PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG VỐN VAY CỦA

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng chính thức của các hộ nuôi tôm ở cà mau (Trang 41)

CỦA HỘ NUÔI TÔM ( HỒI QUY TƯƠNG QUAN ĐA BIẾN).

Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu tín dụng chính thức của nông hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Cà Mau, nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi qui tương quan đa biến với phương trình như sau:

0 1 1 2 2 3 3 4 4 5 5 6 6 7 7 8 8

Trong đó: Y là biến phụ thuộc, lượng cầu tín dụng chính thức của nông hộ (1000 đồng). Các biến độc lập bao gồm: biến X1 là tuổi; X2 là biến trình độ học vấn (lớp); Biến X3 là biến kinh nghiệm sản xuất (năm); Biến X4 là biến tham gia tổ chức xã hội hoặc đoàn thể địa phương, đây là biến giả và được đo lường bằng hai giá trị 1 và 0 (0 là không tham gia, 1 là có tham gia); Biến X5 là biến diện tích đất thưc của tế nông hộ (1000 m2); Biến X6 là biến tham gia BHNN, đây là biến giả và được đo lường bằng hai giá trị 1 và 0 (0 là không BHNN, 1 là có BHNN); Biến X7 là hình thức nuôi tôm của nông hộ gồm 3 giá trị (0 nuôi quảng canh truyền thống, 1 nuôi quảng canh cải tiến, 2 nuôi công nghiệp); Biến X8 là biến vay vốn không chính thức, đây là biến giả và được đo lường bằng hai giá trị 1 và 0 (0 là không vay, 1 là có vay).

Xử lý số liệu điều tra bằng phần mềm SPSS ta thu được kết quả sau:

Bảng 4.3: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay từ các tổ chức tín dụng chính thức của hộ nuôi tôm

Nhân tố Hệ số Mức ý nghĩa

Hệ số phóng đại phương sai

Hằng số 21091,921 0,231

Tuổi -780,981 0,022** 2,017

Lớp -598,170 0,550 1,441

Kinh nghiệm sản xuất 1199,251 0,069*** 1,879

Tham gia tổ chức xã hội 12320,818 0,034** 1,537

Diện tích đất thực tế 1454,018 0,000* 1,358

Tham gia BHNN 20855,175 0,012** 2,580

Hình thức nuôi tôm 13472,696 0,001* 2,466

Hệ số R2 Adjusted R2 Giá trị F

Xác xuất lớn hơn giá trị F

80,100 64,100 20,354 0,000

Nguồn: theo số liệu điều tra năm 2013

Ghi chú: *,**,***: có ý nghĩa thống kê tương ứng ở mức 1%, 5%, 10%

Dựa vào bảng kết quả hồi quy cho thấy, hệ số R = 80,1% có nghĩa là 80,1% sự biến thiên của lượng cầu tín dụng chính thức của nông hộ được giải thích bởi các yếu tố được đưa vào trong mô hình. Ở đây, Sig.F = 0,000 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa α= 5% nên mô hình hồi quy có ý nghĩa, tức là các biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y. Bên cạnh đó với hệ số phóng đại phương sai (VIF) của các biến trong mô hình nhỏ hơn nhiều so với 10 nên ta kết luận các biến đưa vào mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến. Từ các kết quả phân tích, ta có phương trình hồi quy ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu tín dụng chính thức của nông hộ như sau:

1 2 3 4 5 6 7 8 2 1 0 9 2 7 8 1 5 9 8 1 1 9 9 1 2 3 2 1 1 4 5 4 2 0 8 5 5 1 3 4 7 3 1 0 3 3 0 Y X X X X X X X X          

Dựa vào phương trình trên cho thấy, trong 8 biến đưa vào mô hình hồi qui tương quan thì có 7 biến có ý nghĩa, trong đó có 5 biến tác động cùng chiều với lượng cầu tín dụng chính thức của nông hộ và 2 biến tác động nghịch chiều. Cụ thể, lượng cầu tín dụng chính thức nông hộ có tương quan thuận với kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ, việc hộ có tham gia tổ chức đoàn thể địa phương, tổng diện tích đất của nông hộ, tham gia BHNN và hình thức nuôi tôm của chủ hộ. Ngược lại, lượng cầu tín dụng chính thức của nông hộ có tương quan nghịch với tuổi chủ hộ và việc hộ có vay vốn không chính thức.

