Mục tiêu quản lý nợ nước ngoài trong đó có nguồn nợ ODA đã được Chính phủ xác định một cách cụ thể và rõ ràng. Đó là: đáp ứng được các yêu cầu về huy động vốn với chi phí thấp nhất cho đầu tư phát triển và cơ cấu lại nền kinh tế theo định hướng, chiến lược phát triển kinh tế xã hội; đảm bảo quản lý phân bổ và sử dụng vốn có hiệu quả, giảm thiểu rủi ro và áp lực đối với các nguồn lực quốc gia, đảm bảo an toàn nợ và an ninh tài chính quốc gia; tạo điều kiện tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế.
Về tổng thể đã có sự phân công tương đối rõ ràng giữa các cấp bộ, ngành trong vấn đê quản lý ODA Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối trong việc thu hút, điều phối và quản lý ODA. Bộ Tài chính là đại diện chính thức cho “người vay” là Nhà nước hoặc Chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài nói chung và nguồn vay nợ ODA nói riêng. Bộ Tài chính cũng chính là tổ chức cho vay lại, hoặc ký hợp đồng ủy quyền cho vay lại với cơ quan cho vay lại và thu hồi phần vốn cho vay lại của các chương trình, dự án cho vay lại từ NSNN, quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án … Ngân hàng nhà nước chịu trách nhiệm tiến hành đàm phán và ký các điều ước quốc tế cụ thể về ODA với WB, RMF và ADB v..v…
Các khoản nợ nước ngoài nói chung và nguồn vay nợ ODA nói riêng hiện tại đảm bảo trong giới hạn an toàn cho phép; có lãi suất, thời hạn và đồng tiền vay hợp lí.
Nhưng thực tiễn quản lý ODA của Việt Nam còn nhiều điều bất ổn:
Tình hình thực hiện các dự án (DA) thường bị chậm ở nhiều khâu: chậm thủ tục, chậm triển khai, giải ngân chậm, tỷ lệ giải ngân thấp. Do vậy, thời gian hoàn thành dự án kéo dài làm phát sinh các khó khăn, đặc biệt là vốn đầu tư thực tế thường tăng hơn so với dự kiến và cam kết; đồng thời cũng làm giảm tính hiệu quả của DA khi đi vào vận hành khai thác.
Công tác theo dõi, đánh giá tình hình đầu tư ODA chưa đầy đủ, còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là công tác theo dõi, thống kê, kiểm tra và đánh giá hiệu quả của công trình sau đầu tư còn bỏ ngỏ, ngoại trừ các DA vay lại và đang trong thời gian trả nợ. Kết quả quản lý thường được đánh giá chỉ bằng
công trình (mức độ hoàn thành, tiến độ thực hiện) mà chưa xem xét đến hiệu quả sau đầu tư một khi công trình được đưa vào vận hành khai thác. Quan điểm và cách làm này gây khó khăn cho việc đánh giá, định hướng đầu tư từ nguồn ODA tạo nên sự lãng phí và né tránh trách nhiệm của những bộ phận liên quan.
Có sự chồng chéo trong thủ tục chuẩn bị và triển khai đầu tư. Theo Bộ Tài chính, chỉ có 4% lượng vốn ODA áp dụng các quy định về đấu thầu và 3% sử dụng hệ thống quản lý tài chính công của Việt Nam, còn lại là theo cách thức của nhà tài trợ. Vì vậy, nhiều dự án cùng một lúc phải thực hiện 2 hệ thống thủ tục, một thủ tục để giải quyết vấn đề nội bộ trong nước, một thủ tục với nhà tài trợ. Như ông Dương Đức Ưng - Cố vấn cao cấp của Chương trình nâng cao năng lực toàn diện về quản lý ODA tại Việt Nam – đã nêu: điều này làm kéo dài thời gian thực hiện dự án, gia tăng chi phí (chi phí chuẩn bị DA, tăng chi phí đầu tư do lạm pháp bởi thời gian kéo dài) tăng khả năng rủi ro vì có thể bị lợi dụng cho các hoạt động phi pháp.
Vấn đề quản lý nguồn vốn ODA tránh thất thoát và lãng phí cũng là điều phải đặc biệt quan tâm, một số trường hợp như PMU18 và gần đây là DA Đại lộ Đông Tây v.v… khiến cho công luận và Quốc hội đặc biệt quan ngại về việc quản lý chặt chẽ đồng vốn ODA và hiệu quả của nguồn tài trợ này, đòi hỏi Chính phủ cần phải có ngay những giải pháp triệt để.
2.4. Những thành tựu và hạn chế trong tiếp nhận và sử dụng ODA Nhật Bản của Việt Nam :