Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 47 - 50)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý.

Lập Thạch là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc cách tỉnh lỵ Vĩnh Yên 20km. Với tọa độ địa lý: 21010’ - 21030’ vĩ độ Bắc. 105030’ - 105045’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang và dãy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

núi Tam Đảo. Phía Tây giáp huyện Sông Lô và thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ. Phía Nam giáp huyện Vĩnh Tƣờng và một phần tỉnh Phú Thọ. Phía Đông giáp huyện Tam Đảo và huyện Tam Dƣơng

Tổng diện tích tự nhiên 173,10 km2, dân số năm 2013 là 125.923 ngƣời, mật độ dân số trung bình 727.45 ngƣời/km2. Toàn huyện có 20 đơn vị hành chính, trong đó 18 xã và 2 thị trấn.

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí vùng nghiên cứu

b. Địa hình, địa mạo.

Lập Thạch có cấu tạo địa tầng rất cổ. Khu vực xung quanh núi Sáng và các xã Quang Sơn, Hợp Lý, Bắc Bình, Liễn Sơn ở hữu ngạn sông Phó Đáy có diện tích hàng chục km2 có tuổi đại nguyên sinh. Nhƣ vậy, huyện Lập Thạch nằm trên một địa tầng rất vững vàng, rất cổ xƣa, nơi trẻ nhất cũng cách ngày nay trên 200 triệu năm. Từ địa tầng đó đã xuất hiện hai thành tạo macma xâm nhập đáng kể là khối núi Sáng và các khối núi khác nằm hai bên bờ sông Phó Đáy [9].

Địa bàn huyện có thể chia thành 3 tiểu vùng:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Gồm 9 xã, thị trấn (Quang Sơn, Ngọc Mỹ, Hợp Lý, Bắc Bình, Vân Trục, Xuân Hòa, Thái Hòa, Liễn Sơn, TT Hoa Sơn với tổng diện tích tự nhiên là 93,73 km2, chiếm 54,15% diện tích tự nhiên toàn huyện. Địa hình tiểu vùng này thƣờng bị chia cắt bởi độ dốc khá lớn (từ cấp II đến cấp IV), hƣớng dốc chính từ Bắc xuống Nam. Độ cao trung bình so với mực nƣớc biển từ 200 – 300m. Tiểu vùng này đất đai có độ phì khá, khả năng phát triển rừng còn khá lớn. Điều kiện địa hình và đất đai thích hợp với các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc [9].

- Tiểu vùng trũng ven sông:

Gồm 3 xã (Sơn Đông, Triệu Đề, Đồng Ích) với tổng diện tích tự nhiên 27,94 km2, chiếm 16,14% diện tích tự nhiên toàn huyện. Tiểu vùng này đa phần là đất lúa 1 vụ, thƣờng bị ngập úng vào mùa mƣa, thích hợp cho việc vừa cấy lúa vừa nuôi trồng thủy sản [9].

- Tiểu vùng giữa:

Gồm 8 xã, thị trấn (TT Lập Thạch, Liên Hòa, Bản Giản, Xuân Lôi, Tử Du, Tiên Lữ, Đình Chu, Văn Quán) với tổng diện tích tự nhiên 51,43 km2, chiếm 29,71% diện tích tự nhiên toàn huyện. Tiểu vùng này thƣờng có một số ít đồi thấp xen lẫn với đồng ruộng, độ dốc cấp II đến cấp III. Tiểu vùng này đất trồng cây hàng năm (lúa, màu) chiếm chủ yếu do vậy đây là vùng chủ lực sản xuất lƣơng thực cũng nhƣ rau màu hàng hóa để phục vụ nội huyện và các địa phƣơng lân cận.

Địa hình Lập Thạch khá phức tạp, thấp dần từ Bắc xuống Nam, đất xen kẽ những dãy đồi thấp. Độ cao phổ biến từ 11 – 30 m là huyện thuộc vùng núi thấp nhiều sông suối. Địa hình bị chia cắt đa dạng, dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam [9]. c. Khí hậu.

Lập Thạch thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình là 220C, số giờ nắng trung bình trong năm là 1.450 đến 1.550 giờ, lƣợng mƣa trung bình 1.500-1.800mm/năm, độ ẩm trung bình khoảng 84% . Khí hậu Lập Thạch đƣợc chia làm 4 mùa rõ rệt. Mƣa nhiều vào mùa hè gây úng lụt vùng trũng do nƣớc từ các dãy núi lớn nhƣ Tam Đảo, sông Đáy trút vào đồng chiêm, nhiều khi tràn ngập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ra cả đƣờng liên huyện, liên xã gây cô lập một số cụm dân cƣ tại các xã. Mùa đông khí hậu khô hanh thậm chí gây hạn hán tại nhiều vùng đồi, núi trên địa bàn huyện [9].

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)