2.2.1.Giới thiệu sản phẩm cho vay cá nhân
Cho vay du học Cho vay mua ô tô Cho vay mua nhà dự án
Cho vay đối với người lao động VN đi làm ở nước ngoài Cho vay kinh doanh tại chợ
Cho vay tiêu dùng có bảo đảm bằng số dư tài khoản, số thẻ tiết kiệm Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán
Cho vay hộ sản xuất kinh doanh cá thể: hỗ trợ vốn lưu động
Cho vay thực hiện phương án sản xuất kinh doanh phục vụ đời sống khác
2.2.2.Chính sách và quy chế cho vay cá nhân Lợi ích Lợi ích
Khách hàng sẽ được giải quyết thủ tục vay vốn một cách thuận lợi và nhanh chóng với sự giúp đỡ của một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, chu đáo.
Cán bộ HDBank sẽ tư vấn miễn phí cho khách hàng các thủ tục liên quan đến khoản vay.
Số tiền cho vay, thời hạn cho vay và lãi suất cho vay linh hoạt, hợp lý, phù hợp với nhu cầu của khách hàng hiện nay.
Ngân hàng sẽ hỗ trợ tối đa đến 70% tổng nhu cầu vốn của khách hàng.
Nguyên tắc vay vốn
Sử dụng vốn vay đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng thời hạn đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng hay trong khế ước nhận nợ.
Việc bảo đảm tiền vay phải thực hiện theo quy định của Hội đồng quản trị.
Điều kện vay vốn
Có năng lực pháp luật dân sự, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Mục đích sử dụng vốn vay hợp lý.
32
Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc dự án đầu tư phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật; và có kế hoạch vay vốn, trả nợ.
Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Các trường hợp cấp tín dụng không có tài sản đảm bảo có quy định riêng.
Một số điều kiện khác tùy theo hình thức cho vay được quy định cụ thể tại các hướng dẫn.
Thời hạn vay vốn
HDBank và khách hàng thỏa thuận thời hạn cho vay căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp khả năng của khách hàng, thời hạn thu hồi vốn của phương án, dự án đầu tư.
Cho vay ngắn hạn: Là những khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.
Cho vay trung hạn: Là những khoản vay có thời hạn cho vay từ 12 tháng đến 60 tháng
Cho vay dài hạn: Là những khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên.
Lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay tối thiểu đối với từng loại cho vay do Tổng Giám đốc ban hành trong từng thời kỳ sau khi được sự chấp thuận của Hội đồng Quản trị, phù hợp với giá thành vốn; tình hình thị trường; lợi thế cạnh tranh và trong khuôn khổ quy định của NHNN Việt Nam.
Các đơn vị trực thuộc Ngân hàng không được phép cho vay dưới mức lãi tối thiểu quy định. Các trường hợp cho vay với lãi suất dưới mức tối thiểu để thực hiện chính sách ưu đãi khách hàng phải được Hội đồng Quản trị chấp thuận.
Phương thức cho vay
Cho vay từng lần;
Cho vay theo hạn mức tín dụng; Cho vay theo dự án đầu tư; Cho vay hợp vốn;
Cho vay trả góp;
33
Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ; Cho vay theo hạn mức thấu chi;
Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm;
Kiểm tra, giám sát vốn vay
Sau khi cấp tín dụng, Ngân hàng duy trì thường xuyên việc kiểm tra, giám sát khách hàng nhằm có thể sớm báo cáo và xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến việc trả nợ của khách hàng. Các vấn đề cần kiểm tra, giám sát khách hàng sau khi cấp tín dụng gồm:
Tình hình sử dụng vốn vay và thực hiện phương án vay vốn của khách hàng; Tình hình trả nợ gốc, lãi vay của Ngân hàng;
Tình trạng của tài sản đảm bảo tiền vay; Tình hình tài chính của Ngân hàng;
Tình hình sản xuất kinh doanh khả năng cạnh tranh của khách hàng; Các thông tin về thị trường mà khách hàng đang hoạt động;
Những trường hợp không được cho vay:
Thành viên Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc của Ngân hàng và các chức danh tương đương;
Cán bộ, nhân viên của Ngân hàng thực hiện thẩm định và xét duyệt cấp tín dụng; Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc của Ngân hàng và các chức danh tương đương;
Cổ đông lớn (sở hữu trực tiếp, gián tiếp từ 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết của Ngân hàng), cổ đông sáng lập;
Kế toán trưởng.
