Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay chính thức của

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng chính thức của các hộ nuôi tôm ở cà mau (Trang 47)

thức của hộ nuôi tôm

Phải xác định rõ những vùng có lợi thế, nhằm ưu tiên đầu tư vào hình thức nuôi tôm phù hợp. Các ban ngành chức năng nên khuyến khích người dân nuôi tôm quy hoạch, đồng thời phối hợp với ban quản lý rừng phòng hộ để thuê đất nuôi tôm, lên kế hoạch thu hút nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp. Cùng với đó giáo dục ý thức cho người dân hạn chế xả thải ra sông khiến tình hình dịch bệnh càng lây lan nhanh, không thể kiểm soát được, tuân lịch thời vụ không nôn nóng tái trong sản xuất.

Xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ như: khu sản xuất giống tập trung; điện 3 pha; hệ thống thuỷ lợi phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản; tăng cường chuyển giao khoa học - kỹ thuật; đẩy mạnh phát triển các loại hình nuôi công nghiệp, quảng canh năng suất cao; đa dạng hoá các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao theo hướng sản xuất hàng hoá. Tạo đầu ra sản phẩm, ổn định thị trường xuất khẩu.

Về lâu dài, các “nhà” nên liên kết chặt chẽ với nhau để phát triển bền vững nghề nuôi tôm. Chẳng hạn như doanh nghiệp đầu tư vốn, dân góp đất, công lao động và cùng chia sẻ lợi nhuận; cơ sở tổ chức sản xuất, cung ứng con giống chất lượng cao ra thị trường; các hộ, tập thể có nhiều kinh nghiệm nuôi tôm công nghiệp tăng cường công tác tập huấn (có thể thì cán bộ đến tận ao tôm nuôi hướng dần thực tế cho bà con), trao đổi kinh nghiệm (tổ chức các đoàn tham quan các mô hình hiệu quả); củng cố, xây dựng mối quan hệ giữa các tổ hợp tác, HTX, vùng nuôi tôm công

nghiệp và doanh nghiệp.

Cán bộ ngân hàng tư vấn cho người dân về khoản vay cũng như xem xét kỹ mục đích xin vay, khả năng trả nợ, đồng thời giám sát các khoản vay. Cùng với đó phối hợp với các chương trình phát triển nông thôn để bổ sung tiến bộ kỹ thuật, đầu tư hạ tầng, vật tư,… cho hộ nuôi tôm.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Thông qua việc ứng dụng mô hình Binary Logistic và mô hình hồi qui tương quan đa biến, nghiên cứu này cho thấy khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ phụ thuộc vào các yếu tố như: tuổi (-), trình độ học vấn của chủ hộ (+), kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ (+), việc hộ có tham gia tổ chức đoàn thể địa phương (+), việc hộ có tham gia BHNN (+),việc hộ có vay vốn không chính thức (- ). Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã xác định được một số nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu tín dụng chính thức của hộ nuôi tôm ở Cà Mau. Cụ thể, lượng cầu tín dụng chính thức nông hộ cótương quan thuận với kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ, việc tham gia tổ chức đoàn thể địa phương, tổng diện tích đất của nông hộ, việc hộ tham gia BHNN và hình thức nuôi tôm. Ngược lại, lượng cầu tín dụng chính thức của nông hộ có tương quan nghịch với tuổi của chủ hộ, việc hộ có vay vốn không chính thức. Từ kết quả phân tích, nhóm nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị sau:

Đối với nông hộ: (1) Cần nâng cao ý thức tự giác học tập, trau dồi kiến thức, khuyến khích và tạo điều kiện cho con em mình được đi học; (2) Thường xuyên tham gia các lớp tập huấn các mô hình nuôi tôm mới, hiệu quả do địa phương tổ chức nhằm tăng hiệu quả hoạt động sản xuất, góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng vốn; (3) Cần nâng cao nhận thức về vai trò của các tổ chức xã hội, đoàn thể địa phương, tích cực tham gia và vận động mọi người cùng tham gia các tổ chức đoàn

thể để có thể trao đổi và giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau cùng làm kinh tế, đồng thời có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn chính thức; (4) Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đặc biệt là nguồn nước tránh tình trạng nguồn nước ô nhiễm, dịch bệnh lây lan nhanh..

