Sơ lược về A. hydrophila
Vi khuẩn Aeromonas thuộc họ Aeromonadaceae, Aeromonas là vi khuẩn Gram âm, di động, hình que, hiếu khí và yếm khí không bắt buộc, khử nitrate, có khả năng lên men, oxidase dương tính.
Trong giống Aeromonas có hai nhóm:
Nhóm 1: Aeromonas không di động (A. salmonicida) thường gây bệnh ở
nước lạnh.
Nhóm 2: Là các loài Aeromonas di động, bao gồm A. hydrophyla, A. caviae, A. sobria. Đặc tính chung của ba loài vi khuẩn này là di động nhờ có 1 tiên mao. Vi khuẩn
Gram âm dạng hình que ngắn, hai đầu tròn, kích thước 0,5 x 1,0-1,5 μm . Vi khuẩn yếm khí tuỳ tiện, Cytochrom oxidase dương tính, khử nitrate, không mẫn cảm với thuốc thử Vibriostat 0/129... Tỷ lệ Guanin + Cytozin trong DNA là 57 - 63 mol%.
Bệnh xuất huyết còn gọi là bệnh đốm đỏ, bệnh nhiễm trùng máu hay
bệnh sởi…..Nguyên nhân của bệnh là do vi khuẩn A. hydrophila gây ra (Bergey, 1957).
Một số nghiên cứu về A. hydrophila
Groberg (1978) khi gây cảm nhiễm A. hydrophila trên cá hồi giống đã kết luận
tỷ lệ chết thường cao ở 20,50C và 170C, tỷ lệ chết thấp hơn ở 150C và 120C, còn ở 90C hay thấp hơn nữa thì cá chết rất ít hoặc không chết (Roselynn and Stevenson, 1988).
Theo báo cáo của Rahman et al., (2000) thí nghiệm gây cảm nhiễm A. hydrophila trên cá vàng (Carassius auratus) bằng 4 cách: tiêm ở bụng (mật độ vi khuẩn
3.104-3.108 CFU/ml), tiêm dưới da (8,5x104-8,5x108 CFU/ml), tiêm ở cơ (8x104- 8x108 CFU/ml), và ngâm vi khuẩn (4,6x104-4,6x108 CFU/ml), sau khi so sánh kết quả gây cảm nhiễm bằng phương pháp tiêm dưới da độc lực của vi khuẩn mạnh nhất với giá trị LD50 là 106,4 CFU/ml.
Ngoài ra, Đoàn Nhật Phương (2001) đã thí nghiệm gây cảm nhiễm 15 chủng A.
hydrophila trên cá chép bằng phương pháp tiêm với mật độ vi khuẩn từ 103 đến 107 CFU/ml trong thời gian 14 ngày, qua 2 lần thí nghiệm thì các chủng vi khuẩn
độc lực mạnh có giá trị LD50 lần lược là 3,68x106 CFU/ml, 2,64x106 đến 4,52x106 CFU/ml và 1,96x106 đến 1,45x107 CFU/ml.