GIỚI THIỆU VỀ TỈNH CÀ MAU

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng chính thức của các hộ nuôi tôm ở cà mau (Trang 26)

3.1.1 Vị trí địa lí

Phần lãnh thổ đất liền của tỉnh Cà Mau nằm trong tọa độ từ 8o30' - 9o10' vĩ Bắc và 104o80' - 105o5' kinh Đông. Điểm cực Đông tại 105o24' kinh Đông thuộc xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi. Điểm cực Nam tại 8o33’ vĩ Bắc thuộc xã Viên An, huyện Ngọc Hiển. Điểm cực Tây tại 104o43' kinh Đông thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển. Điểm cực Bắc tại 9o33' vĩ Bắc thuộc xã Biển Bạch, huyện Thới Bình. Cà Mau là mảnh đất tận cùng của tổ quốc với 3 mặt tiếp giáp với biển, phía Đông giáp với biển Đông, phía Tây và phía Nam giáp với vịnh Thái Lan, phía Bắc giáp với 2 tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang.

Thành phố Cà Mau nằm trên trục đường quốc lộ 1A và quốc lộ 63, cách thành phố Cần Thơ 180 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 380 km. Đường biển của Cà Mau dài gần 254 km, trong đó có 107 km bờ biển Đông và 147 km bờ biển Tây. Biển Cà Mau tiếp giáp với vùng biển các nước như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, và là trung tâm của vùng biển quốc tế ở Đông Nam Á.

3.1.2 Điều kiện tự nhiên

Cà Mau là vùng đất thấp, thường xuyên bị ngập nước. Hiện nay đang có hiện tượng bồi lở ở cả 2 phía biển Đông và Tây. Cà Mau có 5 nhóm đất chính gồm đất phèn, đất than bùn, đất bãi bồi, đất mặn và đất kênh rạch. Rừng Cà Mau là loại hình sinh thái đặc thù, rừng sinh thái ven biển ngập mặn được phân bố dọc ven biển với chiều dài 254 km. Bên cạnh đó, Cà Mau còn có hệ sinh thái rừng tràm nằm sâu trong lục địa ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình quy mô 35.000 ha. Diện tích rừng ngập mặn ở Cà Mau chiếm 77% rừng ngập mặn của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Tỉnh Cà Mau mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với nền nhiệt độ cao vào loại trung bình trong tất cả các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Khí hậu Cà Mau được chia thành 2 mùa là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đếntháng 4 năm sau. Lượng mưa ở Cà Mau trung bình có 165 ngày mưa/năm, với 2.360 mm. Độ ẩm trung bình năm là 85,6%, nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,50C. Trong đó, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là vào tháng 4, khoảng 27,60C, nhiệt độ trung bình thấp nhất

vào tháng 1, khoảng 250C. Biên nhiệt độ trung bình trong 1 năm là 2,70C.

3.1.3 Kinh tế

Tuy Cà Mau có nhiều tiềm năng, thế mạnh, nhưng khi mới chia tách xuất phát điểm về kinh tế - xã hội rất thấp kém. Kinh tế thuần nông với cơ cấu nông-lâm - thủy sản chiếm tỷ trọng 63,40%, công nghiệp - xây dựng 16,96%, dịch vụ 19,64%. Kết cấu hạ tầng kinh tế yếu kém, thu nhập bình quân đầu người 6 triệu đồng, đời sống người dân còn rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 27,9%, lao động qua đào tạo, dạy nghề 15%, hộ sử dụng điện 16%, sử dụng máy điện thoại bình quân 4,5 máy cho 100 dân. Sau 15 năm tái lập (1997 - 2011), Thu nhập bình quân đầu người tăng 3,78 lần, và năm 2012 đạt khoảng 26 triệu đồng. Từ cơ cấu nông nghiệp chiếm đến 63,40%, công nghiệp 16,96%, dịch vụ 19,64% vào năm 1997, đến năm 2012 cơ cấu nông nghiệp chỉ còn 38,0%, công nghiệp tăng lên 36,4%, dịch vụ 25,6%.

Năm 2012, diện tích gieo trồng lúa của tỉnh ước đạt 129 ngàn hécta, chiếm trên 80% diện tích cây trồng của tỉnh. Sản lượng lúa ước đạt 556.036 tấn. Hoạt động chăn nuôi gia súc và gia cầm phát triển chậm, chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa mang tính chất công nghiệp, do đó chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong tỉnh và còn gặp nhiều khó khăn. Tổng đàn heo năm 2012 đạt 213.587 con. Đàn gia cầm đạt 1.622.286 con đang có xu hướng giảm, nguyên nhân chủ yếu một phần là do tác động của chuyển dịch một phần diện tích đất trồng lúa sang nuôi tôm, ở vùng nuôi tôm do thiếu thức ăn và nguồn nước bị nhiễm mặn cũng như dịch bệnh nên hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm khó phát triển.