Đối với các tổ chức tín dụng: (1) Đa dạng hoá các hình thức cho vay vốn. Bên cạnh cho vay từng lần theo món ngân hàng nên mở rộng cho vay theo hạn mức tín dụng đối với các khoản chi tiêu không tên; (2) Nâng cao mức vốn cho vay nhằm tạo điều kiện cho nông hộ có đủ vốn phục vụ nhu cầu hoạt động sản xuất. Ngoài ra, các tổ chức tín dụng cần chủ động tìm dự án có hiệu quả, giúp các nông hộ hoàn thành những thủ tục cần thiết để chủ động giải ngân cho vay sớm, tạo cơ hội giúp nông hộ chủ động thực hiện phương án sản xuất của mình; (3) Nâng cao chất lượng dịch vụ: do trình độ dân trí của phần lớn khách hàng còn thấp, cần thành lập tổ chăm sóc khách hàng để giải thích những thắc mắc và hướng dẫn thủ tục cho khách hàng, đơn giản hoá thủ tục vay vốn, rút ngắn thời gian phục vụ đối với một khách hàng; (4) Cần nâng cao trình độ thẩm định, năng lực nghiệp vụ của cán bộ tín dụng để làm cơ sở cho việc cho vay vốn có hiệu quả. Cán bộ tín dụng khi quyết định cho vay cần hướng dẫn người dân cách sử dụng đồng vốn hợp lý, vốn cho vay phải gắn kết với các chương trình phát triển kinh tế của địa phương, giúp người dân xây dựng phương án phù hợp để quản lý nợ và rủi ro.

Đối với chính quyền địa phương: (1) Hỗ trợ các hoạt động tín dụng trên địa bàn như tuyên truyền chính sách vay vốn đến từng hộ gia đình, hỗ trợ cho hoạt động của các tổ cho vay lưu động của các ngân hàng, hỗ trợ công tác xác nhận hồ sơ vay vốn của nông hộ, hỗ trợ cho Ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về khách hàng, … ; (2) Phải theo dõi và chỉ đạo chặt chẽ hoạt động của các tổ chức xã hội, đoàn thể địa phương. Đồng thời các cấp ủy, chính quyền địa phương cần phải quan tâm đến việc phát triển nguồn cán bộ, Đảng viên trẻ, phát huy tốt vai trò của đội ngũ cán bộ ở địa phương; (3) Cần quản lý chặt chẽ thị trường cung ứng dịch vụ và vật tư hàng hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp với chính sách quản lý giá thích hợp phù hợp với mặt bằng chung của toàn tỉnh, tăng cường kiểm tra các cơ sở, đại lý bán vật tư nông nghiệp để tránh tình trạng hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng gây thiệt thòi cho nông hộ; (4) Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất, đồng thời kiểm tra chất lượng nguồn giống, chất lượng đầu ra của tôm đảm bảo thị trường đầu ra ổn định tránh tình trạng kém chất lượng, không đạt các tiêu chuẩn .

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cục thống kê Cà Mau, 2012. Niên giám thống kê 2012. Cà Mau 2. <http://www.camau.gov.vn>.[Ngày truy cập: 20/092013]

3. Mai Văn Nam, 2006. Giáo trình kinh tế lượng. Nhà xuất bản thống kê.

4. Nguyễn Minh Phong, 2010. Phát triển thị trường tín dụng nông nghiệp và nông thôn: Kinh nghiệm Trung Quốc và thực tiễn ở Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng, số 22

5. Nguyễn Quốc Nghi, 2011. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu tín dụng chính thức của nông hộ ở làng hoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí Ngân hàng, số 10, trang 50-53.

6. Quách Thị Khách Ngọc và Trương Quốc Hảo, 2012. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông hộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, số 05, trang 37-42

7. Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010. Tài liệu hướng dẫn học tập Tiền tệ Ngân hàng. Đại học Cần Thơ.

8. Thái Văn Đại, 2012. Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại. Đại học Cần Thơ.

9. Tọa đàm trực tuyến: Tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn.< http://baodientu.chinhphu.vn/Tieu-diem/Toa-dam-truc-tuyen-Tin-dung-cho- nong-nghiep-nong-thon/178857.vgp>.[Ngày truy cập: 20/09/2013].

10.Trần Ái Kết và cộng sự, 2007. Giáo trình lý thuyết Tài chính Tiền tệ. Nhà xuất bản Giáo dục.