2.2.3.Quy trình cho vay tiêu dùng cá nhân
Trước khi phân tích tình hình cho vay tiêu dùng, ta sẽ xem quy trình cho vay tiêu dùng nói chung và quy trình cho vay tiêu dùng của HDBank Phú Nhuận
Quy trình cho vay tiêu dùng chung: quy trình cho vay được bắt đầu từ khi cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi kế toán viên tất toán – thanh lý hợp đồng tín dụng.
Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng, cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định, trình duyệt, phê duyệt và thông báo việc phê
34
duyệt/không phê duyệt với khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể nhưng không quá 10 ngày. Trường hợp phức tạp có thể kéo dài theo sự thỏa thuận với khách hàng. Quy trình cho vay gồm các bước sau:
Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về lập hồ sơ vay vốn. Thẩm định các điều kiện vay vốn.
Xác định phương thức cho vay.
Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện vay vốn và lãi suất cho vay của ngân hàng.
Lập tờ trình thẩm định cho vay. Tái thẩm định cho vay.
Trình duyệt khoản vay.
Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và TSĐB.
Giải ngân.
Kiểm tra, giám sát khoản vay.
Thu nợ lãi và gốc; xử lý những phát sinh.
Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay. Giải chấp TSĐB
Lưu giữ hồ sơ tín dụng và hồ sơ đảm bảo tiền vay. Tiếp nhận và hướng dẫn KH lập hồ sơ vay vốn.
Quy trình cho vay tiêu dùng của HDBank
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng
Tiếp xúc, tư vấn và tiếp nhận nhu cầu cấp tín dụng:
CV QHKH trao đổi với khách hàng (khách hàng đến liên hệ trực tiếp hoặc theo kế hoạch tiếp thị), thực hiện giới thiệu về ngân hàng, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và tư vấn khách hàng sử dụng các sản phẩm tín dụng, trên cơ sở tham khảo các tài liệu “Sản phẩm tín dụng”.
CV QHKH thực hiện cập nhật báo cáo về thông tin liên hệ khách hàng. Trường hợp khách hàng đồng ý sẽ sử dụng sản phẩm tín dụng, thì hướng dẫn khách hàng thành lập “Giấy đề nghị vay vốn”, “Phương án vay vốn” theo mẫu, yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu về Dự án đầu tư (trường
35
hợp dự án vay trung dài hạn), sau đó lập “Phiếu đề nghị cung cấp hồ sơ tín dụng” theo mẫu để yêu cầu khách hàng cung cấp bộ hồ sơ vay vốn phù hợp. Đánh giá sơ bộ hồ sơ cấp tín dụng:
CV QHKH đánh giá hồ sơ vay có đáp ứng yêu cầu cơ bản của sản phẩm (về điều kiện khách hàng, mục đích vay, tài sản bảo đảm…). Trường hợp chưa đáp ứng yêu cầu trên thì đề nghị khách hàng bổ sung hồ sơ hoặc sử dụng sản phẩm khác phù hợp hơn.
Trường hợp đáp ứng các yêu cầu trên thì tiếp tục thực hiện các bước kế tiếp.
Bước 2: Kiểm tra trước cấp tín dụng
Tra soát thông tin lịch sử tín dụng của khách hàng:
CV QHKH sử dụng thông tin trong hồ sơ vay vốn, thực hiện tra cứu đến Trung tâm thông tin tín dụng (CIC).
Trường hợp khách hàng đang có nợ quá hạn không phù hợp với quy định của sản phẩm tín dụng thì thông báo khách hàng từ chối cấp tín dụng.
Trường hợp khách hàng không có nợ quá hạn, hoặc lịch sử nợ quá hạn trong phạm vi được chấp nhận theo quy định của sản phẩm tín dụng thì thực hiện các bước tiếp theo.
Thẩm định thực tế:
CV TĐ đi thẩm định thực tế tại nơi cư trú, cơ sở sản xuất kinh doanh. CV TĐ chụp ảnh thực tế của sơ sở sản xuất kinh doanh.
Trường hợp cần thiết (hồ sơ lớn, phức tạp…), CV TĐ có đề xuất với TP QHKH/Phòng tái thẩm định Hội sở cùng phối hợp đi thẩm định thực tế. Trường hợp sản phẩm có quy định riêng về công tác thẩm định khách hàng, thì thực hiện theo hướng dẫn đặc thù của sản phẩm đó.