Giải thích ý nghĩa các hệ số hồi quy trong mô hình:

Biến tuổi của chủ hộ có tác động nghịch chiều với lượng vốn vay ở mức ý nghĩa 5%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi chủ hộ cao thêm 1 tuổi thì làm cho lượng vốn vay giảm -780.981 đồng. Trên thực tế các chủ hộ có độ tuổi càng cao e ngại trong việc vay nợ ngân hàng nhiều vì khả năng trả nợ, sản xuất hạn chế, thay vì là từ người quen và cũng như ở độ tuổi càng cao thường tích lũy được nhiều tài sản và vốn. Kết quả này khác biệt so với Quách Thị Ngọc Khánh và Trương Quốc Hảo (2012) rằng tuổi chủ hộ làm tăng lượng vốn vay của các nông dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Biến kinh nghiệm sản xuất có ảnh hưởng tích cực đến lượng vốn vay ở mức ý nghĩa 10%, khi kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ tăng thêm 1 năm thì lượng vốn chính thức vay của hộ tăng thêm 1,2 triệu đồng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Kết quả này phù hợp với Bùi văn Trịnh và Nguyễn Quốc Nghi (2010) rằng kinh nghiệm sản xuất tỷ lệ thuận với lượng vốn vay chính thức của các nông hộ sản xuất lúa ở Đồng Tháp. Càng có kinh nghiệm chủ hộ càng mạnh dạn trong đầu tư nên nhu cầu vốn của họ cũng nhiều hơn.

Biến giả việc có tham gia tổ chức xã hội hay không tác động cùng chiều với lượng vốn vay chính thức với hệ số tương quan 12320,818 ở mức ý nghĩa 10%. Khi tham gia vào các tổ chức xã hội các chủ hộ được trao đổi kinh nghiệm sản xuất, nâng cao hiểu biết nên họ tiếp cận dễ dàng và nên lượng vốn vay chính thức nhiều hơn những hộ không tham gia. Kết quả này phù hợp với Bùi Văn Trịnh và Nguyễn Quốc nghi (2010) rằng lượng vốn vay chính thức có quan hệ cùng chiều với việc hộ có tham gia tổ chức xã hội hay không của các nông hộ sản xuất lua ở Đồng Tháp.

Biến diện tích đất thực tế của hộ có ảnh hưởng tích cực đến lượng vốn vay chính thức của hộ nuôi tôm ở mức ý nghĩa 1%. Trong điều kiện các biến độc lập khác cố định khi diện tích đất của hộ tăng 0,1 ha thì lượng vốn vay chính thức sẽ tăng 1,45 triệu đồng. Kết quả này phù hợp với Bùi Văn Trịnh và Nguyễn Quốc Nghi (2010) rằng tổng diện tích làm tăng lượng vốn vay chính thức của chủ hộ sản xuất lúa ở Đồng Tháp. Đa số người đi vay thế chấp bằng quyền sử dụng đất, khi diện tích đất càng lớn thì giá trị tài sản thế chấp càng nhiều Ngân hàng cũng sẽ cho vay nhiều hơn, mặc khác chi phí đầu tư cũng nhiều hơn làm tăng nhu cầu vốn.

Biến giả tham gia BHNN của chủ hộ có hay không tác động cùng chiều với lượng vốn vay với hệ số tương quan 20855,175 ở mức ý nghĩa 5%. Nuôi tôm có rủi ro cao, nhằm đem lại lợi ích cũng như giảm bớt thiệt hại cho người nuôi tôm thì như các địa phương khác tại Tỉnh đã thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp. Trên thực tế khi hộ tham gia thì việc vay vốn ngân hàng dễ dàng và nhiều hơn so với hộ không tham gia.

Biến hình thức nuôi tôm tác động cùng chiều với lượng vốn vay ở mức ý nghĩa 5% với hệ số tương quan 13472,696. Khi hộ nuôi ở hình thức càng cao từ quảng canh truyền thống, quảng canh cải tiến đến nuôi công nghiệp thì nhu cầu vốn đầu tư, chi phí nuôi cũng cao hơn nên nhu cầu vốn cũng nhiều hơn.