PHỤ LỤC

Bảng kết quả chạy hồi quy

Binary logistic:

Omnibus Tests of Model Coefficients

Chi-square df Sig. Step 70.701 8 .000 Block 70.701 8 .000 Step 1 Model 70.701 8 .000 Model Summary Step -2 Log likelihood

Cox & Snell R Square

Nagelkerke R Square

1 66.926a .507 .678

a. Estimation terminated at iteration number 6 because parameter estimates changed by less than .001.

Predicted vay_vốn_ngân_hàng

Observed Ngân Hàng không vay vay Ngân Hàng

Percentage Correct

không vay Ngân Hàng 38 7 84.4

Vay vốn ngân hàng

vay Ngân Hàng 8 47 85.5

Overall Percentage 85.0

a. The cut value is .500

Variables in the Equation

B S.E. Wald df Sig. Exp(B)

Tuổi -.082 .050 2.706 1 .100 .922

Trình độ học vấn .969 .562 2.972 1 .085 2.635

Kinh_nghiệm_sản_xuất .180 .109 2.727 1 .099 1.198

Tham gia tổ chức xã hội 1.085 .746 2.118 1 .146 2.960

Diện tích đất thực tế .032 .035 .869 1 .351 1.033

Tham_gia_BHNN 2.629 1.483 3.144 1 .076 13.863

Hình thức nuôi tôm .363 .546 .442 1 .506 1.437

Vay_vốn_phi_chính_thức -2.620 .732 12.804 1 .000 .073

Constant .133 2.361 .003 1 .955 1.142

a. Variable(s) entered on step 1: Tuổi, Trình_độ_học_vấn,

Kinh_nghiệm_sản_xuất, Tham_gia_tổ_chức_xã_hội, Diện_tích_đất_thực_tế, Tham_gia_BHNN, Hình_thức_nuôi_tôm, Vay_vốn_phi_chính_thức.

Tương quan đa biến:

Mode l R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .801a .641 .610 22969.675

a. Predictors: (Constant), Vay_vốn_phi_chính_thức, Tuổi, Tham_gia_tổ_chức_xã_hội, Diện_tích_đất_thực_tế, Hình_thức_nuôi_tôm, Lớp, Kinh_nghiệm_sản_xuất, Tham_gia_BHNN ANOVAb Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Regression 8.591E10 8 1.074E10 20.354 .000a

Residual 4.801E10 91 5.276E8

1

Total 1.339E11 99

a. Predictors: (Constant), Vay_vốn_phi_chính_thức, Tuổi, Tham_gia_tổ_chức_xã_hội, Diện_tích_đất_thực_tế,

Hình_thức_nuôi_tôm, Lớp, Kinh_nghiệm_sản_xuất, Tham_gia_BHNN b. Dependent Variable: Lượng_tiền_vay

Coefficientsa Unstandardized Coefficients Standar dized Coeffic ients Collinearity Statistics

Model B Error Std. Beta t Sig. Tolerance VIF (Constant) 2.109E4 1.750E4 1.205 .231

Tuổi -780.981 334.179 -.208 -2.337 .022 .496 2.017E0 Lớp -598.170 995.710 -.045 -.601 .550 .694 1.441E0 Kinh nghiệm sản xuất 1199.251 652.266 .158 1.839 .069 .532 1.879E0 Tham gia tổ chức xã hội 1.232E4 5.724E3 .167 2.153 .034 .651 1.537E0 Diện tích đất thực tế 1454.018 250.635 .424 5.801 .000 .736 1.358E0

Tham gia BHNN 2.086E4 8.130E3 .259 2.565 .012 .388 2.580E0 Hình thức nuôi tôm 1.347E4 4.065E3 .327 3.314 .001 .405 2.466E0 Vay vốn phi chính thức -1.033E4 5.355E3 -.139 -1.929 .057 .755 1.324E0 a. Dependent Variable: Lượng_tiền_vay

Kiểm định sự khác nhau giữa 2 ngân hàng (kiểm định sự khác nhau giữa 2 trị trung bình bình của 2 tổng thể độc lập- trường hợp cỡ mẫu nhỏ)

Lượng tiền vay:

Group Statistics Ngân_Hàng N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Nông Nghiệp và Phát

