Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân của Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp phát triển kinh tế tư nhân ở nhật bản và kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 61 - 74)

3.1.2.1. Những chuyển biến của khu vực kinh tếtư nhân từ1986 đến nay

Giai đoạn 1986 – 2011, khu vực tư nhân đã phát triển mạnh cả về số lượng doanh nghiệp lẫn quy mô vốn do có sự linh hoạt cao trong thành lập và giải thể, cơ

cấu quản lý gọn nhẹ và sử dụng nguồn lực tiết kiệm. Rõ ràng là quá trình cải cách thể chếđã góp phần làm cho môi trường kinh doanh trở nên bình đẳng, hấp dẫn hơn đối với những nhà đầu tư thuộc mọi loại hình kinh tế, trong đó thành công nhất phải kểđến là những cải cách về chính sách gia nhập thịtrường. Thịtrường các nước đã mở rộng dần, tạo cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có khu

vực tư nhân phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm trên các thịtrường khu vực và quốc tế. Đặc biệt, lực lượng này luôn đứng vững trước mọi biến động khó lường của nền kinh tế, mà cụ thể là vượt qua ảnh hưởng to lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu năm 2008 vừa qua.

Theo Tổng cục Thống kê, tỷ trọng vềđầu tư của khu vực kinh tế tư nhân từ

mức 23% (năm 2000) tăng lên 36,1% (năm 2010). Giá trị sản xuất xây dựng năm

2011 cả nước ước đạt 676,4 nghìn tỷ đồng, bao gồm: Khu vực Nhà nước đạt 119,6 nghìn tỷ đồng; khu vực tư nhân đạt 529,4 nghìn tỷ đồng; khu vực FDI đạt 27,4 nghìn tỷ đồng. Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2011 trong đó cơ cấu các thành phần được thể hiện trong bảng 3.1:

Bảng 3.1: Vốn đầu tư toàn xã hội theo giá thực tế thực hiện năm 2011

Giá trị vốn đầu tư

(Nghìn tỷđồng) Cơ cấu (%) Tốc độ phát triển so với năm 2010 (%)

Tổng số 877,9 100,0 105,7

Khu vực Nhà nước 341,6 38,9 108,0

Khu vực tư nhân 309,4 35,2 103,3

Khu vực FDI 226,9 25,9 105,8

Về loại hình doanh nghiệp:

Ở Việt Nam, các loại hình doanh nghiệp tư nhân ngày càng đa dạng và phát triển nhanh chóng nhờ vào những cải cách của hệ thống pháp luật. Có hai hình thức chính là doanh nghiệp tư nhân (trách nhiệm hữu hạn, hợp danh, cổ phần, tư nhân)

và hộ kinh doanh cá thể. Cụ thể:

Doanh nghiệp tư nhân: Sau sựra đời của Luật Doanh nghiệp 1999, số doanh nghiệp mới đăng ký trong 5 năm (2000 – 2004) ước tính cao gấp 2 lần so với 9 năm trước (1991 – 1999), tăng bình quân 25,6%/năm. Và đặc biệt, kể từ khi Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực, từ mức 4.086 doanh nghiệp đăng ký vào năm 1992 thì đến thời điểm kết thúc năm 2010, tại Việt Nam, số doanh nghiệp tư nhân đã đạt tới con số tổng cộng là 544.394 doanh nghiệp. Giai đoạn 2000 – 2010, tỷ lệ doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân thành lập mới tăng trung bình mỗi năm là 22%19. Dự báo

trong giai đoạn 2011 – 2015, cảnước sẽ có khoảng 650.000 doanh nghiệp thành lập mới. Trong đó, doanh nghiệp cổ phần đang trở thành hình thức tổ chức phổ biến nhất hiện nay.

Hộ kinh doanh cá thể: Con số các hộ kinh doanh đã tăng lên từ khoảng 0,84 triệu hộ năm 1990 lên gần 2,2 triệu hộ năm 1996. Tính đến thời điểm năm 2000,

Việt Nam có 9.793.878 hộ, trong đó có 7.656.165 hộ nông nghiệp ngoài HTX, 2.137.713 hộ kinh doanh phi nông nghiệp. Trong giai đoạn 2000 – 2008, cảnước có gần 4 triệu hộ kinh doanh cá thể. Trong khi số hộ kinh doanh trong lĩnh vực phi nông nghiệp ngày một tăng nhanh thì trong lĩnh vực nông nghiệp lại có xu hướng

ngược lại. Kể từ năm 1995, xu hướng này được thể hiện rất rõ. Trong giai đoạn 1995 – 2000, số hộ tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp đã giảm tới 71,1%20.

