Đánh giá thực trạng xây dựng cơ sở dữ liệu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 86)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.4.2.Đánh giá thực trạng xây dựng cơ sở dữ liệu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Qua bảng tổng hợp kết quả KKĐĐ, cấp GCNQSD đất ta thấy kết quả đạt đƣợc là thấp (số GCN cấp đổi 1.261 chỉ chiếm 2,10 % số GCN cần cấp đổi) số xã, phƣờng sau khi xây dựng CSDL địa chính hầu nhƣ không có khai thác, sử dụng cũng nhƣ cập nhật chỉnh lý đã và đang gây lãng phí kinh phí để xây dựng CSDL địa chính.

Công tác đo đạc địa chính về cơ bản đã thực hiện 8/9 huyện, tuy nhiên tài liệu, kết quả chỉ mang tính tham khảo chƣa có tính pháp lý mặt khác do kết quả đo đạc một số huyện (thị xã, thành phố) từ những năm 2000 – 2001 do vậy đến nay số thửa thay đổi vƣợt quá 30% nếu thực hiện đăng ký đất đai, cấp GCN, xây dựng CSDL địa chính phải đo đạc lại, gây lãng phí khoản lớn kinh phí đầu tƣ.

Tất cả các dự án lập HSĐC, xây dựng CSDL đất đai từ năm 2005 đến nay đều chƣa đạt hiệu quả do nhiều nguyên nhân, cả chủ quan lẫn khách quan. Công tác cấp GCN, lập HSĐC, xây dựng CSDL tỉnh Vĩnh Phúc có những vấn đề:

+ Về cơ chế, chính sách: các dạng vƣớng mắc về nguồn gốc, thời điểm sử dụng, xác định nghĩa vụ tài chính hiện nay vẫn chƣa có quy định đầy đủ, rõ ràng ở nhiều trƣờng hợp nên khi áp dụng vẫn còn nhiều lúng túng;

+ Về nhân lực, trang thiết bị: một số đơn vị Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện, mặc dù đã thành lập đầy đủ từ năm 2009 nhƣng vẫn còn thiếu nhân lực (có đơn vị chỉ 4 có ngƣời), trang thiết bị phải sử dụng chung với phòng TNMT cấp huyện. Mặt khác, cán bộ làm công tác cấp GCN phải kiêm nhiệm những nội dung quản lý nhà nƣớc về đất đai khác nhƣ: bồi thƣờng, giải quyết tranh chấp, quy hoạch sử dụng đất,… Do đó, cũng ảnh hƣởng đến tiến độ, kết quả công tác cấp GCN. Ngoài ra, phần mềm phục vụ in, thống kê, cấp GCN vẫn còn phức tạp, khó cài đặt và sử dụng, dẫn đến việc ứng dụng trong cấp GCN còn chậm, nhiều đơn vị phải cài đặt lại nhiều lần và in ấn thủ công.

+ Khâu thẩm định, xét duyệt các hồ sơ ở cấp xã, cấp huyện. Khi đơn vị tƣ vấn đã thực hiện hoàn chỉnh hồ sơ ở cấp xã thì UBND cấp xã phải khẩn trƣơng xét duyệt, xác nhận vào hồ sơ và chuyển lên VPĐK cấp huyện thẩm định. Tuy vậy, nhƣng công tác xét duyệt ở cấp xã rất chậm, thƣờng xét duyệt theo đợt, không thƣờng

.

xuyên, mỗi đợt xét duyệt đƣợc khối lƣợng rất thấp. Khi chuyển hồ sơ lên cấp huyện tiếp tục rà soát, xét duyệt lại nên khi cấp GCN số GCN đƣợc phát hành rất thấp; Qua đó đòi hỏi phải có phƣơng án tháo gỡ để đẩy nhanh tiến độ cũng nhƣ chất lƣợng xây dựng CSDL địa chính [15].

Riêng dự án đo đạc, lập HSĐC hai xã Tam Hồng và Liên Châu thuộc huyện Yên Lạc do đơn vị tƣ vấn là Trung tâm Đo đạc và Bản đồ Vĩnh Phúc thực hiện từ 2008 kết thúc 2014. Từ bảng tổng hợp ta thấy thời gian thực hiện dự án là 6 năm tuy nhiên kết quả đạt đƣợc thấp ( tỷ lệ cấp GCN đạt 10,66%; 20,31%). Đây là một trong nhiều dự án lập HSĐC, đăng ký cấp GCNQSD đất sau khi thực hiện đo đạc địa chính trên toàn tỉnh đạt kết quả thấp. Vấn đề cấp bách không chỉ riêng tỉnh Vĩnh Phúc là tìm ra giải pháp đẩy nhanh tiến độ đăng ký đất đai, cấp GCNQSD đất trên cơ sở đã có bản đồ địa chính hiện trạng.