Năm 2012, diện tích rừng tập trung của tỉnh đạt 103.723 ha, Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản khoảng 296.687 ha. Sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2012 ước đạt 271.650 tấn, tăng gần 5 lần so với năm 1997, tăng bình quân 12,8%/năm. Giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản không ngừng tăng, năm 2012 đạt 53,4 triệu đồng/ha, tăng 5,43 lần so với năm 1997, tăng bình quân 13,4%/năm. Diện tích nuôi tôm chiếm 90% diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh. Sản lượng thủy sản đánh bắt tuy tăng chậm so với nuôi trồng nhưng cơ cấu sản xuất cũng chuyển dịch theo hướng tăng sản lượng khai thác xa bờ, giảm khai thác gần bờ có nguy cơ làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản và ô nhiễm môi trường nước ven biển. Sản lượng thủy hải sản khai thác đạt 154.780 tấn vào năm 2012, bình quân mỗi năm tăng 4,3%. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2012 trên địa bàn tỉnh đạt 17.500 tỷ đồng (theo giá năm 1994), gấp 10,5 lần năm 1997 và gấp 6,1 lần năm 2000, tăng bình quân hằng năm trên 18%.

Từ đầu năm 2012 đến ngày 30 tháng 01 năm 2013, thu ngân sách được 309 tỷ đồng, đạt 6,2% dự toán năm, bằng 90,2% so với cùng kỳ. Chi ngân sách 587 tỷ đồng, Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 372 tỷ đồng, Sản lượng điện ước đạt 155 triệu KWh, Sản lượng đạm 10.000 tấn. Sản lượng chế biến thủy sản xuất khẩu khoảng 1.069 tấn. Kim ngạch xuất khẩu đạt 11 triệu USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu 1,28 triệu USD.

3.1.4 Dân cư

Tính đến năm 2012, dân số toàn tỉnh Cà Mau đạt gần 1.219.128người, mật độ dân số đạt 230 người/km² . Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 263.124 người, dân số sống tại nông thôn đạt 956.004 người. Dân số nam đạt 612.246 người, trong khi đó nữ đạt 606.882 người.

Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Cà Mau có 19 dân tộccùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc kinh có 1.167.765 người, người khmer có 29.845 người, người hoa có 8.911 người, còn lại là những dân tộc khác như tày, thái, chăm, mường...

Về Tôn giáo thì toàn tỉnh Cà Mau tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, có 12 tôn giáo khác nhau , nhiều nhất là Công giáo có 22.893 người, Phật giáo có 20.817 người, đạo Cao Đài có 42.730 người, các tôn giáo khác như Tin lànhcó 1.634 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có 1.114 người, Phật Giáo Hòa Hảo có 591 người, Hồi giáo có 109 người,…

3.1.5 Giao thông

Tỉnh Cà Mau có quốc lộ 1A và quốc lộ 63 nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 380 km và thành phố Cần Thơ 180 km. Từ Thành phố Cà Mau có thể đi lại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long dễ dàng. Các sông lớn như sông Bảy Háp, sông Gành Hào, sông Đốc, sông Trẹm... rất thuận tiện cho giao thông đường thủy đi lại khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh.

Về phía hàng không thì Cà Mau có sân bay Cà Mau, với chuyến bay từ Cà Mau đến Thành phố Hồ Chí Minh đã được mở rộng và nâng cấp, rút ngắn thời gian đi lại. Các sân bay cũ ở Năm Căn, Hòn Khoai khi có nhu cầu và điều kiện có thể khôi phục và đưa vào sử dụng. Cảng Năm Căn là cảng quan trọng trong hệ thống cảng ở đồng bằng sông Cửu Long. Cảng được đầu tư xây dựng ở vị trí vòng cung đường biển của vùng Đông Nam Á. Cảng Năm Căn có nhiều điều kiện thuận lợi

trong việc mở rộng giao thương với các nước trong vùng

như: Singapore, Indonesia, Malaysia... Hiện nay, năng lực hàng hóa thông qua cảng trên 10.000 tấn/năm.

