Giai đoạn tái kiến thiết đất nước (1945 – 1954)

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp phát triển kinh tế tư nhân ở nhật bản và kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 32 - 35)

Năm 1945, sau thất bại trong chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bản đã bị tàn phá nặng nề về kinh tế, đất nước chính thức chìm trong khủng hoảng trầm trọng về

rất nhiều mặt. Nhưng nó lại là tiền đềđể một nước Nhật khác hẳn hoàn toàn ra đời sau này.

Các nhà công nghiệp của nước này bắt đầu bắt tay vào việc tái thiết các nhà máy và Nhật Bản bước vào quá trình hồi phục nền kinh tế. Ngoài kỹ năng về lao

động và quản lý, Nhật Bản còn có những lợi thế khác. Nước này có nhiều nhà máy

cho năng suất cao, đem lại lợi nhuận và nằm ở những vị trí vô cùng thuận lợi. Các

5

nhà máy quy mô lớn ở miền duyên hải có thể nhập khẩu nguyên liệu với số lượng lớn từ vùng nào có giá rẻ nhất. Một số ngành mới như điện tử, sản xuất ô tô, đồđiện cũng bắt đầu phát triển. Từ những ngành công nghiệp trên, các nhãn hiệu hàng đầu thế giới đã xuất hiện như Sony, Panasonic và Honda. Cuối năm 1945, công cuộc cải cách ruộng đất đã diễn ra ở nông thôn, tạo cơ sở để tăng năng suất trong nông nghiệp. Lệnh giải tán các tập đoàn tài phiệt (zaibatsu) cũng được đưa ratrong năm

1945. Khu vực DNNVV Nhật Bản trong thời kỳ này chủ yếu tập trung vào các lĩnh

vực sản xuất hàng tạp hóa phục vụ đời sống hằng ngày. Dưới tác động từ hệ thống chính sách mà Chính phủ ban hành, các ngân hàng thương mại đã có các mức trần vốn cho vay để hạn chế lượng vốn được phân bổ cho các DNNVV. Đây là nguyên

nhân khiến cho các DNNVV đã vấp phải nhiều khó khăn trong huy động vốn, nguyên vật liệu nhằm tồn tại và phát triển. Thêm vào đó, việc các doanh nghiệp lớn

đã phục hồi nhưng không hợp tác với DNNVV đã khiến cho những DNNVV phải hứng chịu sự cạnh tranh rất gay gắt từ những doanh nghiệp lớn có sự hỗ trợ của Nhà

nước trong quá trình phát triển. Nhiều chương trình nhằm duy trì sự phát triển cho các DNNVV đã được ban hành nhằm tạo ra môi trường kinh doanh có sự cạnh tranh bình đẳng để phát triển. Trong đó, đáng chú ý là việc Luật Chống độc quyền và Luật Ngăn chặn sự tập trung quyền lực kinh tế quá mức được ban hành năm 1947.

Những cải cách có sự dân chủ hóa về kinh tế này đã khuyến khích tinh thần

đầu tư, kinh doanh và nâng cao địa vị của tư bản công nghiệp. Chính phủ Nhật Bản cũng đồng thời theo đuổi chính sách tập trung về vốn, nguyên vật liệu cho các ngành kinh tế quan trọng như than, thép, phân bón, điện lực…. Chiến tranh Triều Tiên nổ ra vào tháng 6/1950, Mỹ và Nhật liền ký kết hiệp định hòa bình nhằm giúp Mỹ rảnh tay đối phó với chiến sự. Các đơn đặt hàng từ lực lượng quân sự Mỹ trực tiếp làm tăng tổng cầu cho Nhật Bản. Sản lượng công nghiệp, đặc biệt trong các lĩnh

vực như sắt thép và đóng tàu nhờđó đã tăng nhanh chóng. Nhờ sự hỗ trợ tài chính của Mỹ và quyết tâm khôi phục lại đất nước, đến khi Chiến tranh Triều Tiên kết

thúc vào năm 1953, nhiều nhà máy mới đã được xây dựng nên.

