Tình hình lượng vốn vay, kỳ hạn và lãi suất

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng chính thức của các hộ nuôi tôm ở cà mau (Trang 35)

Bảng 3.3: Tình hình lượng vốn vay, kỳ hạn và lãi suất trung bình

Các nguồn tín dụng Số quan sát Lượng vốn vay trung bình (1.000 đồng) Kỳ hạn nợ trung bình (tháng) Lãi suất trung bình (%/tháng) Ngân hàng CSXH 6 8.250 36 0,72 Ngân hàng NN0 & PTNT 49 59.597 12 1,20 TB chính thức 55 53.245 15 1,15 Kiểm định sự khác biệt giữa 2 Ngân hàng

Giá trị t 3,797 -23,804 51,272

Mức ý nghĩa 0,000 0,000 0,000

Nguồn: theo thống kê từ số liệu điều tra năm 2013

Qua bảng ta thấy các hộ vay có mức vay trung bình là khoảng 53 triệu đồng, kỳ hạn 15 tháng với lãi suất trung bình là 1,15 %/tháng.Tại Ngân hàng NN0 & PTNT lượng vốn vay trung bình/hộ khoảng 60 triệu đồng, kỳ hạn 12 tháng thanh toán lãi 3 tháng 1 lần với lãi suất 1,2%/tháng, hộ vay nhiều nhất là 162 triệu, hộ vay ít nhất là 15 triệu đồng, các hộ nuôi tôm có thể sử dụng nguồn vốn vay này để thả nuôi 3 vụ tôm. Các hộ vay tại Ngân hàng Chính sách trung bình là 8 triệu đồng với kì hạn 3 năm với mức lãi suất trung bình là 0,72%/tháng thanh toán lãi hàng tháng, các đối tượng vay có hoàn cảnh khó khăn với nguồn vốn vay này nhằm giúp các hộ

phát triển sản xuất với qui mô nhỏ để vươn lên thoát nghèo, giúp tạo nguồn tài chính cho sinh viên học tập và họ sẽ hoàn trả khi ra trường, có công việc ổn định.

Kiểm định về sự khác nhau giữa 2 ngân hàng về lượng vốn vay, kỳ hạn và lãi suất ta thấy rằng mức ý nghĩa bằng 0,000 rất nhỏ so với 0,05 nên ta bác bỏ giả thuyết H0 và kết luận rằng giữa 2 ngân hàng có sự khác biệt về lượng vốn vay, kỳ hạn và lãi suất. 3.3.3 Mục đích sử dụng vốn vay Bảng 3.4: Mục đích sử dụng nguồn vốn vay Mục đích vay vốn Số quan sát Tỷ lệ (%) Sản xuất 42 76,4 Kinh doanh 5 9,1 Xây nhà 5 9,1

Cho con đi học 1 1,8

Khác 2 3,6

Tổng cộng 55 100.0

Nguồn: theo thống kê từ số liệu điều tra năm 2013

Qua bảng ta thấy các hộ vay vốn chủ yếu để phục vụ cho sản xuất chiếm 76,4% (42 hộ), do nuôi tôm đặc biệt là nuôi công nghiệp cần nguồn vốn đầu tư thiết bị, cải tạo, thuê mướn, mua vật tư…và rủi ro cao trong thời điểm hiện nay người nuôi cần vốn để tái sản xuất. Kế đến là để xây nhà có 5 hộ chiếm 9,1% trong mẫu điều tra, thực tế có các hộ được nhà nước hổ trợ về nhà ở và họ vay thêm một phần từ người quen và Ngân hàng để được ngôi nhà kiên cố, một số khác do phát sinh trong quá trình xây dựng về giá cả cũng như xây thêm một số hạ tầng khác. Cùng chiếm 9,1% hộ sử dụng vào mục đích kinh doanh chủ yếu tạp hóa, vật tư nông nghiệp, thương lái thu mua thủy sản… cuối cùng cho con đi học 1,8% tập trung tại các hộ có con đi học xa và thường vay tại ngân hàng CSXH, mục đích khác chiếm 3,6% thường dùng để chữa bệnh, vay cho người thân mượn lại…

