Phương thức kinh doanh của HDBank Phú Nhuận bao gồm những hoạt động sau:
Huy động vốn
Nhận tiền gửi không kì hạn và có kì hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư.
Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn. Tiết kiệm không kì hạn và có kì hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm tích lũy…
Phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi.
Vay từ các định chế tài chính trong nước và ngoài nước, vay từ NHNN
Cho vay
Cho vay ngắn, trung dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ. Cho vay tiêu dùng, cho vay du học.
Cho vay tài trợ, ủy thác theo các chương trình: Đài Loan (SMEDF), Việt Đức (DEG,KFV) và các hiệp định tín dụng khung.
Tài trợ xuất, nhập khẩu, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.
Hoạt động từ đầu tư
Góp vốn liên doanh, liên kết, mua cổ phần của các DN, TCTD, định chế tài chính trong và ngoài nước.
Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong và ngoài nước.
Bảo lãnh
Bảo lãnh trong nước và quốc tế: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán…
Ngân quỹ
Mua bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap, Option)
Mua, bán các chứng từ có có (trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc thương phiếu…)
28 Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ.
2.1.4.2. Hoạt động dịch vụ
Bên cạnh các hoạt động kinh doanh, hệ thống ngân hàng nói chung và HDBank – CN Phú Nhuận nói riêng còn thực hiện các hoat động kinh dịch vụ nhằm nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng.
Tài trợ thương mại
Phát hành thanh toán thư tín dụng nhập khẩu, thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu.
Nhờ thu xuất nhập khẩu (collection), nhờ thu hối phiếu trà ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A).
Bao thanh toán, biên lai tín thác.
Dịch vụ thanh toán
Chuyển tiền trong nước và quốc tế.
Thanh toán ủy nhiệm chi, ủy nhiệ thu, sec.
Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM Quản lý vốn tập trung.
Chuyển tiền nhanh Western Union. Dịch vụ kiều hối.
Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử
Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD…)
Dịch vụ thẻ ATM, thẻ ghi nợ.
Dịch vụ Internet Banking, Telephone Banking, Mobile Banking, SMS Banking…
2.1.4.3. Dịch vụ khác
Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ. Tư vấn đầu tư tài chính.
Cho thuê két sắt, gửi giữ tài sản. Ủy thác, nhận ủy thác, đại lý.
Cho thuê tài chính thông qua công ty cho thuê tài chính.
Môi giới, lưu ký, tư vấn, đại lý thanh toán, phát hành…chứng khoán thông qua Công ty TNHH Chứng khoán.
29
Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản siết nợ thông qua công ty nợ và khai thác tài sản.
Nhìn vào các dịch vụ mà HDBank Phú Nhuận cung cấp có thể thấy ngân hàng đã cung cấp phần lớn các sản phẩm bán lẻ thông dụng hiện nay. Số lượng sản phẩm đa dạng, giá cả hợp lý, chất lượng tốt…đó là những tiêu chí mà HDBank đang đạt được và ngân hàng cũng không ngừng hoàn thiện, đào tạo nhân viên, nghiên cứu đưa ra nhiều sản phẩm hơn để phục vụ được mọi đối tượng, mọi hoàn cảnh của khách hàng. Trong tương lai, để có thể cạnh tranh sánh vai cùng các ngân hàng lớn mạnh, HDBank Phú Nhuận nên chú trọng hơn đến đối tượng khách hàng doanh nghiệp và các tổ chức khác, biến họ trở thành khách hàng tiềm năng như đối tượng khách hàng cá nhân.
2.1.5.Tình hình tài chính của HDBank – Chi nhánh Phú Nhuận giai đoạn 2011 – 2013 2011 – 2013
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013
(Đơn vị tính: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % (1) (2) (3) (4) (5)=(3)- (2) (6)=((5) /(2))*10 0 (7)=(4)- (3) (8) = ((7)/ (3)) *100 Thu nhập 163.342 263.492 399.488 100.15 61.31 135.996 51.62 Chi phí 128.366 215.489 219.498 87.123 67.87 4.009 1.86 Lợi nhuận 34.976 48.003 179.99 13.027 37.25 131.987 274.96
(Nguồn: BCTC HDBank – CN Phú Nhuận)
Giai đoạn 2011 – 2013 là giai đoạn khó khăn trong nền kinh tế nói chung, và đặc biệt ngành NH cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ suy giảm kinh tế.
