Cơ cấu theo lĩnh vực Việt Nam được ưu tiên sử dụng ODA của Nhật Bản :

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam (Trang 27 - 36)

Nhật Bản tập trung hỗ trợ Việt Nam trong một số lĩnh vực : - Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế;

- Phát triển nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo; - Hỗ trợ phát triển giáo dục và y tế;

- Cấp thoát nước và phát triển đô thị.

Trong những lĩnh vực này thì phát triển cơ sở hạ tầng là lĩnh vực được ưu tiên nhiều nhất, lượng vốn ODA Nhật Bản hỗ trợ cho Việt Nam chủ yếu vào lĩnh vực này. Sự hỗ trợ của Nhật Bản đóng một vai trò đáng kể trong quá trình phát triển của Việt Nam.

a. Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế

Kể từ khi Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách Đổi mới năm 1986 thì việc cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng hệ thống pháp luật và cải cách hành chính đã trở thành vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, nguồn nhân lực Việt Nam chưa đáp ứng đủ nhu cầu của công cuộc đổi mới. Trước tình hình này, với quan điểm đào tạo nguồn nhân lực đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam, từ năm 2000, Nhật Bản đã thực hiện hợp tác viện trợ không hoàn lại đối với “Dự án học bổng phát triển nguồn nhân lực” theo đề nghị của chính phủ Việt Nam.Dự án hỗ trợ kinh phí cần thiết cho các cán bộ nhà nước trẻ của cơ quan trung ương và các thành phần khác đi du học với mục đích đạt được các học vị về các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, pháp luật, nông nghiệp, thông tin kỹ thuật… tại các trường đào tạo sau đại học của Nhật Bản. Với mục đích hỗ trợ cho sự phát triển của Việt Nam chứ không phải để nâng cao năng lực cá nhân, người đi du học ở Nhật Bản thông qua Dự án này sau khi kết thúc sẽ phải trở về các cơ quan trung ương và cơ quan địa phương của nước mình, sử dụng hiệu quả các kiến thức kỹ thuật đã học được trong quá trình du học để phát triển đất nước. Kể từ năm 2000 đến nay, chính phủ Nhật Bản đã tài trợ cho Việt Nam đào tạo gần 300 thạc sĩ tại Nhật Bản.Trong năm tài khóa 2008- 2009 chính phủ Nhật Bản cam kết hỗ trỡ 441 triệu yên để thực hiện dự án. Đây là dự án quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực quản lý nhà nước, làm cơ sở cho quá trình xây dựng thể chế, đồng thời góp phần thắt chặt mối quan hệ song phương giữa hai nước.

Ngoài ra để giúp Việt Nam xây dựng thể chế, Chính phủ Nhật Bản đang hỗ trợ cho việc thúc đẩy hoàn thiện hệ thống pháp lý, cải cách chế độ

công chức và cải cách tài chính của Việt Nam.Ví dụ về việc hỗ trợ xây dựng hệ thống pháp luật của Nhật Bản với Việt Nam :

- Giai đoạn 1(1996-1999): Nhật Bản cử các chuyên gia để hỗ trợ phác thảo và thực hiện của cải cách pháp luật cũng như việc cải cách tư pháp.

- Giai đoạn 2 (1999-2002): hỗ trợ mở rộng hơn sang các cơ quan có liên quan khác bao gồm tòa án nhân dân tối cao, viện kiểm soát nhân dân tối cao.

- Giai đoạn 3 (2003- nay): chú trọng việc đào tạo cán bộ tư pháp cho Viêt Nam, hỗ trợ một cách toàn diện, xây dựng các cơ quan đào tạo thống nhất các cán bộ tư pháp: luật sư, kiểm soát viên…

Bên cạnh việc hỗ trợ Việt Nam xây dựng thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật, Nhật Bản còn giúp đỡ Việt Nam nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo lao động trí thức cũng như chuyển giao công nghệ cho lao động Việt Nam.Từ năm 1992 đến nay, Việt Nam đã cử khoảng 31.000 tu nghiệp sinh sang Nhật Bản. Năm 2004, Việt Nam đã lập Văn phòng quản lý lao động tại Tokyo. Ngày 11/11/2005, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 141/2005/NĐ-CP về quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài. Năm 2007 đưa được 6.513 tu nghiệp, tăng 15% so với 2006. Năm 2008, số tu nghiệp sinh và lao động Việt Nam sang Nhật Bản tu nghiệp và làm việc khoảng 6.670 người, tăng gần 5% so với năm 2007.