Sự thay đổi thể chế đã được tiến thêm một bước nữa bởi sự ra đời của Cục phát triển DNNVV Nhật Bản (SMEA) với tư cách là một ngoại vụ của Bộ Công

nghiệp, Thương Mại và Kinh tế, từ đó là cơ sở để Chính phủ triển khai thực hiện bốn nhóm công cụ hỗ trợ, với vai trò là một hệ thống những biện pháp cốt lõi, có tính nguyên lý nhằm thúc đẩy phát triển các DNNVV qua những giai đoạn phát triển về sau và vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Cụ thể:

Nhóm chính sách thứ nhất là những công cụ hỗ trợ về tài chính: Nhật Bản đã thành lập nên hai tổ chức tài chính công, chuyên đảm nhiệm các hoạt động cho DNNVV vay vốn sản xuất, đó là Tổ chức tài chính đời sống nhân dân (NLFC) năm

1949 và Tổ chức tài chính Nhật Bản phục vụ DNNVV (JASME) năm 1953. Bên cạnh đó, một mạng lưới hệ thống chuyên cung cấp tín dụng cho các DNNVV trên toàn quốc được tạo ra trên cơ sở sự ra đời của Luật Bảo hiểm tín dụng (1950) và Luật Hiệp hội bảo hiểm tín dụng (1953).

Nhóm chính sách thứ hai là các công cụ nâng cao năng lực trong tổ chức và kết hợp doanh nghiệp. Luật Điều chỉnh hành vi của các hợp tác xã DNNVV (1949)

đã được Chính phủ ban hành. Luật này ra đời nhằm đảm bảo sự tự nguyện của những thành viên tham gia trong hợp tác xã (HTX) và tính tự chủ trong quản lý của những HTX này. Luật Ổn định tạm thời sự phát triển của nhóm xác định các DNNVV (1952) cũng được ban hành, đã góp phần hạn chế sự cạnh tranh quá mức trong khu vực DNNVV bằng việc điều chỉnh sản lượng và giới hạn các thiết bị. Vào

năm 1953, luật này đã được chỉnh sửa lại với cái tên mới là Luật Bình ổn DNNVV. Và dưới phạm vi điều chỉnh của luật này, Hội đồng bình ổn các DNNVV đã được Chính phủ thành lập nên. Năm 1956, với sự sửa đổi Luật Chống độc quyền mà một số cartel6 hình thành nhờ sự hợp tác giữa những doanh nghiệp đã được công nhận chính thức. Đây là cơ sở cho sự hợp tác giữa các doanh nghiệp dưới hình thức của những hiệp hội để phát huy các tác dụng của lợi thế theo quy mô trong quá trình cạnh tranh. Sau này, nó vẫn được thể hiện trong Luật Cơ bản về DNNVV năm

1963. Chính sách bình ổn đã đóng góp một phần quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của các DNNVV trong thời kỳđầu, vềsau được thay thế bằng chính sách hợp lý hóa các DNNVV. Chính sách mới có định hướng dài hạn nhằm thúc đẩy sự phát

6

: Thuật ngữ “cartel” có nguồn gốc từ Tiếng Đức “Kartell”, có nội hàm dùng để chỉ hình thức hợp tác giữa các doanh nghiệp có vịtrí độc lập với nhau – hợp tác theo chiều ngang – nhằm nâng cao sức mạnh của các bên trên thịtrường

triển đối với những DNNVV hướng tới xuất khẩu, đảm bảo cho năng lực cạnh tranh

được nâng cao nhờ nghiên cứu, cải tiến và đổi mới dây chuyền, công nghệ sản xuất.

Trên cơ sở của định hướng dài hạn đó mà Luật Hợp lý hóa doanh nghiệp (1952),

Chương trình trợ cấp để hiện đại hóa trang thiết bị (1954) và Luật Khuyến khích hiện đại hóa DNNVV (1963) đã ra đời.

Nhóm chính sách thứ ba là những nghiên cứu về việc quản lý, ổn định hóa và hợp lý hóa nền kinh tế sau Chiến tranh Triều Tiên. Nó là các công cụliên quan đến hoạt động hướng dẫn, tư vấn cho các DNNVV. Cục Phát triển DNNVV đã được ra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đời và cùng với đó là sự thành lập của Văn phòng tư vấn DNNVV ở cấp hội đồng thành phố (1948). Bên cạnh hoạt động đăng ký tư vấn kể từ năm 1952, việc tư vấn,

hướng dẫn cho khu vực DNNVV đã được giới thiệu rồi đi vào hoạt động.

Nhóm chính sách thứtư là một tập hợp các công cụ nhằm đưa ra các chỉ dẫn

định hướng đối với sự phát triển của khu vực DNNVV. Trong những công cụ này thì các Văn bản hướng dẫn, các Nghị định, Thông tư được ban hành hằng năm

nhằm phân tích các biến động của môi trường kinh doanh từ phía Chính phủ cũng như các bộ, ngành liên quan trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tếđã đóng

một vai trò quan trọng, giống như “kim chỉ nam” cho các doanh nghiệp tìm ra

hướng đi đúng đắn trong từng thời kỳ phát triển.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp phát triển kinh tế tư nhân ở nhật bản và kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 32 - 35)