Giai đoạn thứ hai của thời kỳ tăng trưởng cao (1963 – 1972)

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp phát triển kinh tế tư nhân ở nhật bản và kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 39 - 41)

Sựtăng trưởng kinh tế Nhật Bản vẫn diễn biến theo chu kỳ tiếp nối giai đoạn 1955 – 1962 và trong thập kỷ60 này, GNP tăng trung bình hằng năm là 10%. GNP

của Nhật vào giữa thập niên 60 đã vượt qua Anh và Pháp, năm 1968 vượt qua Tây

Đức. Trong những năm 1970 – 1973, tốc độtăng trưởng trung bình hơi giảm đi, còn 7,8%/ nămnhưng vẫn cao hơn tiêu chuẩn quốc tế. Năm 1973, Nhật Bản đã có GNP lớn bằng một phần ba so với Mỹ và đứng thứ hai trên thế giới8.

Giai đoạn này, vấn đề quan trọng đối với Nhật Bản là việc cấu trúc của nền kinh tế đang bị mất cân đối, cụ thể những doanh nghiệp lớn vô cùng hiện đại và những DNNVV kém phát triển hơn hẳn mặc dù về sốlượng thì DNNVV vẫn chiếm phần lớn trong tổng số doanh nghiệp. Nhật Bản đã tiếp tục việc triển khai các luật mới trên cơ sở kế thừa những cơ chế trợ giúp DNNVV ởgiai đoạn trước. Luật về

các biện pháp tạm thời để phát triển DNNVV theo ngành nghề (1960) đóng vai trò quan trọng trong việc tích hợp tất cả các chính sách tổ chức, hướng dẫn quản lý, sự ưu đãi về thuế và trợ giúp tài chính dành cho các DNNVV phân theo ngành nghề. Mặc dù vậy, nó đã bị thay thế bởi Luật Hiện đại hóa DNNVV (1963) trong đó xác định rõ hơn về mục tiêu của chương trình cũng như định hướng tăng cường đối với

năng lực cạnh tranh quốc tế của những khu vực sản xuất mà các DNNVV tham gia. Luật cơ bản về DNNVV cũng được ra đời cùng năm 1963, với mục đích thống nhất tất cả những luật hướng đến sự phát triển của các DNNVV đã được ban hành trong thập kỷ trước đó thành một hệ thống những chính sách cơ bản nhấn mạnh đến việc

8

nâng cao cơ cấu ngành tại Nhật Bản. Nó đã thống nhất khái niệm về DNNVV, từđó

giúp xác định các nhóm DNNVV được chọn làm đối tượng của những chính sách ngành một cách cụ thể và rõ ràng hơn. Luật cơ bản về DNNVV (1963) thể hiện hai mục đích quan trọng là:

Mục đích thứ nhất là nâng cao tỷ trọng của DNNVV, Nhật Bản đã đề ra tám biện pháp đồng bộ: i) hiện đại hóa trang thiết bị; ii) nâng cấp công nghệ sản xuất; iii) hợp lý hóa quản lý; iv) điều chỉnh quy mô doanh nghiệp; v) tập hợp nhóm và tổ

chức những hoạt động liên kết; vi) hiện đại hóa khu vực dịch vụvà thương mại; vii) hỗ trợ chuyển đổi ngành nghềkinh doanh; và viii) đào tạo lao động.

Mục đích thứ hai là giảm thiểu các bất lợi của DNNVV trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Bốn biện pháp được đưa ra là: i) có biện pháp ngăn chặn sự

cạnh tranh quá mức giữa các doanh nghiệp; ii) đảm bảo giao dịch hợp đồng thầu phụ được tiến hành tương đối bình đẳng; iii) đảm bảo cơ hội kinh doanh cho DNNVV ở mức độtương đối; và iv) cam kết cung cấp những hợp đồng từ khu vực công cộng cho DNNVV.

Cơ chế nhằm đạt được những mục tiêu này đã được triển khai thông qua các hoạt động hỗ trợ cho vay và đầu tư của Chính phủ, hệ thống thuế ưu đãi và phát triển những hiệp hội DNNVV. Mặc dù quan điểm chung đối với sự phát triển của những doanh nghiệp vi mô là không nhất thiết phải được hỗ trợ bằng các chính sách

ngành, nhưng ở một số trường hợp đặc biệt cũng sẽ được xem xét, hỗ trợ. Chính phủ cũng triển khai hàng loạt các chính sách khác trong thời gian này với một quan

điểm chung là giúp cải thiện về điều kiện kinh doanh và năng suất của khu vực DNNVV. Trong đó, Luật Khuyến khích hiện đại hóa DNNVV (1963) bao gồm những biện pháp trong Luật Cơ bản về DNNVV đồng thời đưa ra những kế hoạch hiện đại hóa cho các khu vực mà sự tham gia của DNNVV là chủ yếu. Những chính sách hiện đại hóa DNNVV đã nêu rõ mục tiêu là giải quyết các vấn đềliên quan đến

năng suất lao động thấp kém và trang thiết bị lạc hậu ở khu vực DNNVV để nó có thể tự phục hồi và cùng bước vào quỹ đạo phát triển với những doanh nghiệp lớn. Luật này được thực hiện trong bối cảnh Nhật Bản phải thực hiện tự do hóa thương

mại nhằm đáp ứng cam kết với GATT 9. Có thể nói, hai luật trên là yếu tố cốt lõi,

định hướng cho tất cả những chính sách hỗ trợ cho DNNVV trong thời kỳ này. Một trong những trục quan trọng của hệ thống chính sách để cải thiện năng suất của khu vực DNNVV thông qua việc hiện đại hóa trang thiết bị của DNNVV nhằm nâng cấp

cơ cấu ngành chính là tài chính. Kế hoạch tài trợ nâng cấp ra đời để hỗ trợ các hiệp hội HTX bao gồm tập hợp các DNNVV thành lập năm 1967. Kế hoạch này có mục

đích là hỗ trợ các hoạt động có tính liên kết giữa các doanh nghiệp trong các hiệp hội HTX nhằm đảm bảo vai trò của quy mô hoạt động như các hoạt động kinh doanh chung, tập hợp nhà máy hay cửa hàng trong cùng một khu vực, từ đó hình thành nên các khu vực rất nổi tiếng về tập hợp DNNVV như Higashi Osaka.

Trong quá trình phát triển, có nhiều doanh nghiệp mới gia nhập thịtrường để

khai thác các cơ hội kinh doanh, đồng thời cũng có nhiều doanh nghiệp phải rút lui khỏi thịtrường do làm ăn thua lỗ. Kinh nghiệm Nhật Bản cho thấy sau thời kỳ bùng nổ kinh tế, nhiều doanh nghiệp đã lâm vào phá sản, bắt buộc phải có các chính sách xã hội để bù đắp thiệt hại của người lao động cũng như chủ các doanh nghiệp này. Nếu như người lao động trong những doanh nghiệp lớn có thể nhận được trợ cấp từ

hệ thống quỹ hỗ trợ chung của doanh nghiệp thì lao động trong những doanh nghiệp

vi mô không có được lợi ích này. Bên cạnh đó, sự tồn tại khoảng cách vềnăng lực quản lý và chi phí giao dịch giữa nhóm DNNVV với doanh nghiệp lớn là nguyên nhân chính khiến Chính phủ ban hành Luật về phát triển DNNVV thầu phụ và Luật về hệ thống hỗ trợ chung cho các hình thức kinh doanh nhỏ (1965).

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp phát triển kinh tế tư nhân ở nhật bản và kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 39 - 41)