Chuẩn nén MPEG-2

Một phần của tài liệu Đồ án: Nghiên cứu công nghệ truyền hình qua giao thức Internet (IPTV) (Trang 38 - 39)

MPEG-2, ra đời năm 1994, là tên của một nhóm các tiêu chuẩn mã hóa cho tín hiệu âm thanh và hình ảnh số, được chấp thuận bởi MPEG (Moving Picture Expert Group) và được công bố trong tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 13818. MPEG-2 thường được sử dụng để mã hóa âm thanh và hình ảnh cho các tín hiệu broadcast bao gồm truyền hình vệ tinh quảng bá trực tiếp và truyền hình cáp. MPEG-2 với một số sửa đổi cũng là khuôn dạng được sử dụng bởi các phim DVD thương mại tiêu chuẩn. MPEG-2 bao gồm các phần chính sau:

* MPEG-2 Systems part (part 1) xác định hai khuôn dạng riêng biệt. Luồng truyền tải (Transport Stream) được thiết kế để mang âm và hình ảnh số qua các phương tiện không được tin cậy lắm. MPEG-2 Transport Stream thường được sử dụng trong các ứng dụng băng rộng, như ATSC và DVB. MPEG-2 Systems cũng xác định các luồng chương trình (Program Stream), một khuôn dạng được thiết kế

cho các phương tiện có độ tin cậy chấp nhận được như đĩa. MPEG-2 Program Stream được sử dụng trong các tiêu chuẩn DVD và SVCD. MPEG-2 System được biết đến chính thức là ISO/IEC 13818-1 và ITU-T Rec.H222.0

* MPEG-2 Video part (part 2) tương tự như MPEG-1, nhưng cũng hỗ trợ cho video xen kẽ (interlaced video, khuôn dạng được sử dụng cho các hệ thống truyền hình quảng bá tương tự). MPEG-2 video không tối ưu cho các tốc độ bít thấp (<1 Mbit/s), nhưng lại thực hiện tốt hơn MPEG-1 tại tốc độ 3 Mbit/s và cao hơn. Toàn bộ các bộ giải mã Video tuân theo chuẩn MPEG-2 hoàn toàn có khả năng phát lại các luồng video MPEG-1. MPEG-2 Video được biết đến chính thức là ISO/IEC 13818-2 và ITU-T REc. H.262.

* MPEG-2 Audio part (part 3) cải tiến chức năng âm thanh của MPEG-1 bằng cách cho phép mã hóa các chương trình âm thanh với nhiều hơn hai kênh. Part 3 cũng tương thích với chuẩn, cho phép các bộ giải mã âm thanh MPEG-1 giải mã các thành phần âm thanh nổi (stereo).

MPEG-2 được dùng để mã hóa hình ảnh động và âm thanh và để tạo ra ba kiểu khung số liệu (intra frame, forward predictive frame và bidirectional pridicted frame) có thể được sắp xếp theo một trật tự cụ thể gọi là cấu trúc nhóm các hình ảnh (group of picture, GOP).

Một luồng video MPEG-2 được tạo nên bởi một chuỗi các khung số liệu mã hóa hình ảnh. Có ba cách để mã hóa một hình ảnh là: intra-coded (I picture), forward predictive (P picture) và bidirectional predictive (B picture). Các hình ảnh của luồng video được phân ra thành một kênh chứa thông tin về độ sáng (luminance, còn gọi là kênh Y) và hai kênh thành phần màu (chrominance, còn gọi là tín hiệu màu phân biệt Cb và Cr).

MPEG-2 sử dụng các chuẩn mã hóa âm thanh mới, đó là:

* Mã hóa tốc độ bít thấp với tần số lấy mẫu giảm đi một nửa (MPEG-1 Layer 1/2/3 LSF).

* Mã hóa đa kênh, lên đến 5.1 kênh * MPEG-2 AAC

Một phần của tài liệu Đồ án: Nghiên cứu công nghệ truyền hình qua giao thức Internet (IPTV) (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)