Bước 3: Thẩm định giá TSBĐ, thẩm định cấp tín dụng Thẩm định giá tài sản bảo đảm:
CV QL&HTTD phối hợp với CV TĐ đi thẩm định thực tế khách hàng ở bước trên và cùng lúc thẩm định giá tài sản bảo đảm, đồng thời lập bảng “Kết quả thẩm định giá tài sản” và chuyển lãnh đạo ĐVKD phê duyệt. Việc thẩm định giá TSBĐ phải được thực hiện trước khi phê duyệt, trừ các trường hợp đặc biệt (gấp, chưa kịp bổ sung hồ sơ, chưa kịp đi kiểm tra
36
thực tế…) và phải được cấp phê duyệt tín dụng (theo quy định hiện hành của HDBank) đồng ý về việc sẽ bổ sung kết quả thẩm định giá sau phê duyệt.
Chấm điểm xếp hạng tín dụng: CV TĐ thực hiện chấm điểm tín dụng trên hệ thống và lập ra Bảng kết quả xếp hạng tín dụng.
Thẩm định cấp tín dụng tại ĐVKD:
CV TĐ lập “Tờ trình thẩm định” theo mẫu, sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ tín dụng sang TP QHKH xem xét và ký tên trước khi trình trưởng đơn vị xem xét phê duyệt.
Trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt tại Hội sở thì trưởng đơn vị có ý kiến trên “Tờ trình thẩm định” và CV TĐ chuyển hồ sơ đến Phòng tái thẩm định Hội sở.
Bước 4: Tái thẩm định
Căn cứ hồ sơ chuyển từ ĐVKD, CV TTĐ lập “Tờ trình tái thẩm định” theo mẫu và lập “Bảng kiểm tra kết quả Xếp hạn tín dụng”
CV TTĐ chuyển Tờ trình tái thẩm định cùng toàn bộ hồ sơ tín dụng sang TP/PP Tái thẩm định xem xét và ký tên trước khi trình cấp thẩm quyền tại Hội sở phê duyệt.
CV TTĐ gửi “Tờ trình tái thẩm định” đến ĐVKD và thông báo các đơn vị liên quan về lịch họp Hội đồng tín dụng.
Bước 5: Phê duyệt
Căn cứ hồ sơ tín dụng và “Tờ trình thẩm định tín dụng/tái thẩm định”, Cấp thẩm quyền phê duyệt xem xét và ra quyết định từ chối hoặc chấp thuận cấp khoản vay.
CV TĐ (trường hợp phê duyệt tại ĐVKD) hoặc CV TTĐ (trường hợp thẩm quyền phê duyệt tại Hội sở) lập Biên bản họp (nếu có họp) và quyết định của cấp phê duyệt theo quy định.
Bước 6: Thông báo đến KH
CV TTĐ/CV TĐ chuyển “Quyết định phê duyệt tín dụng” và các giấy tờ có liên quan đến CV QHKH, căn cứ vào đó CV QHKH lập giấy “Thông báo tín dụng” và chuyển TP/PP QHKH ký kiểm soát, LĐ ĐVKD ký duyệt, sau đó gửi đến khách hàng và chuyển toàn bộ hồ sơ đến CV QL&HTTD để thực hiện các thủ tục giải ngân.
37
Trường hợp khách hàng không đồng ý với các điều kiện phê duyệt và ĐVKD có thỏa thuận với khách hàng để trình xem xét phê duyệt lại thì quay lại bước thẩm định/tái thẩm định.
Trường hợp từ chối thì hồ sơ cấp tín dụng sẽ được kết thúc tại bước này.
Bước 7: Thực hiện thủ tục trước giải ngân
CV QL&HTTD lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm và chuyển TP/PP QL&HTTD kiểm soát và chuyển cấp thẩm quyền ký hợp đồng trước khi chuyển cho khách hàng ký kết.
CV QL&HTTD phối hợp với khách hàng thực hiện thủ tục ký kết, phong tỏa TSBĐ, công chứng hợp đồng bảo đảm.
CV QL&HTTD chuẩn bị Bộ tài liệu đăng ký giao dịch bảo đảm và thực hiện thủ tục tại cơ quan chức năng theo quy định hiện hành của Pháp luật và của HDBank.
CV QL&HTTD nhận và quản lý hồ sơ, TSBĐ theo quy định.