3.1.6 Du lịch

Do đặc điểm sống ở vùng sông nước, rừng biển sâu xa nên loại hình đờn ca cải lương trở thành nếp sinh hoạt văn nghệ phổ biến trong nhân dân, miền đất này có truyện cười dân gian của Bác Ba Phi đầy huyền thoại, có làn điệu thơ Bạc Liêu của nghệ sĩ Thái Đắc Hàng. Các đặc sản khá nổi tiếng ở Cà Mau như Mắm lóc U Minh, Ba khía Rạch Gốc, Sò huyết Bãi Bồi, Tôm khô Bãi Háp, Cua Biển Cà Mau... cùng nhiều món ăn khác.

Các di tích lich sử cấp quốc gia như Đình Tân Hưng, Hồng Anh Thư Quán, Biệt khu Hải Yến Bình Hưng (của Nguyễn Lạc Hóa), Khu di tích lịch sử Hòn Đá Bạc, Hòn Khoai...Các di tích cấp tỉnh, Nhà Dây thép, Đền thờ Bác Hồ xã Trí Phải, Đền thờ Bác Hồ xã Viên An, Đền thờ Bác Hồ thị trấn Cái Nước.

3.2 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH NUÔI TÔM Ở CÀ MAU TRONG THỜI GIAN QUA GIAN QUA

Lợi thế lớn nhất của tỉnh Cà Mau là tiềm năng về kinh tế thủy sản, trong đó diện tích nuôi tôm đứng đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) và cả nước. Kinh tế thủy sản được tỉnh xác định là mũi nhọn trong quá trình phát triển của Tỉnh. Những năm qua, kinh tế thủy sản của Cà Mau có bước chuyển khá mạnh mẽ, đạt tăng trưởng 7 - 8%/năm; đóng góp rất lớn vào tăng trưởng chung đối với kinh tế của Tỉnh. Tuy nhiên, tình trạng quản lý, tổ chức sản xuất, canh tác trong nuôi trồng thủy sản vẫn manh mún, lạc hậu, phần lớn nuôi theo kiểu quảng canh truyền thống. Do đó, việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào nghề nuôi tôm; kiểm soát con giống, môi trường... vẫn là khâu yếu nhất, dẫn đến dịch bệnh tôm chết hàng loạt, là nỗi lo hằng ngày mà số đông người nuôi tôm ở Cà Mau phải đối mặt. Ðến nay, tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi tôm lên gần 300 nghìn ha, chiếm gần 50% diện tích nuôi tôm của các tỉnh ÐBSCL. Dù diện tích nuôi lớn, nhưng thực tế đến nay năng suất bình quân tôm nuôi của tỉnh mới chỉ đạt khoảng 400 kg/ha/năm, kém xa so với các tỉnh như Bạc Liêu, Sóc Trăng... Ðể khắc phục yếu kém trong nuôi tôm, Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ lần thứ 14 của tỉnh nêu mục tiêu phấn đấu từ nay đến năm 2015, nâng diện tích nuôi tôm công nghiệp lên mười nghìn ha; tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt từ năm tỷ USD trở lên...

Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Tươi cho biết, năm 2010, tổng sản lượng tôm nuôi của tỉnh đạt 104 nghìn tấn; kim ngạch xuất khẩu đạt 850 triệu USD, cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, sản lượng tôm nuôi chỉ đáp ứng khoảng 40% công suất của gần 40 nhà máy chế biến trong tỉnh; tình trạng thiếu hụt tôm nguyên liệu luôn diễn ra khá trầm trọng; là bài toán khá nan giải về nguyên liệu phục vụ ổn định cho các nhà máy chế biến xuất khẩu trong tỉnh. Ðể tạo khâu đột phá mới, Cà

Mau đã lựa chọn, khẳng định các mô hình nuôi tôm công nghiệp, nuôi quảng canh cải tiến để mở rộng diện tích theo quy hoạch tại các vùng nuôi trong tỉnh; đồng thời đề ra bước đi phù hợp để phát triển một cách toàn diện nghề nuôi tôm trong thời gian tới. Cùng với ‘Ðề án nâng cao toàn diện hiệu quả sản xuất tôm - lúa' được triển khai rộng rãi từ năm 2008, bước đầu nâng hiệu quả sản xuất từ 20 đến 25%; được nông dân hưởng ứng mạnh mẽ..., gần đây, UBND tỉnh Cà Mau tiếp tục có quyết định phê duyệt chương trình nuôi tôm công nghiệp; đồng thời chỉ đạo ngành nông nghiệp và các địa phương trọng điểm về nuôi trồng thủy sản rà soát, đánh giá thực trạng; xây dựng quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản, phấn đấu nâng diện tích lên 20 nghìn ha vào năm 2020. Ðây là mục tiêu lớn, lâu dài và chỉ có phát triển mô hình nuôi tôm công nghiệp tập trung, quy mô lớn mới vực dậy được ngành kinh tế thủy sản ở Cà Mau. Theo đó, quy hoạch các vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung để đầu tư phát triển vùng nuôi tôm chuyên canh cho năng suất, chất lượng cao; gắn với thực hiện đồng bộ các giải pháp về tổ chức lại sản xuất; đầu tư thủy lợi, vốn, con giống, khoa học công nghệ, môi trường nuôi... Ðây là những giải pháp hàng đầu phải triển khai thực hiện đồng bộ để nghề nuôi tôm ở Cà Mau phát triển theo hướng bền vững, hiệu quả.