Đã có nhận định cho rằng: Tình hình lợi nhuận ảm đạm trong 2012 đã chấm dứt những năm tháng hoàng kim lãi khủng, lương thưởng cao ngất ngưởng của ngành ngân hàng (Thanh Thanh Lan, 2013). Nhìn chung, ta thấy rằng tình hình lợi nhuận trong 3 năm vẫn theo xu hướng tăng nhưng trong năm 2012, tốc độ tăng khá chậm (đạt 37.25%). Phân tích kỹ hơn từ bảng số liệu, ta nhận ra rằng năm 2012 có lợi nhuận thấp là do chi phí hoạt động tăng cao. Trong giai đoạn 2007 – 2011, cuối mỗi năm các NH hân hoan báo lãi khủng, nhưng bước sang 2012, bức tranh này hoàn toàn thay đổi trong hệ thống NHTM
30
nói chung và HDBank – CN Phú Nhuận nói riêng. Trong năm 2012, hệ thống tài chính trên thế giới nói chung và NHTM Việt Nam nói riêng gặp nhiều biến cố, khiến cho NH phải dành nhiều chi phí để quản lý rủi ro, phòng tránh cũng như khắc phục những tác động do cú sốc của nền kinh tế.
Biểu đồ 2.1:Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013
(Nguồn: BCTC HDBank – CN Phú Nhuận)
Từ năm 2011, hệ thống ngân hàng bắt đầu thu hẹp quy mô cùng với những thương vụ mua bán, sáp nhập của quá trình tái cơ cấu, tập trung chủ yếu vào năm 2012. Đến cuối năm 2013, hệ thống ngân hàng dần đi vào ổn định và quy mô tăng trưởng trở lại. Sang năm 2013, nhờ kết quả bước đầu của quá trình tái cơ cấu với những biện pháp cứng rắn làm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng cùng những thương vụ mua bán, sáp nhập xử lý những ngân hàng yếu kém, khả năng sinh lợi của ngành ngân hàng đã có những chuyển biến tích cực. (Tùng Lâm, 2014)
Trên cơ sở kết quả đạt được năm 2011, HDBank Phú Nhuận đã tiếp nối những thành quả đó và nỗ lực rất nhiều để vượt qua giai đoạn khó khăn.
2.1.6.Định hướng phát triển của HDBank Phú Nhuận trong những năm tới
Phát huy những kết quả đạt được trong giai đoạn 2011 – 2013, trong những năm tới, tập thể HDBank – Chi nhánh Phú Nhuận đã đề ra một số mục tiêu cơ bản như sau:
Phát huy sức mạnh tổng hợp của người lao động;
Đẩy mạnh phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo;
0 50 100 150 200 250 300 350 400 450
Thu nhập Chi phí Lợi nhuận
2011 2012 2013
31
Phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, duy trì và phát triển công tác từ thiện xã hội;
Phấn đấu tăng cường nguồn vốn huy động, nâng cao chất lượng công tác tín dụng, phát triển dư nợ phù hợp với kế hoạch…
2.2. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại HDBank Phú Nhuận 2.2.1.Giới thiệu sản phẩm cho vay cá nhân 2.2.1.Giới thiệu sản phẩm cho vay cá nhân
Cho vay du học Cho vay mua ô tô Cho vay mua nhà dự án
Cho vay đối với người lao động VN đi làm ở nước ngoài Cho vay kinh doanh tại chợ
Cho vay tiêu dùng có bảo đảm bằng số dư tài khoản, số thẻ tiết kiệm Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán
Cho vay hộ sản xuất kinh doanh cá thể: hỗ trợ vốn lưu động
Cho vay thực hiện phương án sản xuất kinh doanh phục vụ đời sống khác
2.2.2.Chính sách và quy chế cho vay cá nhân Lợi ích Lợi ích
Khách hàng sẽ được giải quyết thủ tục vay vốn một cách thuận lợi và nhanh chóng với sự giúp đỡ của một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, chu đáo.
