TÌNH HÌNH CHUNG CỦA HỘ NUÔI TÔ MỞ CÀ MAU

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng chính thức của các hộ nuôi tôm ở cà mau (Trang 32 - 34)

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu thống kê từ số liệu điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Vùng nghiên cứu

Tuổi của chủ hộ Tuổi 45,85

Tỉ lệ chủ hộ là nam % 95,00

Trình độ học vấn của chủ hộ Cấp 1,72

Nhân khẩu Người 4,81

Tỷ lệ lao động % 77,61

Diện tích đất hộ 1000m2 12,23

Tỉ lệ chủ hộ có tham gia tổ chức kinh tế xã hội % 45,00

Tỉ lệ chủ hộ có vị trí trong làng xã % 5,00

Nguồn: theo thống kê từ số liệu điều tra năm 2013

Theo như kết quả điều tra cho thấy tuổi trung bình của chủ hộ là khoảng 46 tuổi mà chủ yếu là nam chiếm khoảng 95%. Đây là độ tuổi tương đối thể hiện kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất cũng như trong đời sống. Chính điều này đã giúp nông hộ rất nhiều trong hoạt động sản xuất vì họ có thể tận dụng kinh nghiệm của mình vào trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống gia đình mình. Tỉ lệ chủ hộ là nam chiếm đa số cũng mang lại nhiều thuận lợi cho các nông hộ, vì đa số các chương trình tập huấn, hội thảo chuyển giao kỹ thuật về nông nghiệp được tổ chức cho Hội Nông dân trong đó đa số là nam tham gia, chính vì vậy mà các hộ có chủ hộ là nữ không mạnh dạn tham gia làm ảnh hưởng đến việc tiếp cận khoa học kỹ thuật của gia đình mình và ở độ tuổi này cùng với trình độ học vấn trung bình là lớp 7 nên chủ hộ thường tiếp thu được các chính sách của Nhà nước, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, mạnh dạn trong việc thực hiện mô hình mới.

Trình độ học vấn của chủ hộ trung bình chưa hết cấp 2, nhưng tỷ lệ mù chữ rất thấp chiếm 3%, cấp 1 là 36% tập trung vào người có độ tuổi cao, cấp 2 với 47% chủ hộ, và cấp 3 trở lên chiếm 14% tập trung vào người có độ tuổi thấp dần. Là tỉnh vùng sâu, vùng xa nhưng từ ngày chia tách đến những năm qua Cà Mau đạt được nhiều thành tựu về giáo dục và không ngừng tăng cường đầu tư cho giáo dục đến

năm 2012 có 129 trường, số lượng giáo viên, cán bộ giáo dục tăng đáp ứng nhu cầu cho những điểm còn khó khăn của Tỉnh, số lượng học sinh học đến phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học ngày càng tăng. Nhờ đó trình độ người dân cũng ngày càng được nâng cao chủ hộ sẽ có nhiều kiến thức hơn, học hỏi kinh nghiệm, tiếp xúc được với công nghệ, qui trình, mô hình sản xuất mới, nhận thức được các lợi ích, tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn tín dụng ưu đãi ( theo số liệu điều tra các chủ hộ có trình độ càng cao thường tìm đến ngân hàng để vay thay vì vay nguồn tín dụng không chính thức thường tập trung ở các chủ hộ có trình độ thấp hơn).

Trung bình mỗi hộ có khoảng 5 thành viên. Đây là nguồn cung cấp lao động tương đối lớn, số người trong độ tuổi lao động trung bình là trên 3 người trên một hộ và các hộ phần lớn các hộ còn nuôi tôm theo hình thức quảng canh truyền thống cần ích lao động, vì vậy nông hộ của địa phương chủ yếu tự sản xuất chứ ít khi thuê mướn lao động. Bên cạnh đó số người phụ thuộc như trẻ em và người già mặc dù không tạo ra thu nhập còn phát sinh thêm nhiều chi phí như chi giáo dục, chi thuốc men nhưng lại là động lực để cả gia đình lao động sản xuất. Người già cũng không hoàn toàn là gánh nặng vì hàng tháng họ vẫn nhận được một khoảng trợ cấp từ Hội người cao tuổi hoặc có thể chăm sóc cháu khi những người lao động chính đi làm.

Diện tích trung bình hộ là 1,2 ha, với số thành viên trung bình là 5 thì diện tích đất trung bình trên nhân khẩu là 2.400 m2, với diện tích này thì lao động gia đình có thể đáp ứng đủ, không chênh lệch nhiều so với diện tích bình quân trên người ở ĐBSCL là 2.331 m2. Hầu hết được sử dụng để nuôi tôm, phổ biến nuôi quãng canh truyền thống. Một phần nhỏ làm đất thổ cư, nuôi các loại thủy sản khác như cua , cá… các phần bờ bao được một số người dân tận dụng trồng hoa màu nhưng chủ yếu mang tính chất tự cung tự cấp.

Khoảng 5% chủ hộ có địa vị xã hội chủ yếu là làm việc tại ấp, xã và 45% chủ hộ đã tham gia các tổ chức kinh tế xã hội như hội nông dân, hội phụ nữ, hội người cao tuổi, hội cựu chiến binh. Việc các hộ tham gia các tổ chức trên giúp các hộ này dễ dàng tiếp cận với chương trình vay vốn được sự hỗ trợ của chính phủ, từ đó có thể tận dụng được nguồn vốn vay ưu đãi để an tâm sản xuất. Không những như vậy thông qua những tổ chức này các thành viên có thể trao đổi học hỏi tiếp thu những kiến thức mới trong sản xuất và đời sống. Tuy nhiên qua tiếp cận thực tế thấy được nông hộ vẫn chưa ý thức được các lợi ích khi tham gia các tổ chức này nên số lượng tham gia còn hạn chế và họ chỉ quan tâm là vào hội để được vay vốn, nếu không được vay vốn là họ nghỉ. Đây là vấn đề cần được chính quyền địa phương quan tâm và tìm cách khắc phục.

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng chính thức của các hộ nuôi tôm ở cà mau (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)