Về phía Nhà nước

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp phát triển kinh tế tư nhân ở nhật bản và kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 51 - 57)

2.3.1.1. Chủtrương của Chính phủ Nhật Bản về phát triển kinh tếtư nhân

Kinh tế Nhật Bản từ 1945 đến nay đi theo mô hình kinh tế thị trường có

hướng dẫn và nổi lên những vấn đềcơ bản sau đây: i) Dân chủ hóa kinh tế gắn liền với dân chủ hóa chính trị và xã hội; ii) Kinh tế thị trường không có nghĩa là nền kinh tế vô Chính phủ. Thời kỳ đầu, Chính phủ can thiệp trực tiếp và khá sâu vào nền kinh tế, nhưng càng về sau càng giảm dần; iii) Ngoài việc giải thoát vềtư tưởng

và đảm bảo quyền tự do kinh doanh, phải không ngừng chú trọng phát triển giáo dục – đào tạo; iv) Tăngcường và chủđộng mở rộng quan hệ kinh tếđối ngoại.

Đối với thành phần kinh tế tư nhân, Nhật Bản đã xem đó là thành phần kinh tế có tính chất quyết định đến sự phát triển của một nền công nghiệp tiên tiến hiện

đại. Trải qua một giai đoạn dài từ quá trình khôi phục hậu quảđể lại sau chiến tranh

đến phát triển kinh tế sau này, Nhật Bản luôn chú trọng đến việc đưa ra các chính

sách thích hợp với từng thời kỳ để phát triển kinh tế tư nhân. Có thể nói phương

châm quản lý trong thời kỳ này đó là: “Chính phủ không can thiệp quá sâu đến hoạt

động của doanh nghiệp, đặc biệt giữa Chính phủ và doanh nghiệp tư nhân phải tồn tại một mối quan hệ minh bạch”.

Những đặc trưng cơ bản trong chủ trương của Chính phủ Nhật Bản đối với thành phần kinh tếtư nhân là:

- Thứ nhất, Chính phủ thực hiện chính sách tạo điều kiện cho tư nhân tự do kinh doanh đồng thời loại bỏ những yếu tố không hoàn thiện của thịtrường.

- Thứ hai, Chính phủđầu tư trong những ngành công nghiệp không có lãi nhưng lại cần thiết cho sự phát triển như: xây dựng cơ sở hạ tầng, văn hóa, giáo dục…

- Thứ ba, hợp tác phát triển giữa Chính phủ và các doanh nghiệp thuộc khu vực tư

nhân phải được thực hiện một cách thường xuyên và chặt chẽ.

- Thứ tư, công cụ kế hoạch hóa gián tiếp trong điều tiết, quản lý nền kinh tế luôn

được Chính phủ coi trọng.

2.3.1.2. Các cơ chế hỗ trợ của Chính phủđối với kinh tếtư nhân

Cải cách kinh tếtư nhân sau chiến tranh thế giới thứ II, là tiền đề quan trọng nhất, tạo đà cho phát triển kinh tếtư nhân sau này:

- Cải cách ruộng đất: là cải cách quan trọng và đạt hiệu quả cao nhất trong số các cuộc cải cách kinh tế với mục tiêu khắc phục và củng cố các thiên hướng dân chủ để phá bỏ sự kìm hãm kinh tế vốn đọa đày người nông dân ở Nhật Bản trong thời kỳ phong kiến. Việc ruộng đất ở nông thôn bị xóa bỏ sẽ kéo theo xóa sổ luôn cả tàn

dư phong kiến của nền nông nghiệp Nhật Bản, từđó làm tan rã chếđộ đẳng cấp và

làm thay đổi hẳn trật tự xã hội nông thôn. Điều này tạo ra sự phân phối tài sản và thu nhập bình đẳng hơn. Sau khi quyền sở hữu ruộng đất được chuyển nhượng,

nông dân đã tiến hành cải cách ruộng đất gieo trồng, tích cực áp dụng kỹ thuật canh tác mới, làm tăng năng suất lao động. Những tiến bộ trong việc trồng lúa và các lĩnh

vực nông nghiệp khác đã trực tiếp góp phần mở rộng đáng kể thịtrường trong nước. - Giải thể các công ty lũng đoạn zaibatsu: Sự tập trung công nghiệp vào một số

zaibatsu gây ra quan hệ chủ - thợ nửa phong kiến, làm kìm hãm tiền lương và cản trở sự phát triển công đoàn. Nhằm thực hiện giải thể zaibatsu, lực lượng Đồng Minh

