“An nhân” Mục tiêu quản lý của Nho gia Tiên Tần

Một phần của tài liệu Một số vấn đề đạo đức trong kinh tế của Nho gia Tiên Tần (Trang 32 - 40)

Mục tiêu kinh tế là tiêu điểm mà các lý luận kinh tế và thực tiễn kinh tế theo đuổi. Mục tiêu cơ bản của quản lý của Khổng Tử là “an nhân”. Mà tư tưởng quản lý của Khổng Tử là quản lý cả chính trị, kinh tế, xã hội. Dưới tiền đề lớn này, các nhân vật đại diện cho Nho gia sau này cũng đã đưa ra những mô hình mục tiêu cụ thể như “nhân chính” của Mạnh Tử, “vương chế” của Tuân Tử, rồi “đại đồng” trong “Lễ ký - Lễ vận”. Cùng với sự thay đổi của thời đại, những mô hình này có lẽ trở nên lạc hậu, nhưng lý tưởng cao đẹp nhất bao hàm trong đó là “an nhân” thì luôn có ý nghĩa đối với hoạt động kinh tế mọi thời đại.

Trong quản lý học hiện đại, quản lý không đơn giản là sản phẩm kinh tế mà còn sáng tạo ra kinh tế. Chỉ có trở thành chủ thể của hoàn cảnh kinh tế, đồng thời dựa vào những hoạt động có ý thức và mục đích để thay đổi hoàn cảnh, đây mới đáng được gọi là quản lý chân chính.

Vì vậy, quản lý một doanh nghiệp phải định ra mục tiêu rõ ràng. Xác định mục tiêu này phải căn cứ vào từng doanh nghiệp cụ thể, không thể chỉ quan tâm đến cái trước mắt mà không suy xét đến lâu dài, cũng không thể chỉ là sự đón đầu một làn sóng kinh tế mới. Tác dụng của mục tiêu đối với doanh nghiệp cũng giống như tác dụng của la bàn đối với những người đi biển. Xác định mục tiêu có thể khiến cho doanh nghiệp có thể đi đến điểm cần đến mà không bị chi phối bởi các sự việc ngoài ý muốn.

Trong lịch sử, các lý luận quản lý tuy không đề xuất một cách chính thức khái niệm “mục tiêu quản lý” nhưng đóng vai trò là tiêu điểm của lý luận quản lý, mục tiêu quản lý tất nhiên là tồn tại trong bất cứ lý luận quản lý nào. Đối tượng nghiên cứu trong học thuyết quản lý của Khổng Tử và các nhà Nho Tiên Tần là quản lý quốc gia, quản lý chính trị, kinh tế, xã hội, nó cũng rất coi trọng việc lập nên những mục tiêu quản lý, được đề cập trong thuyết “nhân chính” của Mạnh Tử, “vương chế” do Tuân Tử chủ trương và “đại

đồng” trong “Lễ ký” miêu tả, nhưng lý tưởng “an nhân” do Khổng Tử đề xuất chính là sợi chỉ xuyên suốt các mục tiêu cụ thể này.

Quan niệm “an nhân” là do Khổng Tử đề xuất ra. Khi Phàn Trì hỏi về Nhân, Khổng Tử trả lời: Nhân là yêu người [30, 418]. Ông chỉ ra: “Tu kỷ dĩ an nhân”, “du kỷ dĩ an bách tính” [30, 460]. Xét đối tượng “an nhân” của Khổng Tử, không chỉ bao gồm những người quản lý, hơn nữa còn bao gồm người bị quản lý. Trong “Luận ngữ - Quý Thị” viết: “Quân vô bần, hoà vô quả, an vô khuynh” (Mọi người đều bằng nhau thì không nghèo, hoà hợp với nhau thì không thấy ít, sống an định yên ổn thì không bị nghiêng đổ) [30, 503]. Trong những người bị quản lý không chỉ bao gồm người dân thông thường, mà còn bao gồm cả những người cần phải đặc biệt quan tâm đến, ví như những người goá bụa cô độc, người già và trẻ con: “Lão giả an chi,..., thiếu giả hoài chi” (Người già được an vui,..., trẻ con thì được nuôi dưỡng, dạy dỗ) [30, 290]; không chỉ bao gồm dân trong nước còn bao gồm cả những người bên ngoài biên giới: “Viễn nhân bất phục, tắc tu văn đức dĩ lai chi. Ký lai chi, tắc an chi” (Nếu người ở xa không phục thì cần phải sửa văn đức để người ta đến với mình. Khi người ta đã đến thì hãy giúp cho họ được an định) [30, 503]. Từ đó có thể thấy, đối tượng “an nhân” của Khổng Tử rất rộng rãi và phổ biến.