3.5. Phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

3.5.1. Phương hướng và mục tiêu của huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc trong công tác cấp GCNQSD đất.

Từ tổng kết quả thực hiện dự cấp GCNQSD đất lâm nghiệp những năm qua huyện Lập Thạch đã có những phƣơng hƣớng và mục tiêu cho những năm tới nhƣ sau.

- Là huyện điểm để thực hiện dự án: xây dựng Bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính cấp GCNQSD đất triển khai năm 2014 – 2016.

- Giải quyết triệt để các sai sót, vƣớng mắc, tồn đọng trong công tác cấp GCNQSD đất. Quyết tâm hết năm 2014 về cơ bản sẽ giải quyết hết các tồn đọng do những năm trƣớc đây để lại.

- Phấn đấu đến năm 2017 hoàn thành đo đạc địa chính, cấp mới, cấp đổi GCNQSD đất Ở và một phần đất nông nghiệp.

3.5.2. Những giải pháp chủ yếu để đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.

Để đạt đƣợc phƣơng hƣớng và mục tiêu trên đây, trong công tác cấp GCN QSD đất của huyện Lập Thạch có thể thực hiện các giải pháp sau đây.

.

- Xây dựng CSDL địa chính.

Đây là giải pháp quan trọng trong công tác cấp GCNQSD đất bởi mục tiêu cuối cùng là quản lý sử dụng quỹ đất và thực hiện quyền và trách nhiệm của ngƣời sử dụng đất. Khi đã có CSDL địa chính việc cấp mới, cấp đổi hay đăng ký biến động sử dụng đất trở nên đơn giản, do đó ngay sau khi thực hiện xong đo đạc địa chính phải thực hiện ngay các bƣớc tiếp theo với mục tiêu xây dựng cho đƣợc CSDL địa chính điểm là cơ sở để triển khai cho 8 huyện tiếp theo khi đã có đo đạc địa chính hiện trạng.

- Đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác cấp GCNQSD đất.

Để phục vụ công tác KKĐK cấp GCNQSD đất cho các hộ gia đình cá nhân sử dụng đất lâm nghiệp nói riêng và các loại đất khác nói chung đƣợc rút ngắn thì cấp chính quyền địa phƣơng, cơ quan chuyên môn, các đơn vị tƣ vấn cần quan tâm đầu tƣ kinh phí trang bị máy móc, hệ thống phần mền... với mục đích giảm thiểu công lao động phổ thông, tăng hiệu quả, năng suất trong công tác ĐKĐĐ, xây dựng CSDL, in ấn GCN, xử lý số liệu ....

- Xây dựng luận chứng KTKT cho công tác ĐK cấp GCN phù hợp điều kiện thực tế

Luận chứng KTKT thấp không đáp ứng điều kiện thực tế là một trong những nguyên nhân làm cho các dự án lập HSĐC, cấp GCN thƣờng không đƣợc thu hút, quan tâm dẫn đến phần lớn đạt kết quả thấp. Vì vậy cần tháo gỡ vƣớng mắc trong khâu xây dựng các qui định, luận chứng kinh tế phù hợp điều kiện thực tế có sự đóng góp ý kiến chính ngƣời đang thực hiện công tác lập HSĐC, cấp GCN, đảm bảo khi thực hiện dự án ngƣời lao động đƣợc hƣởng phần tài chính tƣơng xứng công sức họ bỏ ra.

- Lựa chọn hệ thống phần mềm xây dựng CSDL địa chính.

Hiện nay bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đang công nhận 3 phần mền đƣợc phép sử dụng trong công tác xây dựng CSDL địa chính: VILIS, ELIT, TMV tuy nhiên tất cả các hệ thống phần mền này đều thiếu sự ổn định ở một khâu nào đó, dẫn đến khó khăn lựa chọn phần mền, lại càng khó khăn hơn trong công tác triển khai, áp dụng vào thực tiễn của địa phƣơng. Để giải quyết vấn đề trên thì bộ Tài nguyên và Môi trƣờng chủ động chủ trì kết hợp 3 phần mền trên thành 1 phần duy

.

nhất ( 3 in 1) tích hợp những tính năng ƣu việt của từng phần mền để xây dựng duy nhất một hệ thống phần mền đƣợc cấp phép hoạt động. Nhƣ vậy sẽ đảm bảo tính hiệu quả, thống nhất cho tất cả các địa phƣơng xây dựng CSDL địa chính.