đã lập ra ủy ban giải quyết vấn đề về công ty cổ phần. Việc phần lớn các công ty khổng lồ trong những ngành công nghiệp chủ chốt như thép, đóng tàu… bị giải thể đã làm thay đổi hoàn toàn bản đồ công nghiệp Nhật Bản. Nó đã góp phần xóa bỏ

tình trạng tập trung kinh tế quá mức, thiết lập một khuôn khổ cạnh tranh lành mạnh và giúp phát triển tổng thể nền kinh tế quốc dân.

- Chế định ba luật về lao động: Việc cải cách lao động ngay sau chiến tranh trước hết là nhằm ngăn chặn phục hồi quân phiệt. Giai đoạn 1945 – 1951, các cuộc cải

cách lao động được thực hiện chủ yếu dưới hình thức đòi cải thiện quan hệ chủ - thợ, đề cao tự do, dân chủ, nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho công nhân, tạo nên mối quan hệ mới có lợi cho sự phục hồi và phát triển kinh tế. Luật

Công đoàn được thực hiện vào tháng 3/1946, quy định công nhân có quyền đoàn

kết, thương lượng tập thể và bãi công. Luật Tiêu chuẩn lao động và Luật Điều chỉnh quan hệlao động lần lượt được đề ra vào tháng 4 và tháng 7/1947. Từđó, lực lượng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

công đoàn, phong trào công nhân đã phát triển nhanh chóng, số lượng đoàn viên tăng mạnh.

Cơ chế hỗ trợ tiếp cận vốn:

Các hoạt động hỗ trợ vốn đã được triển khai kể từ sau sự xuất hiện của công ty tài chính phục vụ tái thiết sau Thế chiến II. Tổ chức Tài chính đời sống nhân dân (NLFC) và Tổ chức Tài chính Nhật Bản phục vụ DNNVV (JASME) đã được thành lập lần lượt vào các năm 1949 và 1953. Hai tổ chức tài chính công lớn mạnh này

chuyên đảm nhiệm việc cho DNNVV vay vốn. Tham gia vào hoạt động hỗ trợ vốn cho DNNVV còn có Ngân hàng Trung ương phục vụ các tổ chức HTX công thương

hóa vào những lĩnh vực tài chính khác nhau: i) doanh nghiệp thứ nhất cho vay đối với nhóm doanh nghiệp nhỏ; ii) doanh nghiệp thứ hai tập trung cho vay nhằm thể

chế hóa DNNVV; và iii) doanh nghiệp thứ ba tập trung cho vay dài hạn, giúp hiện

đại hóa, hợp lý hóa các DNNVV. Có thể nói, những thể chế tài chính này đã cho các DNNVV vay cùng với nhiều ưu đãi hơn nhiều so với những thể chế tài chính của tư nhân, nhất là các chương trình cho vay được thiết kế riêng ở từng giai đoạn nhất định. Lượng cung ứng vốn vay từ nó đã đáp ứng nhu cầu khẩn cấp của các doanh nghiệp khi diễn ra sự giảm sút vốn cho vay từ những thể chế tài chính của tư

nhân ở các giai đoạn thắt chặt tiền tệ của Nhật Bản trong quá khứ. Chính quyền địa

phương cũng tham gia tích cực vào hoạt động cho DNNVV vay vốn dưới ba hình thức: i) cho DNNVV vay vốn trực tiếp; ii) cung cấp các quỹ đến cho thể chế tài chính của tư nhân nếu các vốn đó dùng để cho DNNVV vay vốn; và iii) cung cấp những nguồn lực tài chính cho việc thanh toán lãi suất khi doanh nghiệp vay vốn từ

Tổ chức tín dụng Trung ương hoặc địa phương. Bằng các cách thức hỗ trợnhư trên, khu vực DNNVV đã tiếp cận được một lượng vốn ngày càng gia tăng. Số vốn cho vay đạt 180 tỷ Yên năm 1965, tăng lên mức 2.700 tỷ Yên vào năm 1983 và 36.000 tỷ Yên18vào năm 2004.