Toàn tỉnh Cà Mau hiện có ba nghìn ha diện tích tôm nuôi công nghiệp; trong đó hai nghìn ha được đầu tư mới từ đầu năm 2011 đến nay. Việc nuôi tôm công nghiệp đang tạo ra những chuyển biến đáng mừng và được người dân tại các huyện trọng điểm nuôi tôm rất đồng tình, phấn khởi.

Ðể thực hiện đạt mục tiêu Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ lần thứ 14 tỉnh đề ra, tỉnh đã và đang dồn sức thực hiện đồng bộ các giải pháp trong quy hoạch phát triển sản xuất, nhất là quy hoạch các vùng, cụm nuôi tôm công nghiệp tập trung ở những nơi có điều kiện để mở rộng diện tích. Triển khai thực hiện một số dự án, mô hình sản xuất thí điểm về nuôi tôm công nghiệp, tăng cường công tác ứng dụng, chuyển giao khoa học - kỹ thuật đến người nuôi tôm; tổ chức lại và nâng cao năng lực sản xuất con giống bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu nuôi tôm của địa phương; gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, kiểm soát được dịch bệnh để hạn chế rủi ro cho người nuôi tôm. Gắn kết giữa doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản với người nuôi tôm trên cơ sở tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết 'bốn nhà', để giải quyết đầu ra ổn định cho người nông dân. Từ nhiều nguồn vốn huy động, tỉnh Cà Mau dự kiến đầu tư khoảng một nghìn tỷ đồng xây dựng hệ thống thủy lợi; đồng thời triển khai các giải pháp phát triển những vùng sản xuất chuyên canh tôm công nghiệp; vùng lúa - tôm kết hợp như đầu tư kết cấu hạ tầng xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh hơn nữa đưa khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng và nhân rộng các tổ hợp tác sản xuất... Thực tế cho thấy, việc xây dựng hàng chục cống, đập lớn tại các

vị trí đầu mối đã giúp chủ động trong điều tiết nước, rửa mặn, ngăn mặn, giữ ngọt, hạn chế lây lan dịch bệnh, cấp và tiêu thoát nước kịp thời; bước đầu mang lại hiệu quả sản xuất và tạo điều kiện thích nghi với biến đổi khí hậu.

Theo Giám đốc Sở Công thương Lê Minh Khởi: Chủ trương chung của tỉnh là các vùng, cụm nuôi tôm công nghiệp sẽ được Nhà nước đầu tư mới hoặc nạo vét các kênh trục cấp và thoát nước; hệ thống lưới điện ba pha; đấu nối giao thông đường bộ... Ngoài ra, người dân còn được nhận các hỗ trợ như: Hỗ trợ đào tạo về công tác quản lý, nguồn lao động; hỗ trợ nghiên cứu chuyển giao khoa học công nghệ; hỗ trợ điều trị dịch bệnh, khắc phục thiên tai... Ngành công thương tỉnh đang khẩn trương triển khai dự án đầu tư lưới điện ba pha cho các vùng, cụm nuôi tôm công nghiệp tại các huyện Ðầm Dơi, Ngọc Hiển, Năm Căn, Phú Tân và TP Cà Mau, cung cấp 23 nghìn kVA phục vụ cho 3.369 hộ dân nuôi tôm công nghiệp trên diện tích 4.226 ha..., nhằm góp phần hướng tới mục tiêu đạt năm tỷ USD kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào năm 2015.

Nghề nuôi tôm đã xuất hiện ở Cà Mau từ những năm đầu giải phóng, nên người nuôi có nhiều kinh nghiệm; hệ thống dịch vụ hậu cần, tiêu thụ, chế biến phát triển; sản phẩm đã tạo được thương hiệu và uy tín trên thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, thời gian qua, nghề nuôi tôm ở Cà Mau đang gặp phải nhiều khó khăn, thách

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng chính thức của các hộ nuôi tôm ở cà mau (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)