Nguồn: theo thống kê từ số liệu điều tra năm 2013

Hình 3.2: Mục đích sử dụng vốn vay của hộ nuôi tôm

3.3.4 Nguồn thông tin vay tín dụng chính thức

Bảng 3.5: Nguồn thông tin vay của hộ nuôi tôm

Nguồn thông tin Số quan sát Tỷ lệ (%)

Từ chính quyền địa phương 6 10,9

Tự tìm đến tổ chức cho vay 49 89,1

Tổng cộng 55 100,0

Nguồn: theo thống kê từ số liệu điều tra năm 2013

Chủ yếu dưới 2 hình thức, nếu các hộ vay từ ngân hàng NN & PNNT thường tự tìm đến vay do vay (89,1%) từ ngân hàng này quen thuộc với người dân, theo đánh giá của các hộ chỉ cần mang sổ đỏ và ngân hàng làm thủ tục khá dễ dàng cho họ. Muốn vay từ ngân hàng CSXH phải lập nhóm để vay và hầu như là chính quyền địa phương (10,9%) thực hiện việc này.

3.3.5 Nguồn tiền trả nợ vay

Nguồn tiền để trả nợ vay chủ yếu từ hiệu quả sản xuất kinh doanh chiếm 92,7% một phần nào cho thấy đa số người dân sử dụng nguồn vốn đúng vào mục đích xin vay. Kế đến là vay từ nguồn không chính thức rồi vay tiếp chiếm 3,6% trong trường hợp hộ vay gặp rủi ro tôm nuôi đến hạn họ phải vay mượn để trả cho ngân hàng rồi vay tiếp. Mượn người thân và khác cùng chiếm 3,6%. Trên khảo sát thực tế thì hiện đang có nhiều hộ đã quá hạn nhưng họ không liên hệ với ngân hàng, mà khi họ có đủ tiền để trả mới tới ngân hàng, về phía ngân hàng do khách hàng nhỏ, manh múng tạo khó khăn trong việc thu nợ

Bảng 3.6: Nguồn tiền trả nợ vay

Nguồn tiền trả nợ Số quan sát Tỷ lệ (%)

Hiệu quả sản xuất, kinh doanh 51 92,7

Mượn người thân 2 3,6

Vay không chính thức trả nợ rồi vay tiếp 2 3,6

Tổng cộng 55 100,0

Nguồn: theo thống kê từ số liệu điều tra năm 2013

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA CÁC HỘ NUÔI TÔM Ở CÀ MAU

4.1 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG VAY HAY KHÔNG VAY NGUỒN VỐN CHÍNH THỨC CỦA HỘ NUÔI TÔM HAY KHÔNG VAY NGUỒN VỐN CHÍNH THỨC CỦA HỘ NUÔI TÔM

Căn cứ vào các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố liên quan đến nhu cầu tín dụng của nông hộ và tình hình thực tế, trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng các biến như sau:

Bảng 4.1: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình Binary Logistic

Biến số Giải thích

Tuổi của chủ hộ (X1) Tuổi của chủ hộ.

Trình độ học vấn của chủ hộ (X2) Bằng 0 nếu chủ hộ mù chữ; 1 nếu cấp I; 2 nếu cấp II; 3 nếu cấp III trở lên.

Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ (X3) Số năm chủ hộ nuôi tôm tính đến thời điểm nghiên cứu.

Tham gia tổ chức xã hội (X4) Biến giả, nhận giá trị 1 nếu nông hộ có tham gia tổ chức xã hội; nhận giá trị 0 nếu không tham gia bất kỳ tổ chức nào. Diện tích đất thực tế (X5) Tổng diện tích đất (1.000 m2) mà hộ

đang sử dụng.