Biến giả hộ có hay không có vay vốn không chính thức với hệ số tương quan là -10330 ở mức ý nghĩa 10%, cho ta biết là biến vay vốn không chính thức có mối quan hệ nghịch chiều với lượng vốn vay chính thức của hộ, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi hộ nuôi tôm có sử dụng vốn vay không chính thức thì sẽ làm

giảm lượng vốn vay chính thức của hộ. Kết quả này phù hợp với Bùi Văn Trịnh và Nguyễn Quốc Nghi (2010) rằng việc hộ có tham gia vay vốn không chính thức làm giảm lượng vốn vay chính thức của nông hộ sản xuất lúa ở Đồng Tháp. Điều này được lý giải như sau: nghiên cứu thực tế thấy rằng, đa phần hộ nuôi tôm đều thiếu vốn để đầu tư vào sản xuất và khi thiếu vốn nếu họ vay vốn từ các nguồn khác nhau: nguồn phi chính thức như bạn bè, người thân, hàng xóm sẽ làm giảm lượng vốn vay từ nguồn chính thức như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Chính sách. Tuy nhiên, vẫn còn một số nông dân vẫn có quan niệm chỉ sử dụng vốn tự có mặc dầu là hạn hẹp nhưng vẫn e dè khi vay vốn, vì không muốn phải “mắc nợ”, do đó việc đầu tư không hiệu quả.

CHƯƠNG 5

TỒN TẠI, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP 5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN

Là tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn nhất cả nước song năng suất chưa cao phần lớn diện tích nuôi theo hình thức quảng canh truyền thống manh múng, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên trong khi môi trường ngày càng ô nhiễm do ý thức của người dân cũng như các doanh nghiệp chế biến thủy sản.

Nuôi tôm còn mang tính tự phát không theo quy hoạch đặc biệt là nuôi tôm công nghiệp cùng với hạ tầng phục vụ sản xuất như điện 3 pha, hệ thống thủy lợi,…chưa phát triển gây khó khăn cho người dân .

Chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các “nhà”, các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản tại địa phương chưa chú trọng nhiều về chất.

Các chính sách của chính phủ hổ trợ nông dân của chính phủ còn qua các kênh trung gian còn phân tán đặc biệt là các vùng khó khăn nên dẫn đến các nông hộ không biết, hiểu, nắm được các chính sách, chương trình ưu đãi này, từ đó khó hoặc không tiếp cận được nguồn tín dụng ưu đãi. Do mất cân xứng thông tin nên còn tình trạng “cò tín dụng” làm tăng chi phí vay cũng như tạo điều kiện cho việc một số

người trục lợi từ hộ vay chủ yếu là hộ nghèo, hộ khó khăn.

Hiệu quả từ các khoản tín dụng này thực sự chưa cao, xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó có sự tư vấn, giám sát cũng như hiểu biết đặc thù của hình thức nuôi tôm của cán bộ ngân hàng còn hạn chế cũng như việc sử dụng vốn sai mục đích của hộ vay.

Chính sách hổ trợ, giảm bớt thiệt hại cho nông hộ khi gặp rủi ro trong quá trình thực thi phát sinh nhiều vấn đề hệ lụy là cả nông hộ và doanh nghiệp đều gặp khó khăn. Điển hình là bảo hiểm tôm nuôi ở thành phố Cà Mau, Đầm Dơi, Cái Nước trên địa bàn Tỉnh thời gian qua, doanh nghiệp lỗ, nông hộ không được bồi thường nên thiếu vốn tái sản xuất, khó tiếp cận vốn ngân hàng do nợ cũ chưa trả, mặc dù nguồn vốn từ ngân hàng là không thiếu.

Lượng vốn vay được chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho hộ vay, ngân hàng thường cho vay khoảng 20-30% giá trị tài sản thế chấp chủ yếu là quyền sử dụng đất. Khoản vay nhỏ lẻ nhưng vẫn yêu cầu có sổ đỏ. Bên cạnh đó, nhiều hộ nông dân sống ở các thị trấn, thị tứ, giáp ranh đô thị mặc dù vẫn làm nông nghiệp nhưng lại không được vay theo nghị định 41. Đó là chưa kể đến hiện còn quá nhiều thủ tục trong khi bà con nông dân trình độ có hạn.

Việc tham gia vào các tổ chức xã hội của người dân còn hạn chế, trong khi nếu có tham gia sẽ giúp họ tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn tín dụng ưu đãi, các chương trình hổ trợ. Một phần do trình độ người dân chưa cao, mặc khác họ thường tìm đến nguồn tín dụng không chính thức với lãi suất cao.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP

5.2.1 Các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cho hộ nuôi tôm cho hộ nuôi tôm

Tháo gỡ khó khăn, bất cập trong việc thực hiện BHNN, để người nuôi tôm tiếp tục tham gia nhằm hưởng được những lợi ích, cũng như tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được với vốn ngân hàng dễ dàng hơn.

