−Đối với mục tiêu 1: Đánh giá tổng quan về tín dụng chính thức của các hộ nuôi tôm ở Cà Mau- thông qua công cụ thống kê mô tả trình bày một cách khái quát về thị trường tín dụng nông thôn của vùng nghiên cứu về đặc điểm hộ vay, lượng vốn vay, tình hình sử dụng nguồn vốn.
−Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng chính thức của hộ nuôi tôm ở Cà Mau.
Mô hình Binary Logistic được sử dụng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Mô hình có phương trình: 0 1 1 2 2 3 3 4 4 5 5 6 6 7 7 8 8 ( 1) log ( 0) e P Y X X X X X X X X P y
Trong đó: Y là biến nhu cầu vay vốn của nông hộ và được đo lường bằng hai giá trị 1 và 0 (0 là không có nhu cầu vay vốn, 1 là có nhu cầu vay vốn). Các biến X là các biến độc lập (biến giải thích).
Phương pháp phân tích hồi qui tương quan đa biến được sử dụng để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu tín dụng chính thức nông hộ. Trong nghiên cứu này, mô hình hồi qui tương quan đa biến được thiết lập như sau:
0 1 1 2 2 3 3 4 4 5 5 6 6 7 7 8 8
Y X X X X X X X X
Trong đó: Y: biến phụ thuộc, lượng cầu tín dụng chính thức của nông hộ
(đồng). Các biến X là các biến độc lập (biến giải thích). −Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp cũng như kiến nghị để mở rộng và nâng
cao chất lượng tín dụng chính thức - sử dụng phương pháp luận được rút ra từ mô hình hồi quy cũng như tham khảo các định hướng của địa phương, chính sách của Nhà nước.
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH THỰC TRANG, HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA CÁC HỘ NUÔI TÔM Ở CÀ MAU