Triển Nông Thôn Việt Nam

49 58755.10 32301.013 4614.430 Lượng_tiền_va

y

CSXH Việt Nam 6 8250.00 2824.004 1152.895

Independent Samples Test

Levene's Test for Equality of

Variances t-test for Equality of Means

95% Confidence Interval of the

Difference F Sig. t df Sig. (2-tailed)

Mean Difference

Std. Error Differe

nce Lower Upper Equal variances assumed 3.197 .080 3.79 7E0 53 .000 5.051E4 1.330E 4 2.383E 4 7.718E 4 Equal variances not assumed 1.06 2E1 5.22 3E1 .000 5.051E4 4.756E 3 4.096E 4 6.005E 4 Kỳ hạn:

Group Statistics Ngân_Hàng N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Nông Nghiệp và Phát

Triển Nông Thôn Việt Nam

49 12.00 .000 .000

Kỳ_hạn

CSXH Việt Nam 6 36.00 7.589 3.098

Independent Samples Test

Levene's Test for Equality

of Variances t-test for Equality of Means

95% Confidence Interval of the Difference F Sig. t df Sig. (2- tailed) Mean Differenc e Std. Error

Difference Lower Upper Equal variances assumed 2.361 E1 .000 - 2.380E1 53 .000 -24.000 1.008 - 2.602E 1 - 2.198E 1 Equal variances not assumed -7.746 5.000 E0 .001 -24.000 3.098 - 3.196E 1 - 1.604E 1 Lãi suất: Group Statistics Ngân_Hàng N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Nông Nghiệp và Phát

Triển Nông Thôn Việt Nam

49 1.2000 .00000 .00000 Lãi_suất

Independent Samples Test

Levene's Test for Equality of

Variances t-test for Equality of Means

95% Confidence Interval of the Difference F Sig. t df Sig. (2- tailed) Mean Difference Std. Error

Difference Lower Upper Equal variances assumed . . 5.127E1 53 .000 .48500 .00946 .46603 .50397 Equal variances not assumed 1.668E1 5.000 E0 .000 .48500 .02907 .41028 .55972 Nghị định số 41/2010/NĐ-CP : CHÍNH PHỦ --- Số: 41/2010/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ---

Hà Nội, ngày 12 tháng 04 năm 2010

NGHỊ ĐỊNH

VỀ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

--- CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung, một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 17 tháng 6 năm 2003;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 15 tháng 6 năm 2004;

Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị

quyết Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

Xét đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,

NGHỊ ĐỊNH: Chương 1. QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống của nông dân và cư dân sống ở nông thôn.

2. Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn là một hệ thống các biện pháp, chính sách của Nhà nước nhằm khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các tổ chức được thực hiện cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn bao gồm:

a) Các tổ chức tín dụng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng;

b) Các tổ chức tài chính quy mô nhỏ, thực hiện việc cho vay các món tiền nhỏ cho người nghèo và các đối tượng khác trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo quy định của pháp luật;

c) Các ngân hàng, tổ chức tài chính được Chính phủ thành lập để thực hiện việc cho vay theo chính sách của Nhà nước.

2. Tổ chức, cá nhân được vay vốn theo quy định tại Nghị định này để phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn bao gồm:

a) Hộ gia đình, hộ kinh doanh trên địa bàn nông thôn; b) Cá nhân;

c) Chủ trang trại;

d) Các hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn nông thôn;

đ) Các tổ chức và cá nhân cung ứng các dịch vụ phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản;

e) Các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp hoặc kinh doanh trong các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, cung ứng dịch vụ phi nông nghiệp, có cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nông thôn.

Trong Nghị định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Nông thôn”: là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn, được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã.

2. “Nông nghiệp”: là phân ngành trong hệ thống ngành kinh tế quốc dân, bao gồm các lĩnh vực nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản.

3. “Chủ trang trại”: là cá nhân, hộ gia đình thực hiện kinh doanh nông nghiệp với quy mô lớn, phù hợp với các quy định của pháp luật.

4. “Thiên tai, dịch bệnh trên diện rộng”: là việc sản xuất nông nghiệp của người nông dân bị ảnh hưởng tiêu cực do dịch bệnh, bão, lũ lụt, hạn hán và các hình

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng chính thức của các hộ nuôi tôm ở cà mau (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)