Tham gia bảo hiểm nông nghiệp (X6) Nhận giá trị 1 nếu tham gia: 0 nếu không tham gia bảo hiểm nông nghiệp (BHNN)

Hình thức nuôi tôm (X7) Nhận giá trị 0 nếu nuôi quảng canh truyền thống; 1 nuôi quảng canh cải tiến; 2 nuôi công nghiệp.

Vốn vay không chính thức (X8) Nhận giá trị 1 tức là nông hộ có vay vốn không chính thức và giá trị 0 tức là nông hộ không vay vốn không chính thức. Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cầu tín dụng chính thức của hộ nuôi tôm, kết quả hồi quy Binary logistic dựa vào mô hình đã xây dựng như sau:

Tổng số quan sát 100 Số hộ có vay 55 Phần trăm dự báo đúng của mô hình (%) 85 Giá trị -2 Log likelihood 66,926 Giá trị kiểm định chi bình phương 70,701 Xác suất lớn hơn giá trị chi bình phương 0,000 Bảng 4.2: Kết quả phân tích hồi quy bằng mô hình Binary Logistic

Nhân tố Hệ số Mức ý nghĩa

Tuổi -0,082 0,100***

Trình độ học vấn 0,969 0,085***

Kinh nghiệm sản xuất 0,180 0,099***

Tham gia tổ chức xã hội 1,085 0,146

Diện tích đất thực tế 0,032 0,351

Tham gia BHNN 2,629 0,076***

Hình thức nuôi tôm 0,363 0,506

Vay vốn không chính thức -2,620 0,000*

Nguồn: theo số liệu điều tra 2013

Ghi chú: *,**,***: có ý nghĩa thống kê tương ứng ở mức 1%, 5%, 10%

Sử dụng phần mềm SPSS để chạy mô hình Binary Logistic cho kết quả như sau: (1) Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp tổng quát có mức ý nghĩa quan sát Sig.= 0,000 nên hoàn toàn có thể bác bỏ giả thuyết H0 là hệ số hồi quy của các biến độc lập bằng không; (2) Giá trị - 2LL = 66,926 thể hiện mức độ phù hợp của mô hình tổng thể; (3) Mức độ dự báo trúng của toàn bộ mô hình là 85%.

Như vậy, các hệ số hồi quy tìm được có ý nghĩa, và mô hình đã sử dụng là tốt. Từ các hệ số hồi quy này, ta có phương trình:

1 2 3 4 5 6 7 8 ( 1) log 0,133 0, 082 0, 969 0,180 1, 085 0, 032 ( 0) 2, 629 0, 363 2, 620 e P Y X X X X X P y X X X                 

Từ phương trình trên cho thấy, trong 7 biến đưa vào mô hình Binary Logistic thì có 5 biến có ý nghĩa trong đó có 3 biến tác động cùng chiều với biến phụ thuộc

và 2 biến tác động nghịch chiều với biến phụ thuộc. Cụ thể: Các biến trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất, tham gia BHNN của hộ sẽ tương quan thuận với nhu cầu tín dụng vay vốn của nông hộ đối với các tổ chức tín dụng chính thức, hay nói cách khác là, khi tăng trình độ học vấn chủ hộ, kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ, tham gia BHNN sẽ làm tăng nhu cầu vay vốn của nông hộ đối với các tổ chức tín dụng chính thức. Ngược lại, nhân tố tuổi, vay vốn không chính thức tương quan nghịch với nhu cầu vay vốn chính thức của nông hộ nuôi tôm, tức là khi nông hộ có tuổi càng cao, diện tích đất càng lớn và vay từ các nguồn tín dụng không chính thức thì nhu cầu tín dụng chính thức của nông hộ bị giảm xuống.