Về sự phân bố trong các lĩnh vực của khu vực kinh tếtư nhân:

Trước khi có Luật Doanh nghiệp 1999, hầu hết các doanh nghiệp tư nhân

hoạt động trong lĩnh vực thương mại (61%), trong chế tạo và chế biến (26%), trong

19

: www.tapchicongsan.org.vn, ngày truy cập 4/4/2012, Một số vấn đề vềnâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực kinh tếtư nhân,

Link: http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/kinh-te-thi-truong-XHCN/2011/12732/Mot-so-van-de-ve- nang-cao-nang-luc-canh-tranh-cua.aspx

20

xây dựng (3%), còn lại là trong các ngành kinh doanh khác. Luật Doanh nghiệp

1999 ra đời và sau này là Luật Doanh nghiệp 2005 thay thế đã có tác động mang tính tích cực đến việc chọn lựa lĩnh vực hoạt động của khu vực doanh nghiệp tư

nhân. Họ đã mở rộng hoạt động sang hầu hết các ngành và lĩnh vực mà pháp luật cho phép như: sản xuất, chế biến, công nghệ thông tin, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, tư vấn, đầu tư… Thành phần kinh tếtư nhân đã góp phần chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế, xác lập lại cơ cấu đầu tư theo hướng nâng cao tỷ trọng của những ngành công nghiệp, dịch vụ. Năm 2011, GDP cả nước ước tính tăng 5,89% so với

năm 2010, trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4%; Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,53% và khu vực dịch vụtăng 6,99%21.

Trong nông nghiệp:Năm 1995, cảnước có khoảng 12 triệu hộ kinh doanh cá thể, trong đó ở khu vực nông nghiệp là 9,5 triệu hộ (chiếm 79%). Số hộ sản xuất kinh doanh nông nghiệp đã giảm đáng kể từđó đến nay. Kinh tếtư nhân đã có đóng

góp đáng kể trong trồng trọt, chăn nuôi và đặc biệt là các ngành chế biến và xuất khẩu trong nông nghiệp. Cụ thể:

Bảng 3.2: Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành hoạt động giai đoạn 2006 – 2010 Đơn vị: nghìn tỷđồng 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số 197,7 236,7 377,2 430,2 540,2 Trồng trọt 145,8 175,0 269,3 306,6 396,7 Chăn nuôi 48,3 57,6 102,2 116,6 135,1 Dịch vụ 3,6 4,1 5,7 7,0 8,4

Nguồn: Niên giám thống kê tóm tắt 2011

Trong công nghiệp: Giai đoạn 2000 – 2004, tốc độtăng trưởng của kinh tếtư

nhân trong công nghiệp đạt mức 20%/năm. Kinh tế tư nhân tiếp tục đóng góp lớn

21

vào giá trị công nghiệp trong những năm qua. Mức cụ thể từ năm 2005 được thể

hiện ở bảng 3.3 như sau:

Bảng 3.3: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tếgiai đoạn 2006 – 2010

Đơn vị: %

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Khu vực Nhà nước 22,3 19,9 18,2 18,3 18,2

Khu vực tư nhân 33,3 35,4 37,3 38,5 39,3

Khu vực FDI 44,4 44,7 44,5 43,2 42,5

Nguồn: Niên giám thống kê tóm tắt 2011

Thương mại và dịch vụ: Năm 2002, cả nước có tổng cộng 26.287 doanh nghiệp và 1.644.534 hộ cá thể tham gia vào lĩnh vực này. Kể từđó, tổng mức doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của khu vực tư nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn hẳn khi so sánh với những thành phần kinh tế khác (thể hiện ở bảng 3.4).

Bảng 3.4: Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tếgiai đoạn 2006 – 2010

Đơn vị: %

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Khu vực Nhà nước 12,7 10,7 9,8 13,1 14,2

Khu vực tư nhân 83,6 85,6 86,8 84,2 83,2

Khu vực FDI 3,7 3,7 3,4 2,7 2,6

Nguồn: Niên giám thống kê tóm tắt 2011

Về quy mô doanh nghiệp:

Quy mô về vốn:Giai đoạn 1991 – 1999, mức vốn đăng ký bình quân của khu vực tư nhân là 0,57 tỷ đồng/doanh nghiệp. Vốn đăng ký kinh doanh trung bình

trong giai đoạn 2000 – 2010 tăng gấp 10 lần, từ hơn 900 triệu đồng/doanh nghiệp

năm 2000 lên 9 tỷđồng/doanh nghiệp năm 2010, trong đó khoảng 1,44% trong tổng số doanh nghiệp có vốn đăng ký hơn 200 tỷđồng. Có thể thấy quy mô vốn của các doanh nghiệp tư nhân vẫn có xu hướng tăng và sẽ còn tăng trong các năm tới đây.

