóa, đa dạng hóa. Các doanh nghiệp tư nhân không chỉ phải cạnh tranh với nhau mà còn với các thành phần kinh tế khác trong nước, đặc biệt cả với doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực và kinh nghiệm hơn hẳn. Điều này tạo nên một môi trường cạnh tranh năng động và gay gắt trên mọi mặt của đời sống kinh tế. Quá trình này giúp Việt Nam thu hút được nhiều vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm từnước ngoài để phát triển kinh tế.

Mặc dù đã đạt được các thành tựu to lớn nhưng Việt Nam vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, diễn biến phức tạp và không thể coi thường.

Thêm vào đó, nguy cơ tụt hậu kinh tế ngày càng xa hơn so với nhiều quốc gia ở khu vực và trên cả thế giới vẫn còn hiện hữu. Tăng trưởng GDP hằng năm vẫn chưa thật

ổn định do tình hình còn nhiều biến động. Năm 2011, lạm phát trong nước đã tăng

trở lại, kinh tế vĩ mô vì thế gặp nhiều bất ổn. Lãi suất tăng cao khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động do lượng tín dụng bị thu hẹp. Tỷ giá cũng có những thời điểm biến động không theo một quy luật kinh tế nào. Tái cơ cấu các ngành, tập

đoàn kinh tế cũng như các doanh nghiệp còn lúng túng nên chuyển biến còn chậm.

Khó khăn chung trong hoạt động của các doanh nghiệp trong nước, nhất là DNNVV vẫn chưa được tháo gỡ hoàn toàn.

Giai đoạn 2011 – 2015, Việt Nam tiếp tục đà phục hồi, tăng trưởng kinh tế

trở lại sau thời kỳ suy giảm vì khủng hoảng toàn cầu, thực hiện nhiều hơn các hiệp

định thương mại tựdo song phương và đa phương. Nước ta phấn đấu đạt được các chỉ tiêu cơ bản: Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2011 – 2015: 7 – 7,5%/năm;

Cơ cấu GDP: nông nghiệp (17 – 18%), công nghiệp và xây dựng (41 – 42%), dịch vụ (41 – 42%); Tỷ lệ số lao động được qua đào tạo đạt mức 55%29. Bên cạnh kế

hoạch 5 năm (2011 – 2015) thì Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020

được xác định là: Chiến lược tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nhanh, bền vững, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng nước ta cơ

bản trởthành nước công nghiệp theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa30.

Để hoàn thành các mục tiêu trên, nền kinh tế nói chung và khu vực tư nhân

nói riêng cũng không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phát triển đi lên các hình thái sở hữu quy mô lớn và hiện đại của thời đại. Thời gian sắp tới, lực lượng doanh nghiệp tư nhân Việt Nam phải vừa phát triển về số lượng, vừa phát triển về chất

lượng theo hướng tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

3.1.3.2. Bối cảnh quốc tế

Sau khủng hoảng 2008, mặc dù đã có dấu hiệu hồi phục nhưng kinh tế thế

giới vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Năm 2011, một số nền kinh tếnhư Tây Ban Nha,

Hi Lạp,… đã gặp rủi ro và suy thoái trầm trọng. Hợp tác phát triển vẫn là một xu thế lớn, nhưng sẽ có những diễn biến mới, tiềm ẩn nhiều bất trắc. Toàn cầu hóa và cách mạng khoa học công nghệ đang thúc đẩy hình thành một xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức. Chủ nghĩa bảo hộ phát triển dưới nhiều hình thức, cơ cấu lại thể

chế trong các ngành diễn ra mạnh mẽ ở các nước. Tương quan sức mạnh kinh tế

giữa các nước, đặc biệt là giữa các nước lớn có nhiều thay đổi. Cạnh tranh về thương mại, tranh giành tài nguyên, năng lượng, công nghệ, vốn,… giữa các nước càng ngày càng gay gắt. Châu Á – Thái Bình Dương nói chung và ASEAN nói riêng vẫn là những khu vực có sự phát triển năng động nhất. Bên cạnh đó, ASEAN sẽ tiếp tục đẩy mạnh liên kết khu vực, xây dựng cộng đồng, tạo ảnh hưởng lớn hơn

cho khu vực. Thế giới đang đổi thay rất mạnh mẽ, các nguồn tài nguyên đang ngày càng khan hiếm, các doanh nghiệp bắt buộc phải thích nghi để kịp thời điều chỉnh sản phẩm, thịtrường sao cho phù hợp và có lợi nhất cho sự phát triển của mình.

29

: Theo như kế hoạch 5 năm (2011 – 2015) trong Văn kiện Đại hội Đảng XI, 2011

30

: www.tapchicongsan.org.vn, truy cập ngày 4/4/2012, Một số vấn đề vềnâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực kinh tếtư nhân,

Link: http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/kinh-te-thi-truong-XHCN/2011/12732/Mot-so-van-de-ve- nang-cao-nang-luc-canh-tranh-cua.aspx

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp phát triển kinh tế tư nhân ở nhật bản và kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 74 - 77)