Bước 8: Giải ngân
Căn cứ kết quả phê duyệt, hợp đồng tín dụng đã ký, CV QL&HTTD thực hiện khai báo giới hạn trên hệ thống và được TP/PP QL&HTTD duyệt kiểm soát theo quy định hiện hành.
Khi có phát sinh nhu cầu giải ngân, CV QHKH tiếp nhận “Giấy đề nghị giải ngân” do khách hàng lập, cùng với bộ tài liệu giải ngân, ký đề xuất và chuyển TP/PP QHKH ký tên trước khi chuyển sang phòng QL&HTTD.
CV QL&HTTD tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ giải ngân và lập “Tờ trình giải ngân”, “Khế ước nhận nợ” chuyển TP/PP QL&HTTD ký tên trước khi chuyển lãnh đạo ĐVKD phê duyệt giải ngân, làm cơ sở cho CV QL&HTTD lập “Phiếu chuyển khoản” và chuyển hồ sơ sang GDV giải ngân theo quy định.
GDV tiếp nhận hồ sơ giải ngân, tùy theo nhu cầu khách hàng và phù hợp với mục đích giải ngân trên “Khế ước nhận nợ”, thực hiện chuyển tiền hoặc chi tiền (nếu có) phù hợp với quy định.
Bước 9: Quản lý sau cấp tín dụng Điều chỉnh lãi suất:
Trường hợp có điều chỉnh lãi suất căn cứ theo các điều khoản trong hợp đồng tín dụng hoặc theo quy định của HDBank theo từng thời kỳ. CV QL&HTTD
38
lập “Thông báo thay đổi lãi suất cho vay”, sau đó bàn giao cho CV QHKH để gửi văn bản thông báo lãi suất sẽ điều chỉnh đến khách hàng.
Kiểm tra sau cấp tín dụng:
Trong vòng 30 ngày sau khi giải ngân, CV QHKH phối hợp với CV QL&HTTD đi kiểm tra thực tế khách hàng.
Việc kiểm tra phải lập thành “Biên bản kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay” và chuyển cấp thẩm quyền kiểm soát và có ý kiến phù hợp.
Định kỳ CV QHKH đi kiểm tra tình hình của khách hàng, tình hình TSBĐ và lập “Biên bản kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay” nêu trên và chuyển TP/PP QHKH kiểm soát và có ý kiến phù hợp, kịp thời (nếu có).
Trường hợp sản phẩm có quy định riêng về công tác kiểm tra sau cấp tín dụng thì thực hiện theo hướng dẫn đặc thù của sản phẩm đó.
Giám sát từ xa:
CV QHKH theo dõi, giám sát tình hình thị trường liên qua đến khách hàng, tình hình hoạt động của khách hàng và tình hình thanh toán nợ vay. Trường hợp khách hàng suy giảm khả năng trả nợ so với ban đầu thì có đề xuất phù hợp, kịp thời đến Ban lãnh đạo ĐVKD để xử lý.
CV giám sát từ xa giám sát và theo dõi các khoản vay và đưa ra cảnh báo hoặc yêu cầu ĐVKD giải trình và bổ sung hồ sơ theo quy định của HDBank.
Thẩm định giá lại: thực hiện theo quy định hoặc theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền khi phát hiện có dấu hiệu rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng.
Trường hợp thuộc thẩm quyền định giá tại ĐVKD, thì CV QL&HTTD thực hiện thẩm định giá lại.
Trường hợp thuộc thẩm quyền thẩm định giá tại Hội sở, thì CV QL&HTTD lập “Phiếu yêu cầu định giá lại” và gửi Phòng thẩm định giá/Phòng đầu tư để tiến hành định giá lại.
Quản lý danh mục:
Trưởng phòng QHKH thực hiện truy xuất và phân tích danh mục các khoản cấp tín dụng tại ĐVKD và có đề xuất (nếu có) đến Ban lãnh đạo ĐVKD để xử lý, nhằm đảm bảo phù hợp với đặc thù địa bàn và chính sách khách hàng của HDBank.
39
Trong tháng cuối của mỗi quý, CV QHKH thực hiện cập nhật thông tin khách hàng và chấm điểm tín dụng trên hệ thống và in ra “Bảng kết quả xếp hạng tín dụng” theo quy định hiện hành về xếp hạn tín dụng. Trên cơ sở kết quả chấm điểm tín dụng nêu trên, phối hợp với CV quản lý