Quy mô về lao động: Nhìn chung, sốlượng lao động trong các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân vẫn chủ yếu nằm ở khu vực các DNNVV. Doanh nghiệp

dưới 50 lao động có 26.619 doanh nghiệp tính đến năm 2000. Cho đến thời điểm tháng 6/2004, số lượng doanh nghiệp có lao động trên 500 chỉ chiếm 17% trong tổng số các doanh nghiệp tư nhân, trong khi đó số lao động từ 1000 đến 5000 chỉ

chiếm 6% trong tổng số các doanh nghiệp tư nhân. Từnăm 2005 đến năm 2010, số lao động trong khu vực doanh nghiệp tư nhân đã có sự gia tăng đáng kể, từ 481,4

đến 633,3 nghìn người22và có xu hướng tăng dần qua mỗi năm.

3.1.2.2. Những đóng góp của kinh tếtư nhân vào nền kinh tế quốc dân

Thu hút lao động, tạo ra nhiều việc làm:

Giai đoạn 1996 – 2000, số lao động trong khu vực tư nhân chiếm 11% tổng số lao động toàn xã hội. Hết năm 2000, cả nước có 4.500.000 lao động trong khu vực tư nhân. Đến năm 2008, có 4,3 triệu việc làm đã được tạo ra ở khu vực tư nhân, gấp gần 4 lần so với tổng số việc làm ở các doanh nghiệp Nhà nước. Số lượng lao

động ở các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân trong giai đoạn 2000 – 2008 đã

tăng đáng kể ở mức hơn 505%. Cũng ở giai đoạn 2000 – 2008, việc tạo ra nhiều việc làm đã góp phần đáng kể trong nỗ lực giữ cho tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam luôn ở mức thấp (4 – 5%). Không chỉ gia tăng về số lượng mà chất lượng của việc làm, năng suất lao động cũng có sự cải thiện đáng kể. Thu nhập bình quân của

người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân năm 2000 là 8,2 triệu đồng đã tăng

lên đạt mức 32 triệu đồng/người/năm vào năm 2008. Về năng suất, mức doanh thu trung bình hằng năm do một người lao động ở khu vực tư nhân làm ra đã tăng 3 lần khi từ mức 225 triệu đồng vào năm 2000 lên đến 710 triệu đồng năm 2008.

22

Dân số cảnước theo thống kê năm 2011 ước đạt 87,84 triệu người, trong đó,

tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,27%. Rõ ràng là để giải quyết tốt bài toán việc làm vẫn cần sự đóng góp tích cực của khu vực tư nhân không chỉ ở

hiện tại mà còn nhiều năm về sau nữa.

Thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vào phát triển kinh tế xã hội:

Năm 2000, tổng số vốn đầu tư vào khu vực tư nhân là 34.593,7 tỷ đồng, chiếm 23,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Theo Tổng cục thuế, năm 2000, kinh tế tư nhân nộp ngân sách Nhà nước là 11.033 tỷ đồng, chiếm 16,1% tổng thu ngân sách. Trong giai đoạn 2000 – 2008, việc gia tăng vốn chủ sở hữu ở khu vực tư nhân đã mang lại những kết quả rất ấn tượng: tăng gần 16 lần doanh thu thuần, tăng 27

lần lợi nhuận, tăng 24 lần tổng tài sản. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn trong những doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân. Đối với khả năng tạo lợi nhuận,

vào năm 2000, trung bình mỗi doanh nghiệp tư nhân tạo ra lợi nhuận khoảng 54 triệu đồng thì con số này vào năm 2008 đã tăng gấp 5 lần (258 triệu). So với các

năm đầu thập kỷ, mức tài sản và doanh thu thuần trung bình của mỗi doanh nghiệp

đã tăng đáng kể, lần lượt đạt mức 14 tỷ và 17 tỷđồng vào năm 200823.

Năm 2009, ICOR24 của doanh nghiệp tư nhân tăng lên vào khoảng 4,77 trong khi ICOR của doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp FDI lần lượt là 12,37 và

12,39. Tăng trưởng nhanh của khu vực tư nhân đã trực tiếp tạo ra sức hút lớn đối với nguồn vốn FDI. Trong suốt quãng thời gian khủng hoảng tài chính 2008, cho dù FDI cam kết giảm xuống còn 21 tỷ USD năm 2009 (từ mức 64 tỷ USD của năm 2008), nhưng số tiền giải ngân vẫn giữ khá ổn định tại mức 10 tỷ USD so với 11 tỷ USD năm 200825.

Đóng góp phần lớn vào GDP và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế:

Đóng góp vào GDP của khu vực tư nhân trong nước đã chính thức vượt qua khu vực Nhà nước và khu vực FDI kể từnăm 2000 (thể hiện rất rõ ở bảng 3.5).