Diễn giải ý nghĩa của các hệ số hồi quy Binary logistic như sau:

Biến tuổi của chủ hộ làm giảm nhu cầu vay vốn chính thức của hộ có ý nghĩa mức 10%, do ở độ tuổi càng cao thì càng e ngại trong việc vay mượn, cũng như việc đi lại để vay vốn ngân hàng đặc biệt ở nông thôn vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn như Cà Mau và cũng như tuổi tác với kinh nghiệm thì các hộ gia đình càng tích lũy được nhiều tài sản và vốn nên ít có nhu cầu vay vốn. Cụ thể tác động biên của tuổi chủ hộ lên nhu cầu vay tuổi càng cao vốn chính thức chung với xác suất ban đầu = 0,5 thì tác động này bằng 0,5(1-0,5)(-0,082)= -0,0205.

Biến trình độ học vấn của chủ hộ có ý nghĩa ở mức 10%, khi chủ hộ có trình độ học vấn càng cao thì họ sẽ tiếp thu được khoa học kĩ thuật, các mô hình mới, quản lí tài chính tốt hơn và họ nhận thức rõ hơn việc vay các nguồn chính thức sẽ đem lại cho họ nhiều lợi ích hơn khi cần vốn để mở rộng sản xuất, thực hiện mô

hình mới. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Bùi Văn Trịnh và Nguyễn Quốc Nghi (2010) rằng trình độ học vấn của các chủ hộ càng cao thì họ càng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức dễ dàng hơn.Tác động biên của biến này lên nhu cầu vay vốn chính thức chung với xác xuất ban đầu = 0,5 là 0,5(1-0,5)0,969 = 0,24225.

Biến kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ làm tăng nhu cầu vay vốn chính thức có ý nghĩa mức 10%, chủ hộ có kinh nghiệm nhiều thường càng có nhu cầu đầu tư, phát triển sản xuất nên nhu cầu vốn của họ cũng tăng. Điều này phù hợp với Bùi Văn Trịnh và Nguyến Quốc Nghi (2010) rằng kinh nghiệm sản xuất làm tăng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các nông hộ sản xuất lúa ở Đồng Tháp. Trong nghiên cứu này, một số chủ hộ có độ tuổi cao chưa phải có kinh nghiệm nhiều do ở địa phương khác đến thuê đất để nuôi, nhập cư, chuyển từ vùng trồng lúa, mía có năng suất thấp chuyển sang nuôi tôm,…Mức tác động biên của biến này lên nhu cầu vay vốn vốn chính thức chung với xác xuất ban đầu = 0,5 là 0,5(1-0,5)0,18 = 0,045.

Biến tham gia BHNN có ý nghĩa mức 10%, thông qua việc thực hiện thí điểm trên tôm nuôi, mặc dù trong thời gian đầu người dân còn e ngại do mới mẻ với người dân và cả chính quyền địa phương, nhưng nhờ vận động tuyên truyền nhiều hộ đã tham gia. Nuôi tôm có rủi ro cao, đặc biệt nuôi công nghiệp với chi phí đầu ta lớn, BHNN giúp người nuôi tôm gánh một phần rủi ro cũng thông qua đó hộ tham gia cũng dễ dàng tiếp cận với vốn ngân hàng hơn do khi hộ tham gia BHNN ngân hàng có thêm một phần đảm bảo. Tác động biên của nhân tố này lên nhu cầu vay vốn chính thức chung với xác xuất ban đầu = 0,5 là 0,5(1-0,5)2,629 = 0,65725.

Biến vay vốn không chính thức làm giảm nhu cầu vay vốn chính thức, biến này có ý nghĩa mức 1%, như các phân tích ở phần trước nguồn tín dụng này phổ biến ở thị trường nông thôn. Mức tác động biên lên nhu cầu vay vốn chính thức với xác xuất ban đầu 0,5 thì mức tác động là 0,5(1-0,5)(-2,620) = 0,655. Kết quả trên phù hợp với Bùi Văn Trịnh và Nguyễn Quốc Nghi (2010) rằng nhân tố vay không chính thức tỷ lệ nghịch với nhu cầu vay vốn chính thức, tức là khi nông hộ có vay từ nguồn tín dụng không chính thức thì nhu cầu tín dụng chính thức của nông hộ bị giảm xuống.

