Cơ cấu hộ tham gia tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng chính thức của các hộ nuôi tôm ở cà mau (Trang 34 - 35)

Bảng 3.2: Thống kê việc hộ vay vốn ngân hàng

Việc vay ngân hàng Số quan sát Tỷ lệ (%)

Không vay Ngân Hàng 45 45,0

Vay Ngân Hàng 55 55,0

Tổng cộng 100 100,0

Nguồn: theo thống kê từ số liệu điều tra năm 2013

Trong 100 hộ được phỏng vấn thì có 45 hộ không vay và có 55 hộ vay Ngân hàng. Tín dụng chính thức ở nông thôn tại Tỉnh hầu như là từ Ngân hàng NN0 & PTNT và CSXH, cụ thể như sau:

Nguồn: theo thống kê từ số liệu điều tra năm 2013

Hình 3.1: Thị phần của các Ngân hàng

Từ hình trên ta thấy nguồn tín dụng chính thức của người nuôi tôm chủ yếu là từ Ngân hàng NN0 & PTNT chiếm 89,1%, do đòi hỏi phải có thế chấp tài sản, mặc khác chủ yếu các hộ vay tại địa phương thế chấp bằng quyền sử sụng đất và do

trong thời gian qua nhờ việc đẩy mạnh làm sổ đỏ cho người dân tại Tỉnh đã tạo ra thuận lợi cho người dân khi tiếp xúc với nguồn vốn của Ngân hàng này. Một lí do khác, Ngân hàng này gần gũi và hầu như mọi người điều biết vì đã hình thành lâu trên địa bàn và theo đánh giá của các hộ vay việc đi vay cũng khá dễ dàng.

Ngân hàng CSXH chỉ 6 hộ vay chiếm 10,9%, vì Ngân hàng này chủ yếu dành cho các hộ nghèo, các đối tượng chính sách, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn…. Trong khi đó việc giảm tỷ lệ hộ nghèo tại Tỉnh trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu năm 2010 là 12,14% đến năm 2012 chỉ còn 8,24% việc vay chủ yếu dưới hình thức chính quyền địa phương, các tổ chức như hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh xét những hộ, thành viên có hoàn cảnh khó khăn và có nhu cầu vay vốn sau đó liên hệ với phòng giao dịch ở xã để cấp tín dụng cho các hộ này và còn lại chủ yếu là sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay để hổ trợ cho việc đi học.

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng chính thức của các hộ nuôi tôm ở cà mau (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)