Cho vay tiêu dùng là các khoản vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, cá nhân và hộ gia đình. Đây là một thị trường rộng lớn để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Tuy khối lượng công việc nhiều và chi phí cao nhưng tín dụng tiêu dùng cũng đem lại những lợi ích quan trọng cho ngân hàng như:
Giúp mở rộng quan hệ vối khách hàng, từ đó làm tăng khả năng huy động các loại tiền gửi cho ngân hàng.
Tạo điều kiện đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, nhờ vậy nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro tín dụng.
Bên cạnh những kết quả đạt được trong quá trình hoạt động kinh doanh, ngân hàng vẫn còn những mặt hạn chế cần phải nhanh chóng tìm những giải pháp khắc phục như:
Trước đây, HDBank chỉ tập trung cho vay đối với khách hàng truyền thống trong kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực công thương nghiệp, còn các sản phẩm cho khách hàng cá nhân tuy có phát triển nhưng chưa thật sự phong phú và tiện ích, chưa có một chiến lược sản phẩm dịch vụ được triển khai toàn hệ thống. Trong khi đó, nhiều NHTM đã tích cực khai thác các sản phẩm và dịch vụ cá nhân như một lợi thế cạnh tranh.
Công tác huy động vốn tại chi nhánh Phú Nhuận không ổn định, lúc tăng lúc giảm. Trên thực tế, có những thời điểm lượng vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho hoạt động tín dụng, ngân hàng phải sử dụng vốn điều chuyển từ nơi khác đến với mức lãi suất cao, làm chi phí trả lãi của ngân hàng tăng lên và làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của chi nhánh Phú Nhuận. Việc huy động vốn khó khăn không chỉ xảy ra riêng lẻ đối với HDBank Phú Nhuận mà còn đối với nhiều ngân hàng cùng hoạt động trên thị trường hiện nay. Nguyên nhân là hiện nay người dân ngày càng linh hoạt trong việc đầu tư vốn của mình; hơn nữa, sự xuất hiện của nhiều NHTM trên cùng một địa bàn kinh doanh đã tạo ra áp lực cạnh tranh gay gắt về nguồn vốn huy động.
Mặc dù xu hướng mở rộng đối tượng khách hàng ngày càng được lan rộng nhưng chi nhánh ngân hàng vẫn có xu hướng thiên về các đối tượng là cán
57
bộ, công nhân viên Nhà nước do ngân hàng có thể nắm vững thông tin của họ.
Khâu kiểm tra sử dụng vốn vay vẫn chưa được nghiêm ngặt tuyệt đối, vẫn còn xảy ra tình trạng khách hàng sau khi vay vốn đã không sử dụng vốn vay theo như mục đích khai báo ban đầu.
Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn của cho vay tiêu dủng hiện nay còn ở mức cho phép nhưng mục tiêu chung của ngành ngân hàng là tối thiểu hóa tỷ lệ này. Nhìn chung, nguyên nhân gây ra nợ quá hạn là do hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng bị thua lỗ dẫn đến mất khả năng thanh toán cho ngân hàng. Mặt khác, HDBank cần nhìn nhận nguyên nhân gián tiếp gây ra các khoản nợ tồn đọng là do công tác tìm hiển thị trường, công tác thẩm định, xem xét hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của cán bộ ngân hàng chưa tực sự tốt và cần được cải thiện.
Công tác marketing sản phẩm với các hoạt động quảng bá, khuyến mãi, chăm sóc khách hàng, đưa dịch vụ ngân hàng đến tận tay khách hàng chưa được quan tâm đúng mức.
Công tác phát triển sản phẩm dịch vụ vẫn còn thụ động trong việc tìm kiếm khách hàng cũng như chưa khai thác hết tất cả các sản phẩm dịch vụ tiềm năng ở các khách hàng giao dịch.
Trình độ nhân lực còn chưa đồng đều, khâu tuyển dụng và khâu đào tạo cần được tổ chức chặt chẽ và chuyên nghiệp hơn vì đây là yếu tố trọng tâm, mang tính quyết định, ảnh hưởng đến chất lượng của một sản phẩm dịch vụ.