Tháng 6/2010, Bộ trưởng Phát triển chiến lược Quốc gia Nhật Bản- Sengoku Yoshito cam kết Chính phủ Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao trong đó tập trung vào những lĩnh vực trọng điểm như công nghệ thông tin, viễn thông, đóng tàu, vật liệu mới, công nghệ sinh học... Trong thời gian tới, Chính phủ Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam xây dựng hệ thống đào tạo nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp, đặc biệt là tại các khu công nghệ cao cũng như sẽ chủ động nghiên cứu, triển khai kế hoạch hợp tác thành lập Đại học Việt - Nhật với chất lượng quốc tế. Những hỗ trợ của Nhật Bản đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay.

Cơ sở hạ tầng của Việt Nam hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại và phát triển trong tương lai. Cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, tình trạng ùn tắc vẫn thường xuyên xảy ra. Phát triển cơ sở hạ tầng sẽ ảnh hưởng tích cực đến việc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, kích thích đầu tư trong nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy, ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng luôn là một trong những kế hoạch phát triển kinh tế dài hạn của đất nước ta. Do vậy chính phủ Nhật luôn đề cao vai trò của cơ sở hạ tầng trong sự phát triển của đất nước ta. Từ 1992-1994, nguồn ODA của Nhật Bản vào Việt Nam luôn ưu tiên cho việc phát triển cơ sở hạ tầng. Phát triển cơ sở hạ tầng là ngành tiếp nhận vốn ODA lớn nhất với tổng giá trị hiệp định ký kết đạt khoảng 9,88 tỷ USD thời kỳ 1993-2008.

Kể từ năm 1994 đến nay, nhiều công trình quan trọng sử dụng vốn ODA như: QL 1A, QL5, QL10, QL18, hầm đường bộ Hải Vân, cầu Mỹ Thuận, cầu Bãi Cháy, cầu Thanh Trì, cảng Sài Gòn, cảng Cái Mép – Thị Vải, cảng Cái Lân, cảng Hải Phòng, Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn... đã đưa vào khai thác, mang lại những lợi ích kinh tế to lớn cho Việt Nam.

Ngoài ra trong đợt 2 tài khóa 2009, Chính phủ Nhật Bản cung cấp cho Chính phủ Việt Nam 25,822 tỷ Yên ODA vốn vay để thực hiện các dự án : Xây dựng nhà ga hành khách T2 sân bay Nội Bài (12,607 tỷ yên); Đường nối từ cầu Nhật Tân đi sân bay Nội Bài (6,546 tỷ yên); Xây dựng cầu Cần Thơ (4,626 tỷ yên); Khôi phục cầu Quốc lộ 1 giai đoạn 3 (đoạn Cần Thơ - Cà Mau, 1,038 tỷ yên) và Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng Khu công nghệ cao Hòa Lạc (1,005 tỷ yên). Nhật Bản cũng đã làm việc với Việt Nam trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó có 2 dự án trọng điểm được đang được hai bên xem xét. Đó là dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam và dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Năm 2009, dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội (đoạn Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo, tuyến số 2, giai đoạn 1 có giá trị 14,688 tỷ Yên). Đây là dự án lớn giúp cải thiện tình hình giao thông trong nội đô Hà Nội từ phía Nam cầu Thăng Long đến trung tâm thành phố.