23

: Nguồn: www.baomoi.com, ngày truy cập 1/4/2012, 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra, Link: http://www.baomoi.com/43-trieu-viec-lam-do-doanh-nghiep-tu-nhan-tao-ra/47/3777303.epi

24: được gọi là hệ số sử dụng vốn, là một chỉ số cho biết muốn có thêm 1 đơn vị sản lượng trong một thời kỳ nhất định cần phải bỏra thêm bao nhiêu đơn vị vốn đầu tư trong kỳđó.

25

Bảng 3.5: Tỷ lệđóng góp vào GDP của các thành phần kinh tế trong giai đoạn 2001 – 2010 Đơn vị: % Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Khu vực Nhà nước 38,40 38,38 39,08 39,10 38,40 37,39 35,93 35,54 35,14 33,74 Khu vực tư nhân 47,84 47,86 46,45 45,77 45,61 45,63 46,11 46,03 46,53 47,54 Khu vực FDI 13,76 13,76 14,47 15,13 15,99 16,98 17,96 18,43 18,33 18,72

Nguồn: Niên giám thống kê tóm tắt 2011

Trên thực tế, GDP của khu vực tư nhân thậm chí còn cao hơn nhiều bởi sự

tồn tại khu vực tư nhân không chính thức tại nước ta, không những chỉ gồm các doanh nghiệp không đăng ký mà còn cả những thương vụ không khai báo nhằm lách luật, trốn thuế. Theo như kết quả của cuộc điều tra phối hợp của Ngân hàng Thế giới (WB), Tập đoàn Tài chính Quốc tế(IFC) và Chương trình Phát triển Dự án Mê Kông (MPDF) thực hiện năm 2005, tỷ lệ đóng góp vào GDP của khu vực tư

nhân không chính thức tăng từ mức 30% năm 1997 lên 51% GDP năm 2001, đây

quả thực là một con số rất đáng kể.

3.1.2.3. Những hạn chế của khu vực kinh tếtư nhân Việt Nam

Về vốn: Sau 25 năm Đổi Mới (1986 – 2011), vốn tích lũy của khu vực tư

nhân vẫn còn rất nhỏ bé. Sự phát triển mất cân đối trên quy mô phân bố doanh nghiệp đang xuất hiện tại Việt Nam. Báo cáo Phát triển 2006 của WB đã nhận định: “Các doanh nghiệp đang làm ăn phát đạt thường có quy mô hoặc là rất nhỏ (doanh nghiệp tư nhân trong nước) hoặc rất lớn (doanh nghiệp FDI). Sự thiếu vắng các doanh nghiệp ở khoảng giữa cho thấy rằng vẫn còn những rào cản trên con đường lớn mạnh của các doanh nghiệp nhỏtrong nước.”. Thật vậy, một số doanh nghiệp tư

quốc tếnhưng sốlượng còn rất ít, chưa đủ mạnh để làm “đầu tàu” kéo theo sự phát triển của các DNNVV cùng lĩnh vực. Trong báo cáo 500 doanh nghiệp lớn nhất do Vietnam Report và Vietnamnet công bố vào năm 2009, chỉ có 28,9% trong số đó

thuộc về khu vực tư nhân. Còn trong danh sách về 200 doanh nghiệp lớn nhất được công bố bởi Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) thì mới xuất hiện 17 doanh nghiệp tư nhân. Số doanh nghiệp có điểm xuất phát ban đầu là loại hình doanh nghiệp tư nhân rất hạn chế, đa phần trong số 17 doanh nghiệp trên đã được cổ phần hóa. Thiếu vắng doanh nghiệp quy mô lớn đồng nghĩa với việc sẽ khó có những doanh nghiệp tư nhân nội địa vươn tới các quốc gia khác để xây dựng thương

hiệu Việt Nam ở tầm đa quốc gia. Đã xuất hiện một vài doanh nghiệp tư nhân, bằng nhiều cách thức, xây dựng cho mình một thương hiệu được biết tới ở thị trường quốc tế, ví dụ như Trung Nguyên, Hoàng Anh Gia Lai,… nhưng để trở thành các tập đoàn đa quốc gia đúng nghĩa thì quả là vẫn còn một chặng đường đầy gian nan

phía trước.

Về sự tham gia vào các lĩnh vực kinh tế trọng điểm: Mức độ hội nhập rất giới hạn của các doanh nghiệp tư nhân vào một số lĩnh vực kinh tế trọng điểm của quốc gia là một điều đáng lo ngại. Đào tạo nhân lực và cơ sở hạ tầng là hai trong số các

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp phát triển kinh tế tư nhân ở nhật bản và kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 61 - 74)