Cán bộ HDBank sẽ tư vấn miễn phí cho khách hàng các thủ tục liên quan đến khoản vay.
Số tiền cho vay, thời hạn cho vay và lãi suất cho vay linh hoạt, hợp lý, phù hợp với nhu cầu của khách hàng hiện nay.
Ngân hàng sẽ hỗ trợ tối đa đến 70% tổng nhu cầu vốn của khách hàng.
Nguyên tắc vay vốn
Sử dụng vốn vay đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng thời hạn đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng hay trong khế ước nhận nợ.
Việc bảo đảm tiền vay phải thực hiện theo quy định của Hội đồng quản trị.
Điều kện vay vốn
Có năng lực pháp luật dân sự, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Mục đích sử dụng vốn vay hợp lý.
32
Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc dự án đầu tư phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật; và có kế hoạch vay vốn, trả nợ.
Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Các trường hợp cấp tín dụng không có tài sản đảm bảo có quy định riêng.
Một số điều kiện khác tùy theo hình thức cho vay được quy định cụ thể tại các hướng dẫn.
Thời hạn vay vốn
HDBank và khách hàng thỏa thuận thời hạn cho vay căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp khả năng của khách hàng, thời hạn thu hồi vốn của phương án, dự án đầu tư.
Cho vay ngắn hạn: Là những khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.
Cho vay trung hạn: Là những khoản vay có thời hạn cho vay từ 12 tháng đến 60 tháng
Cho vay dài hạn: Là những khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên.
Lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay tối thiểu đối với từng loại cho vay do Tổng Giám đốc ban hành trong từng thời kỳ sau khi được sự chấp thuận của Hội đồng Quản trị, phù hợp với giá thành vốn; tình hình thị trường; lợi thế cạnh tranh và trong khuôn khổ quy định của NHNN Việt Nam.
Các đơn vị trực thuộc Ngân hàng không được phép cho vay dưới mức lãi tối thiểu quy định. Các trường hợp cho vay với lãi suất dưới mức tối thiểu để thực hiện chính sách ưu đãi khách hàng phải được Hội đồng Quản trị chấp thuận.
Phương thức cho vay
Cho vay từng lần;
Cho vay theo hạn mức tín dụng; Cho vay theo dự án đầu tư; Cho vay hợp vốn;
Cho vay trả góp;
33
Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ; Cho vay theo hạn mức thấu chi;
Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm;
Kiểm tra, giám sát vốn vay
Sau khi cấp tín dụng, Ngân hàng duy trì thường xuyên việc kiểm tra, giám sát khách hàng nhằm có thể sớm báo cáo và xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến việc trả nợ của khách hàng. Các vấn đề cần kiểm tra, giám sát khách hàng sau khi cấp tín dụng gồm:
Tình hình sử dụng vốn vay và thực hiện phương án vay vốn của khách hàng; Tình hình trả nợ gốc, lãi vay của Ngân hàng;
Tình trạng của tài sản đảm bảo tiền vay; Tình hình tài chính của Ngân hàng;
Tình hình sản xuất kinh doanh khả năng cạnh tranh của khách hàng; Các thông tin về thị trường mà khách hàng đang hoạt động;
Những trường hợp không được cho vay:
Thành viên Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc của Ngân hàng và các chức danh tương đương;
Cán bộ, nhân viên của Ngân hàng thực hiện thẩm định và xét duyệt cấp tín dụng; Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc của Ngân hàng và các chức danh tương đương;
Cổ đông lớn (sở hữu trực tiếp, gián tiếp từ 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết của Ngân hàng), cổ đông sáng lập;
Kế toán trưởng.
2.2.3.Quy trình cho vay tiêu dùng cá nhân
Trước khi phân tích tình hình cho vay tiêu dùng, ta sẽ xem quy trình cho vay tiêu dùng nói chung và quy trình cho vay tiêu dùng của HDBank Phú Nhuận
Quy trình cho vay tiêu dùng chung: quy trình cho vay được bắt đầu từ khi cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi kế toán viên tất toán – thanh lý hợp đồng tín dụng.
Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng, cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định, trình duyệt, phê duyệt và thông báo việc phê
34
duyệt/không phê duyệt với khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể nhưng không quá 10 ngày. Trường hợp phức tạp có thể kéo dài theo sự thỏa thuận với khách hàng. Quy trình cho vay gồm các bước sau:
Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về lập hồ sơ vay vốn. Thẩm định các điều kiện vay vốn.
Xác định phương thức cho vay.
Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện vay vốn và lãi suất cho vay của ngân hàng.
Lập tờ trình thẩm định cho vay. Tái thẩm định cho vay.
Trình duyệt khoản vay.
Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và TSĐB.
Giải ngân.
Kiểm tra, giám sát khoản vay.
Thu nợ lãi và gốc; xử lý những phát sinh.
Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay. Giải chấp TSĐB
Lưu giữ hồ sơ tín dụng và hồ sơ đảm bảo tiền vay. Tiếp nhận và hướng dẫn KH lập hồ sơ vay vốn.
Quy trình cho vay tiêu dùng của HDBank
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng
Tiếp xúc, tư vấn và tiếp nhận nhu cầu cấp tín dụng:
CV QHKH trao đổi với khách hàng (khách hàng đến liên hệ trực tiếp hoặc theo kế hoạch tiếp thị), thực hiện giới thiệu về ngân hàng, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và tư vấn khách hàng sử dụng các sản phẩm tín dụng, trên cơ sở tham khảo các tài liệu “Sản phẩm tín dụng”.
CV QHKH thực hiện cập nhật báo cáo về thông tin liên hệ khách hàng. Trường hợp khách hàng đồng ý sẽ sử dụng sản phẩm tín dụng, thì hướng dẫn khách hàng thành lập “Giấy đề nghị vay vốn”, “Phương án vay vốn” theo mẫu, yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu về Dự án đầu tư (trường
35
hợp dự án vay trung dài hạn), sau đó lập “Phiếu đề nghị cung cấp hồ sơ tín dụng” theo mẫu để yêu cầu khách hàng cung cấp bộ hồ sơ vay vốn phù hợp. Đánh giá sơ bộ hồ sơ cấp tín dụng:
CV QHKH đánh giá hồ sơ vay có đáp ứng yêu cầu cơ bản của sản phẩm (về điều kiện khách hàng, mục đích vay, tài sản bảo đảm…). Trường hợp chưa đáp ứng yêu cầu trên thì đề nghị khách hàng bổ sung hồ sơ hoặc sử dụng sản phẩm khác phù hợp hơn.
Trường hợp đáp ứng các yêu cầu trên thì tiếp tục thực hiện các bước kế tiếp.
Bước 2: Kiểm tra trước cấp tín dụng
Tra soát thông tin lịch sử tín dụng của khách hàng:
CV QHKH sử dụng thông tin trong hồ sơ vay vốn, thực hiện tra cứu đến Trung tâm thông tin tín dụng (CIC).
Trường hợp khách hàng đang có nợ quá hạn không phù hợp với quy định của sản phẩm tín dụng thì thông báo khách hàng từ chối cấp tín dụng.
Trường hợp khách hàng không có nợ quá hạn, hoặc lịch sử nợ quá hạn trong phạm vi được chấp nhận theo quy định của sản phẩm tín dụng thì thực hiện các bước tiếp theo.
Thẩm định thực tế:
CV TĐ đi thẩm định thực tế tại nơi cư trú, cơ sở sản xuất kinh doanh. CV TĐ chụp ảnh thực tế của sơ sở sản xuất kinh doanh.
Trường hợp cần thiết (hồ sơ lớn, phức tạp…), CV TĐ có đề xuất với TP QHKH/Phòng tái thẩm định Hội sở cùng phối hợp đi thẩm định thực tế. Trường hợp sản phẩm có quy định riêng về công tác thẩm định khách hàng, thì thực hiện theo hướng dẫn đặc thù của sản phẩm đó.
Bước 3: Thẩm định giá TSBĐ, thẩm định cấp tín dụng Thẩm định giá tài sản bảo đảm:
CV QL&HTTD phối hợp với CV TĐ đi thẩm định thực tế khách hàng ở bước trên và cùng lúc thẩm định giá tài sản bảo đảm, đồng thời lập bảng “Kết quả thẩm định giá tài sản” và chuyển lãnh đạo ĐVKD phê duyệt.