Ngoài những ưu thế sẵn có và sự đóng góp tích cực cho nền kinh tế ở mỗi quốc gia thì vẫn còn có những mặt hạn chế nhất định của kinh tế tư nhân. Cụ thể như sau:
Phá vỡcơ cấu hợp lý của nền kinh tế: Do các nhà đầu tư tư nhân thường chỉ
tập trung vào các ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ tại các vùng vốn rất đông dân cư như thành phố, thị xã. Vậy nên, số lượng các doanh nghiệp tồn tại ở thành thị ngày càng gia tăng với tốc độ chóng mặt. Trong khi đó, nhu cầu cho các ngành kinh tế nông nghiệp nông thôn hiện nay khá cao mà vẫn chưa được đáp ứng kịp thời.
Bất lợi trong cạnh tranh: Dễ dàng nhận thấy rằng mặc dù đã có nhiều tiến bộ, cải cách nhằm đem lại lợi thế cho khu vực kinh tế tư nhân thì trên thế giới vẫn còn tồn tại tình trạng các ngành, lĩnh vực hay doanh nghiệp Nhà nước luôn được ưu
tiên trong phát triển hơn. Đây sẽ là một bất lợi rất lớn cho các quốc gia chưa có sự
chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi gia nhập vào sân chơi toàn cầu về kinh tế. Chính do
quá ưu ái cho doanh nghiệp Nhà nước, bỏ qua sức mạnh của tư nhân mà rất có thể
quá trình toàn cầu hóa sẽ biến quốc gia đó trở thành “sân sau” cho các nước lớn.
Tạo sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội: Kinh tế tư nhân có đặc điểm nổi bật là “mạnh ai người nấy chạy” nên đã trực tiếp tạo sự giãn cách lớn về thu nhập, tiền của xã hội chỉ tập trung vào một sốít người, điều này tất yếu sẽ tạo ra sự phân hóa giàu nghèo – điều mà hầu như mọi xã hội đang phải đối mặt.
Vấn đề Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Kinh tế tư nhân luôn có mục tiêu là theo đuổi lợi ích trước mắt cũng như tối đa hóa lợi nhuận. Nhằm đạt được mục đích này, họ luôn bất chấp mọi quy định, thậm chí hoạt động kinh doanh cả
trong những lĩnh vực mà Nhà nước cấm. Đây là điều kiện thuận lợi cho một số kẻ
lũng đoạn thịtrường xuất hiện, họ sẽ chạy theo thu nhập, bỏ qua vấn đềmôi trường và tạo ra những vấn đề xã hội nhức nhối khác. Vụ việc nhà máy Vedan xả chất thải ra sông Thị Vải bị phanh phui chính là ví dụ điển hình cho vấn đề này. Để giải quyết tình trạng trên, hiện nay tất cả các nước trên thế giới đang ráo riết đề ra các
chỉ tiêu về vấn đề Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhằm bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng cũng như các đối tượng khác trong xã hội.
Kinh tếtư nhân rõ ràng cũng hiện hữu những mặt trái mà chính vì thế, sự tồn tại của kinh tế Nhà nước ở tất cả các quốc gia là một tất yếu khách quan dù trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện kinh tế nào đi chăng nữa. Kinh tế Nhà nước có vai trò quan trọng đối với việc cung cấp các hàng hóa công cộng cũng như một số loại dịch vụ khác – những thứ mà các doanh nghiệp tư nhân cung cấp không được hiệu quả
nếu xem xét trên khía cạnh phục vụ cho cộng đồng.
Tóm lại, kinh tế tư nhân được nhìn nhận là hình thức kinh tếra đời một cách tự nhiên trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. Sựra đời và phát triển của nó nằm ngoài những ý muốn chủ quan của các nhà chính trịở bất kỳ lực lượng nào trong xã hội, với bất cứ mục đích nào đi chăng nữa. Không thể phủ nhận rằng kinh tếtư nhân đóng vai trò rất quan trọng trong nỗ lực tăng trưởng và phát triển của mọi nền kinh tế, nhưng bên cạnh đó nó vẫn có những mặt tiêu cực sẽ có thể kìm hãm sự
phát triển của không chỉ khu vực kinh tếtư nhân mà cả nền kinh tế nói chung. Nhà
nước cần phải có những biện pháp can thiệp kịp thời, các chính sách cụ thể để giúp khu vực tư nhân có thể phát huy được hết vai trò tích cực của nó cũng như hạn chế
tối đa các mặt tiêu cực mà nó gây ra.
Có thể khẳng định, chừng nào mà con người còn cần đến một phương tiện hữu hiệu nhằm xây dựng và cải tạo cuộc sống, thì kinh tế tư nhân sẽ vẫn tồn tại giống như một “hành trang” quan trọng cho con người trong tiến trình hướng tới
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ
NHÂN Ở NHẬT BẢN