Cơ chế hỗ trợ về khoa học công nghệ:

Sau thế chiến II, Nhật Bản may mắn giữ lại được đội ngũ các nhà khoa học, kỹ sư và chính lực lượng này đã giữ vai trò rất quan trọng đối với việc nâng cao

năng lực cạnh tranh trong các ngành ô tô, điện tử, điện dân dụng của nước này về

sau. Trong quá trình phát triển của ngành công nghiệp Nhật Bản, những doanh nghiệp đã tạo ra các mối quan hệ chặt chẽ (được gọi là Keiretsu). Nhờ đó, công nghệ sản xuất trực tiếp được chuyển giao từ công ty mẹ đến những công ty con thông qua các hợp đồng thầu phụ. Luật về các biện pháp tạm thời để thúc đẩy sự

phát triển của ngành cơ khí (1956) đã ra đời, tạo điều kiện để công ty mẹ nhập khẩu những trang thiết bị và công nghệ hiện đại rồi chuyển giao xuống cho các công ty con. Đặc biệt, trong ngành công nghệ phụ trợ, những doanh nghiệp nhỏ có xu

hướng sử dụng công nghệ được cung cấp từ công ty mẹ nhiều hơn so với những

18

công ty sở hữu quy mô lớn hơn, hay mức độ phụ thuộc công nghệ được cung cấp bởi công ty mẹ(thượng tầng) giảm dần theo sựtăng trưởng quy mô của các công ty con (hạ tầng). Ngoài ra, các doanh nghiệp trong ngành này còn tiếp cận công nghệ

từ những nhà cung cấp và từ chính những doanh nghiệp khác trong ngành.

Có thể nói, sự hỗ trợ công nghệ từ những cơ quan thuộc Chính phủ chỉ quan trọng ở giai đoạn đầu và sau đó nó chỉ đóng vai trò thứ yếu trong quá trình phát triển. Khoa học, công nghệ sản xuất đã phát triển rất mạnh mẽ, vượt quá năng lực của các thể chế công, vì thế nếu khu vực công tiếp tục duy trì các hoạt động hỗ trợ

công nghệ thì sẽ trở thành rào cản vô hình cho sựnâng cao năng lực công nghệ của khu vực DNNVV. Khu vực tư nhân đã làm rất tốt việc thẩm định đối với các công nghệ tiên tiến trước khi nó chính thức được áp dụng một cách đại trà thông qua hình thức trao đổi thông tin giữa những DNNVV.

Cơ chế hỗ trợ và khuyến khích tư nhân trực tiếp tham gia vào các lĩnh vực trọng

điểm của nền kinh tế:

Nhật Bản định dạng các khu vực địa lý kinh tế theo hướng mật độ cao, khoảng cách ngắn và ít sự chia cắt. Hệ thống doanh nghiệp có cấu trúc giống như

hình kim tựtháp, trên đỉnh là những tập đoàn toàn cầu, dưới đó lần lượt là các công ty lớn, công ty vừa, công ty nhỏ và cuối cùng là các công ty rất nhỏ. Đây là một hệ

thống thống nhất theo “Cơ cấu hai tầng”, các công ty lớn chuyển giao các hợp đồng thầu phụ cho những công ty nhỏhơn. Các khu vực trong nền kinh tế quốc dân luôn luôn có sự liên kết, tác động qua lại lẫn nhau theo như hệ thống này. Và để thực hiện được điều này, đòi hỏi phải có một nguồn vốn lớn đểđầu tư xây dựng hệ thống

giao thông và cơ sở hạ tầng. Để giảm bớt gánh nặng cho khu vực công, Chính phủ đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tư nhân được trực tiếp tham gia vào lĩnh vực này. Mô hình hợp tác Nhà nước – tư nhân PPP đã xuất hiện hơn một thế kỷ qua ở