Khuyến khích, phát triển thành lập các tổ chức xã hội như hội phụ nữ, hội nông dân, các câu lạc bộ thủy sản, chăn nuôi,…với hình thức tín dụng xoay vòng giữa các thành viên nhằm giúp nhau phát triển và cũng thông qua đó chính quyền địa phương nắm bắt được nguyện vọng người dân, mặc khác các thành viên này được nâng cao hiểu biêt, trao đổi kinh nghiệm với nhau cũng như nắm được các chủ trương, chính sách của Nhà nước.

Tăng cường tuyên truyền về các chương trình quốc gia, địa phương dành cho nông hộ, khuyến khích họ tham gia vào hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến

binh,… nhằm giúp họ hiểu rõ, nắm bắt kịp thời, tiếp cận được các nguồn tín dụng. Song, cùng với đó nâng cao trình độ cán bộ cơ sở để giúp dân tránh việc trục lợi, cũng như xử lí các trường hợp vi phạm.

5.2.2 Các giải pháp giúp hộ nuôi tôm tăng lượng vốn vay chính thức

Đánh giá khách hàng để có mức cho vay phù hợp nhằm đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho người dân. Bên cạnh đó thực hiện tốt nghị định 41, làm cho người dân hiểu rõ các khoản vay nhỏ vẫn cần có sổ đỏ là việc giữ hộ, nhằm tránh tình trạng nhiều tổ chức tín dụng cho vay cùng một khách hàng. Và cần phát triển hình thức cho vay theo hạn mức cho các hộ, do các khoản chi tiêu hàng ngày không có trong nghị định tránh cho hộ tham gia vào tín dụng dụng không chính thức với lãi suất cao. Tốc độ đô thị hóa nhanh do đó nhiều hộ nông dân sống ở các thị trấn, thị tứ, giáp ranh đô thị mặc dù vẫn làm nông nghiệp nên cần có chính sách hỗ trợ. Cùng với đó tiếp tục đơn giản hóa thủ tục.

Hộ vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, đa dạng hóa thêm nguồn thu nhập nhằm tạo uy tín với ngân hàng.

5.2.3 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay chính thức của hộ nuôi tôm thức của hộ nuôi tôm

Phải xác định rõ những vùng có lợi thế, nhằm ưu tiên đầu tư vào hình thức nuôi tôm phù hợp. Các ban ngành chức năng nên khuyến khích người dân nuôi tôm quy hoạch, đồng thời phối hợp với ban quản lý rừng phòng hộ để thuê đất nuôi tôm, lên kế hoạch thu hút nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp. Cùng với đó giáo dục ý thức cho người dân hạn chế xả thải ra sông khiến tình hình dịch bệnh càng lây lan nhanh, không thể kiểm soát được, tuân lịch thời vụ không nôn nóng tái trong sản xuất.

Xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ như: khu sản xuất giống tập trung; điện 3 pha; hệ thống thuỷ lợi phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản; tăng cường chuyển giao khoa học - kỹ thuật; đẩy mạnh phát triển các loại hình nuôi công nghiệp, quảng canh năng suất cao; đa dạng hoá các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao theo hướng sản xuất hàng hoá. Tạo đầu ra sản phẩm, ổn định thị trường xuất khẩu.

Về lâu dài, các “nhà” nên liên kết chặt chẽ với nhau để phát triển bền vững nghề nuôi tôm. Chẳng hạn như doanh nghiệp đầu tư vốn, dân góp đất, công lao động và cùng chia sẻ lợi nhuận; cơ sở tổ chức sản xuất, cung ứng con giống chất lượng cao ra thị trường; các hộ, tập thể có nhiều kinh nghiệm nuôi tôm công nghiệp tăng cường công tác tập huấn (có thể thì cán bộ đến tận ao tôm nuôi hướng dần thực tế cho bà con), trao đổi kinh nghiệm (tổ chức các đoàn tham quan các mô hình hiệu quả); củng cố, xây dựng mối quan hệ giữa các tổ hợp tác, HTX, vùng nuôi tôm công

nghiệp và doanh nghiệp.

Cán bộ ngân hàng tư vấn cho người dân về khoản vay cũng như xem xét kỹ mục đích xin vay, khả năng trả nợ, đồng thời giám sát các khoản vay. Cùng với đó phối hợp với các chương trình phát triển nông thôn để bổ sung tiến bộ kỹ thuật, đầu tư hạ tầng, vật tư,… cho hộ nuôi tôm.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Thông qua việc ứng dụng mô hình Binary Logistic và mô hình hồi qui tương

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng chính thức của các hộ nuôi tôm ở cà mau (Trang 41)