4.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG VỐN VAY CỦA HỘ NUÔI TÔM ( HỒI QUY TƯƠNG QUAN ĐA BIẾN). CỦA HỘ NUÔI TÔM ( HỒI QUY TƯƠNG QUAN ĐA BIẾN).

Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu tín dụng chính thức của nông hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Cà Mau, nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi qui tương quan đa biến với phương trình như sau:

0 1 1 2 2 3 3 4 4 5 5 6 6 7 7 8 8

Trong đó: Y là biến phụ thuộc, lượng cầu tín dụng chính thức của nông hộ (1000 đồng). Các biến độc lập bao gồm: biến X1 là tuổi; X2 là biến trình độ học vấn (lớp); Biến X3 là biến kinh nghiệm sản xuất (năm); Biến X4 là biến tham gia tổ chức xã hội hoặc đoàn thể địa phương, đây là biến giả và được đo lường bằng hai giá trị 1 và 0 (0 là không tham gia, 1 là có tham gia); Biến X5 là biến diện tích đất thưc của tế nông hộ (1000 m2); Biến X6 là biến tham gia BHNN, đây là biến giả và được đo lường bằng hai giá trị 1 và 0 (0 là không BHNN, 1 là có BHNN); Biến X7 là hình thức nuôi tôm của nông hộ gồm 3 giá trị (0 nuôi quảng canh truyền thống, 1 nuôi quảng canh cải tiến, 2 nuôi công nghiệp); Biến X8 là biến vay vốn không chính thức, đây là biến giả và được đo lường bằng hai giá trị 1 và 0 (0 là không vay, 1 là có vay).

Xử lý số liệu điều tra bằng phần mềm SPSS ta thu được kết quả sau:

Bảng 4.3: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay từ các tổ chức tín dụng chính thức của hộ nuôi tôm

Nhân tố Hệ số Mức ý nghĩa

Hệ số phóng đại phương sai

Hằng số 21091,921 0,231

Tuổi -780,981 0,022** 2,017

Lớp -598,170 0,550 1,441

Kinh nghiệm sản xuất 1199,251 0,069*** 1,879

Tham gia tổ chức xã hội 12320,818 0,034** 1,537

Diện tích đất thực tế 1454,018 0,000* 1,358

Tham gia BHNN 20855,175 0,012** 2,580

Hình thức nuôi tôm 13472,696 0,001* 2,466

Hệ số R2 Adjusted R2 Giá trị F

Xác xuất lớn hơn giá trị F

80,100 64,100 20,354 0,000

Nguồn: theo số liệu điều tra năm 2013

Ghi chú: *,**,***: có ý nghĩa thống kê tương ứng ở mức 1%, 5%, 10%

Dựa vào bảng kết quả hồi quy cho thấy, hệ số R = 80,1% có nghĩa là 80,1% sự biến thiên của lượng cầu tín dụng chính thức của nông hộ được giải thích bởi các yếu tố được đưa vào trong mô hình. Ở đây, Sig.F = 0,000 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa α= 5% nên mô hình hồi quy có ý nghĩa, tức là các biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y. Bên cạnh đó với hệ số phóng đại phương sai (VIF) của các biến trong mô hình nhỏ hơn nhiều so với 10 nên ta kết luận các biến đưa vào mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến. Từ các kết quả phân tích, ta có phương trình hồi quy ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu tín dụng chính thức của nông hộ như sau:

1 2 3 4 5 6 7 8 2 1 0 9 2 7 8 1 5 9 8 1 1 9 9 1 2 3 2 1 1 4 5 4 2 0 8 5 5 1 3 4 7 3 1 0 3 3 0

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng chính thức của các hộ nuôi tôm ở cà mau (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)