Phát triển nông nghiệp nông thôn và xóa đói giảm nghèo là một nhiệm vụ quan trọng đối với Việt Nam. Vì khu vực nông thôn chiếm đến 70% dân số và 50% lao động trong cả nước, nhưng số lượng lao động qua đào tạo chỉ chiếm dưới 10%, dân trí và nhân lực thấp hơn 10 lần so với khu vực khác; trên 80% hộ nghèo trong cả nước tập trung ở khu vực này. Do đó để xóa đói giảm nghèo thì phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa là một điều tất yếu. Mặc dù hiện nay nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định, đời sống người dân cũng đã cải thiện hơn so với trước kia nhưng hiện nay chúng ta đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như dân số tăng nhanh trong khi diện tích đất đai nông nghiệp, rừng bị thu hẹp ( do quá trình công nghiệp hóa và biến đổi khí hậu) hay khoa học kỹ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu và hơn hết là thiếu trầm trọng những kỹ sư nông- lâm- ngư nghiệp có kỹ thuật, trình độ. Nhật Bản cũng rất chú trọng đến việc phát triển nông nghiệp của Việt Nam.

Các chương trình và dự án ODA ký kết trong thời kỳ 1993-2008 đạt tổng trị giá khoảng 5,5 tỷ USD, trong đó có nhiều dự án quy mô lớn như dự án giảm nghèo các tỉnh vùng núi phía Bắc, dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn dựa vào cộng đồng, dự án phát triển sinh kế miền Trung, chương trình cấp nước nông thôn, giao thông nông thôn và điện khí hóa nông thôn, chương trình thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long và nhiều dự án phát triển nông thôn tổng hợp kết hợp xóa đói, giảm nghèo khác. Ngoài ra khoảng 12.409 km đường nông thôn và 35.343 m cầu nhỏ nông thôn được cải tạo nâng cấp, 111 cầu nhỏ nông thôn với chiều dài 25-100m/cầu được xây dựng đã góp phần hỗ trợ phát triển nông nghiệp và cải thiện một bước quan trọng đời sống người dân các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là trong việc tiếp cận tới các dịch vụ công trong các lĩnh vực y tế, giáo dục.

Ngoài ra, ODA của Nhật Bản đã không ngừng hỗ trợ cho Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp thông qua các dự án :

- Dự án “Cải thiện hệ thống khuyến nông để áp dụng hệ thống canh tác và kỹ thuật trồng trọt hiệu quả hơn cho nông nghèo ở Đồng bằng sông Cửu Long”, do Chính phủ Nhật Bản tài trợ đã được triển khai thực hiện.Dự án

được triển khai từ tháng 10/2009 đến năm 2014, nhằm nâng cao đời sống nông dân thông qua việc xác lập hệ thống khuyến nông áp dụng kỹ thuật sản xuất giống cây có múi sạch bệnh mà Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam (SOFRI) đang sở hữu.Dự án sẽ hỗ trợ kỹ thuật và chuyển giao các kiến thức, kinh nghiệm về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây có múi cho nông dân nghèo ở 5 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long gồm Tiền Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Trà Vinh và Bến Tre, với các hoạt động như thiết lập hệ thống vườn ươm, mô hình mẫu tại vườn, mạng lưới khuyến nông... Tổng vốn đầu tư 3,9 triệu USD, do Chính phủ Nhật Bản tài trợ thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA).

- “Dự án phát triển năng lực hệ thống quản lý thủy lợi có sự tham gia của người dân thông qua Viện Nghiên cứu Khoa học Thủy lợi Việt Nam hướng tới nâng cao năng suất sản xuất nông nghiệp”. Mục tiêu Dự án là phát triển phương pháp quản lý thủy lợi có sự tham gia của người dân và cải thiện năng suất trong sản xuất nông nghiệp về cả giá trị và chi phí thông qua tăng cường năng lực cho các nông dân tiêu biểu và các kỹ sư thủy lợi ở mô hình trình diễn.

Ngoài ra, Nhật Bản còn giúp đỡ Việt Nam thông qua rất nhiều các dự án khác, mục tiêu của các dự án này đều nhằm giúp người dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn. Từ đó làm cơ sở giúp người dân tự phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo.

d. Hỗ trợ phát triển giáo dục và y tế :