Nhật Bản. Các doanh nghiệp tư nhân đã tham gia xây dựng đường sắt quanh khu

dân cư, xây dựng bách hóa và các công trình dân sinh khác, thu hút được nhiều

người dân sử dụng dịch vụ và sinh sống trong những khu vực này. Chính phủđã tạo nhiều cơ hội để tăng cường mô hình PPP, trong đó có việc phòng chống tệ trạng tham nhũng và yêu cầu minh bạch thông tin phải được đặt lên hàng đầu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ chếthúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế cho các doanh nghiệp tư nhân:

Chính phủ tiến hành hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân lựa chọn phát triển các ngành, sản phẩm chủ lực hướng về xuất khẩu, phù hợp với nhu cầu của thị trường thế giới và lợi thế so sánh quốc gia. Ưu tiên hàng đầu của các chính sách hỗ trợ là

hướng tới việc nâng cao vềnăng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp cũng như cho sản phẩm xuất khẩu. Ở đó, Chính phủ giữ một vai trò quan trọng trong việc khơi thông

thị trường quốc tế, xúc tiến thương mại – xuất khẩu. Để làm được điều này, Chính phủđã cho phép thành lập hai nhóm cơ quan phi chính phủ là:

- Nhóm thứ nhất bao gồm các Phòng Thương mại và Công nghiệp, các Hiệp hội ngành nghề. Hoạt động của các cơ quan này chủ yếu thiên về dịch vụtrên cơ sở hội phí, lệ phí dịch vụvà đại diện cho quyền lợi của các doanh nghiệp.

- Nhóm thứ hai bao gồm các tổ chức kinh tế và các liên minh doanh nghiệp, hoạt

động phi lợi nhuận trên cơ sở hội phí từ các thành viên. Các tổ chức này có quy mô lớn, bao gồm cả các Quỹ hợp tác phát triển, Viện Nghiên cứu. Họ tham gia các hoạt

động “trung gian”, vừa vận động hành lang, vừa đấu tranh gây ảnh hưởng lớn với Chính phủ trong việc định hướng các chính sách hướng về bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp.

Các cơ quan xúc tiến thương mại là cơ quan sự nghiệp phúc lợi công cộng, hoạt động phi lợi nhuận, trực thuộc Chính phủ và không tham gia vào bộ máy quản lý Nhà nước. Các cơ quan này được tài trợ từ nhiều nguồn vốn khác nhau, bao gồm:

ngân sách Nhà nước cấp theo các dự án phát triển kinh tế và các nguồn thu khác từ

phí hội viên, lệ phí dịch vụ…. Các cơ quan xúc tiến thương mại cũng có mạng lưới rộng khắp ởtrong và ngoài nước. Ví dụnhư Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) có 37 văn phòng ở trong nước, 75 văn phòng tại nước ngoài. Các văn

phòng này có nhiệm vụ cập nhật những thay đổi thường xuyên về chính sách thuế

quan, thị hiếu tiêu dùng, tìm kiếm đối tác tiềm năng ở nước ngoài, sau đó chuyển thông tin về nước, phục vụ cho các doanh nghiệp Nhật Bản có nhu cầu thành lập các phòng trưng bày, triển lãm sản phẩm xuất khẩu tại nước ngoài.

Nhật Bản rất quan tâm tăng cường sức cạnh tranh cho doanh nghiệp thông qua việc thành lập các hiệp hội và tổ chức hỗ trợ DNNVV thực hiện các chương

trình: bảo lãnh tín dụng, tư vấn, tạo lập thịtrường nhờ các hợp đồng gia công giữa các công ty lớn với các DNNVV. Chính phủ Nhật Bản cũng tăng cường viện trợ và ký kết các hiệp định thương mại với các Chính phủ nước ngoài để mở đường cho các doanh nghiệp trong nước thâm nhập thị trường thế giới. Thị trường lao động Nhật Bản được linh hoạt hóa nhờ vào việc đổi mới giáo dục, đào tạo nghề cho công nhân, cải thiện môi trường pháp lý, tiến hành kinh doanh phù hợp với những cam kết, tiêu chuẩn cũng như các thông lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp phát triển kinh tế tư nhân ở nhật bản và kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 51 - 57)