- Công tác thông tin tuyên truyền

Công tác tuyên truyền và hƣớng dẫn ngƣời sử dụng đất kê khai đăng ký đất phải đƣợc tiến hành một cách chủ động và hiệu quả hơn nữa nhằm giảm thiểu số hồ sơ đã kê khai đăng ký mà không đƣợc cấp có thẩm quyền thông qua, do không đủ giấy tờ hợp lệ hay kê khai không đúng quy định, không đủ thông tin. Giải quyết vấn đề này giúp cho ngƣời sử dụng đất không mất nhiều thời gian cũng nhƣ tiền bạc khi thực hiện trách nhiệm kê khai đăng ký và xin cấp GCNQSD đất, đồng thời giúp cho các đơn vị tƣ vấn lập HSĐC, ĐK cấp GCNQSD đất, xây dựng CSDL địa chính giảm thiểu đáng kể số công thực hiện việc kê khai đăng ký ở địa phƣơng từ đó rút ngắn thời gian thực hiện dự án, tăng hiệu quả cả về kinh tế khi thực hiện dự án, đồng thời công tác xét duyệt, thẩm định các cơ quan chuyên môn sẽ đạt đƣợc hiệu quả cao hơn.

Công tác thông tin tuyên truyển có nhiều hình thức khác nhau nhƣ thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng giúp cho ngƣời dân hiểu đƣợc quyền lợi và trách nhiệm của mình là ngƣời sử dụng đất. Có thể nói công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật đến ngƣời dân đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực đất đai nói riêng vì vậy đòi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cấp, các ngành có liên quan. Phải thực hiện tốt công tác này giúp cho các văn bản, các quy định của nhà nƣớc đến với ngƣời dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giải pháp khác

Ngoài những giải pháp nêu trên còn có những giải pháp khác nhƣ: Cần tăng cƣờng quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hơn nữa nhằm mục đích sử dụng đất một cách tiết kiệm, hiệu quả và đảm bảo tính khả thi trong quá trình thực hiện. Đồng thời khi có quy hoạch phải công bố rộng rãi trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, để từng ngƣời dân, cán bộ biết nội dung quy hoạch.

.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Qua việc nghiên cứu và tìm hiểu đề tàiĐánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSD đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện

Lập Thạch, tỉnh Vĩnh PhúcKết quả đạt đƣợc nhƣ sau:

1. Tìm hiểu, đánh giá đƣợc điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Lập Thạch trên cơ sở thu thập, phân tích, thống kê các báo cáo từ đó đƣa ra đánh giá chung về hạn chế cũng nhƣ thách thức mà điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đem lại.

2. Phân tích, nhận xét, đánh giá hiện trạng sử dụng các loại đất và tình hình quản lý đất đai theo 15 nội dung quản lý nhà nƣớc về đất đai của huyện Lập Thạch từ đó thấy đƣợc cái nhìn tổng quan về hoạt động quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn. 3. Là một dự án điểm của tỉnh Vĩnh Phúc đƣợc phê duyệt trong bối cảnh tỷ lệ cấp GCNQSD đất toàn tỉnh thấp, đặc biệt tỷ lệ cấp GCN đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân với diện tích đƣợc cấp GCN 5.218,71 ha chiếm 17,12% diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh cần cấp. Giai đoạn năm 1995 – 2011 tổng số GCN đƣợc cấp 889 GCN, tƣơng ứng 758,42 ha đƣợc cấp GCN chiếm 23,00% diện tích cần cấp, tỷ lệ cấp GCN chƣa đảm bảo nhu cầu thực tế quản lý cũng nhƣ sử dụng quý đất trên ở địa phƣơng. Ở giai đoạn thực hiện dự án ( năm 2011 – 2013) kết quả đã đăng ký, cấp GCN đƣợc 5.759 GCN tƣơng ứng 2.141,95 ha đƣợc cấp GCN chiếm 64,13% tổng diện tích quỹ đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện (chiếm 92,59% diện tích đất rừng sản xuất cần cấp) Kết quả đạt đƣợc dự án là tiền đề quan trọng để tiếp tục thực hiện cho diện tích đất lâm nghiệp còn lại nói riêng và đăng ký, cấp GCNQSD đất toàn huyện lập thạch nói chung.

4. Khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu địa chính thực chất xoay quanh cơ sở pháp lý của đăng ký, cấp GCN là nền tảng quan trọng trong qui trình xây dựng CSDL địa chính. Công tác đo đạc, lập và hoàn thiện HSĐC tỉnh Vĩnh Phúc triển khai năm 2005 sau gần 10 thực hiện số GCN cấp đổi 1.261 GCN chỉ chiếm 2,10% số GCN cần cấp đổi, tỷ lệ cấp GCN thấp do nhiều nguyên nhân, cả chủ quan lẫn khách quan đem lại. Vấn đề tìm ra giải pháp đẩy nhanh tiến độ đăng ký, cấp GCN trên cơ sở đã xây dựng bản đồ địa chính hiện trạng.

5. Trên cơ sở các nội dung nghiên cứu đã đề xuất 6 giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp GCN: Tập trung đẩy nhanh xây dựng CSDL địa chính, đầu tƣ trang thiết bị

.

phục vụ công tác cấp GCN, xây dựng luận chứng KTKT, lựa chọn hệ thống phần mềm xây dựng CSDL...

Kiến nghị

Trên cơ sở thành công dự án thí điểm tiếp tục xây dựng các dự án đo đạc, đăng ký cấp GCNQSD đất lâm nghiệp cho các huyện còn lại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Sớm xây dựng quy trình, định mức, đơn giá thực tiễn và phù hợp hơn trong công tác xây dựng CSDL, bám sát vào quá trình và các bƣớc thực hiện thực tế của địa phƣơng và đơn vị tƣ vấn để đảm bảo công tác và thuận lợi cho thực hiện nhiệm vụ.

Đề tài nghiên cứu không tránh khỏi thiếu sót đặc biệt vấn đề tháo gỡ vƣớng mắc trong quy trình thực hiện, xây dựng CSDL địa chính do vậy kiến nghị có đề tài tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để giải quyết về vấn đề này./.

.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bảo Châu - Văn phòng Điều phối CTXDNTM (2013),

http://tnmtvinhphuc.gov.vn/index.php/vi/news/Tin-hoat-dong-Huyen-Thi-xa- Thanh-pho/Lap-Thach-Cap-duoc-91-56-Giay-chung-nhan-quyen-su-dung-dat- 3838, 14/11/2013

2. Bộ tài nguyên và môi trƣờng, Thông tư 17/2009/TT-BTNMT quy định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

3. Chính phủ (2004), Nghị định 181/2004/NĐ-CP Ngày 29/10/2004 hướng dẫn thi hành Luật đất đai.

4. Chính phủ ( 2009), Nghị định 88/2009/NĐ-CP về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

5. Chính phủ ( 2011), Chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 24/08/2011 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.

6. Chính phủ (1994), nghị định 02/CP ngày 15/01/1994 Ban hành quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp

7. Đức Hiền (2013), Cổng thông tin- giao tiếp điện tử tỉnh Vĩnh Phúc,

http://www.vinhphuc.gov.vn/ct/cms/HeThongChinhTriTinh/uybannhandancachu yenthanhthi/huyenbinhxuyen/Lists/TinTucHoatDong, ngày 04/10/2013

8. Đức Hiền (2013), Cổng thông tin- giao tiếp điện tử tỉnh Vĩnh Phúc,

http://www.vinhphuc.gov.vn/ct/cms/HeThongChinhTriTinh/uybannhandancachu yenthanhthi/huyenlapthach/Lists/TinTucHoatDong/View_Detail.aspx?ItemID=1 987, ngày 05/8/2013

9. Đào Châu Thu – Nguyễn Khang (1998), Đánh giá đất, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10.Vũ Năng Dũng (2008), Tài nguyên đất việt nam thực trạng và tiềm năng sử dụng tập 3, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

11.Quốc hội nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Đất đai, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

.

12.Vũ Năng Dũng (2008), Tài nguyên đất việt nam thực trạng và tiềm năng sử dụng tập 4, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

13.Lƣơng Văn Hinh (2013), Quy hoạch sử dụng đất đai, Trƣờng Đại học Nông lâm. 14.UBND huyện Lập Thạch, Báo cáo tình hình phát triển KT-XH huyện Lập Thạch

nhiệm kỳ 2010 – 2015

15.Uỷ ban nhân dân huyện Lập Thạch (2013), Niên giám thống kê huyện Lập Thạch đến năm 2013

16.Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Lập Thạch (2013), Biểu mẫu thống kê đất đai năm 2013 huyện Lập Thạch

17.Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Lập Thạch (2013), Báo cáo kết quả thực hiện cấp giấy chứng nhận, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Lập Thạch 31-12-2013.

18.Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Lập Thạch (2011), Báo cáo tình hình thực hiện cấp giấy chứng nhận, lập và hoàn thiện hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện Lập Thạch 31-12-2013.

19.Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Vĩnh Phúc (2008), Hướng dẫn số 749/TNMT-

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 86)