Không chỉ quan tâm đến việc nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, Chính phủ Nhật Bản cũng dành nhiều khoản vay và hỗ trợ ưu đãi để phát triển các lĩnh vực xã hội như y tế, giáo dục. Từ năm 1971 - 1974, Nhật đã viện trợ không hoàn lại 5 tỉ Yen để xây dựng Bệnh viện Chợ Rẫy và đến năm 1991 - 1992 tiếp tục viện trợ thêm 2,5 tỉ Yên để nâng cấp thiết bị bệnh viện. Từ năm 1992 - 2003, Chính phủ Nhật đã thực hiện 213 dự án viện trợ trực tiếp cho địa phương để xây hàng chục trường học nâng cấp thiết bị y tế cho các bệnh viện vùng sâu và nâng cấp thiết bị đào tạo cơ khí trường Đại học Giao thông vận tải. Từ năm 2002 - 2006, Chính phủ Nhật tiến hành viện trợ cho 26 dự án chính liên quan

đến xây dựng trường tiểu học và trung học cơ sở, cung cấp thiết bị y tế, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đào tạo nghề với tổng vốn 213 triệu Yen. Trong năm 2007, Chính phủ Nhật cũng đã viện trợ cho 3 dự án, trong đó có 1 dự án cung cấp máy in chữ nổi cho người mù vừa mới ký cam kết thực hiện.

Giáo dục

Giáo dục là một trong những lĩnh vực quan trọng trong sự phát triển bền vững của một quốc gia. Phát triển giáo dục là một trong những động lưc thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, là điều kiện tiên quyết để phát triển nguồn nhân lực, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh. Giáo dục đào tạo đang là mục tiêu hàng đầu của các quốc gia đang phát triển và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Chính vì vậy, Nhật Bản rất chú trọng trong việc phát triển giáo dục - đào tạo ở Việt Nam.

Quan hệ hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa hai nước Việt Nam, Nhật Bản đã phát triển dưới nhiều hình thức: hợp tác giữa hai Chính phủ, giữa các trường học, giữa các tổ chức, giữa các cá nhân. Những năm gần đây, Nhật Bản là một trong những nước viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho ngành giáo dục và đào tạo của Việt Nam. Trong chuyến thăm Nhật Bản của PTT-BT Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân (cuối tháng 3/2008), hai bên đã ký Bản ghi nhớ về việc Nhật giúp Việt Nam đào tạo 1000 tiến sỹ cho Việt Nam đến năm 2020 và tiếp tục tăng học bổng cho Việt Nam trong 3 năm tới.

Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, ODA Nhật Bản hỗ trợ cho việc thực hiện cải cách giáo dục ở tất cả các cấp học (giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục đại học, cao đẳng và dạy nghề), đào tạo giáo viên, tăng cường năng lực công tác kế hoạch và quản lý giáo dục, cung cấp học bổng đào tạo đại học và sau đại học ở nước ngoài, cử cán bộ, công chức đào tạo và đào tạo lại tại nước ngoài về các lĩnh vực kinh tế, khoa học, công nghệ và quản lý.

Chính phủ Nhật Bản nhận khoảng trên 100 học sinh sinh viên Việt Nam sang Nhật Bản đào tạo hàng năm. Ngoài ra còn có nhiều học sinh du học tự túc. Tổng số lưu học sinh Việt Nam ở Nhật hiện nay khoảng hơn 1000

người. Ngoài ra, trong 5 năm (1994-1999), Chính phủ Nhật đã viện trợ 9,5 tỉ yên để xây dựng 195 trường tiểu học ở các tỉnh miền núi và vùng ven biển hay bị thiên tai.

Về phía Việt Nam, Việt Nam cũng đã mời nhiều giáo sư, chuyên gia Nhật Bản sang giảng dạy, tiếp nhận các học giả Nhật Bản sang tìm hiểu về văn hoá, lịch sử Việt Nam. Với sự trợ giúp của chính phủ Nhật Bản, Việt Nam đang thí điểm dạy tiếng Nhật tại một số trường phổ thông cơ sở tại Hà Nội và TP.HCM. Nhật Bản dự kiến mời 2.000 thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản trong 5 năm, theo nhiều chương trình trong đó bao gồm cả chương trình dành cho học sinh cấp 2 và cấp 3.

Mới đây, Ngày 2/10/2008, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã khánh thành phòng học tiếng Nhật do Chính phủ Nhật Bản tài trợ.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w