Khổng Tử cho rằng: “An nhân” đóng vai trò là mục tiêu cao nhất của quản lý quốc gia, không chỉ là người quản lý thông thường mà chính là những thánh vương như Nghiêu, Thuấn cũng vẫn chưa chắc có thể làm được, “Tu kỷ dĩ an bách tính, Nghiêu Thuấn kỳ do bệnh chư?” (Sửa mình để làm cho mọi người được an lành, đến như vua Nghiêu, vua Thuấn còn khó làm được) [30, 460]. Trong “Luận ngữ - Ung Dã” cũng ghi lại câu chuyện: Tử cống hỏi đức Khổng Tử: “Nếu có người làm ơn cho khắp nhân dân, mà hay cứu giúp mọi người sẽ như thế nào? Có thể gọi là người nhân được chăng?” Khổng Tử đáp: “Sao chỉ gọi là người nhân? Đó hẳn là bậc thánh. Đến như vua Nghiêu, vua

Thuấn còn lo ngại chẳng làm được đầy đủ như thế”. Người quản lý trong thực tế khó mà hoàn toàn thực hiện được mục tiêu “an nhân”, vậy thì tại sao lại xác lập nó làm mục tiêu căn bản của quản lý? Điều này chính đã phản ánh suy nghĩ sâu xa của Khổng Tử. Mục đích của ông là coi “an nhân” là phương hướng, mục tiêu mà phải người quản lý phải không ngừng nỗ lực vươn tới, biến nó thành sự thôi thúc và khích lệ người quản lý làm cho tốt công việc quản lý của mình.

Tư tưởng “an nhân” của Khổng Tử là nền tảng cho các mục tiêu quản lý của các nhà Nho sau này. Nổi bật trên hết là mục tiêu “nhân chính” của Mạnh Tử, mục tiêu “vương chế” của Tuân Tử và mục tiêu “đại đồng” trong Lễ Ký, không có cái nào là không lấy “an nhân” làm hạt nhân căn bản của mình.

Mục tiêu “nhân chính” của Mạnh Tử được đưa trong bối cảnh thời kỳ

Chiến Quốc, chư hầu tranh hùng, xã hội biến động, nhân dân khổ cực lầm than. Mạnh Tử từ “bất nhẫn nhân chi tâm” (lòng không nỡ nhẫn tâm) mở rộng ra thành “bất nhẫn nhân chi chính” (nền chính trị không nhẫn tâm), mục tiêu là hướng tới “an nhân”. Học thuyết “nhân chính” của Mạnh Tử, nói một cách cụ thể chính là bảo vệ dân, yêu dân, dưỡng dân, giáo dục dân, trị dân, mà suy cho cùng chính là an dân. Ông nói: “Dưỡng sinh tang tử vô hám, vương đạo chi thuỷ dã” (Nuôi người sống được no ấm, chôn người chết được đủ lễ, đó là bước đầu của một nền cai trị thịnh vượng); “Lê dân bất cơ bất hàn, nhiên nhi bất vương giả, vị chi hữu dã” (Mọi người không bị đói không bị lạnh, thì thế nào nền cai trị cũng được thịnh vượng); “Lão ngô lão dĩ cập nhân chi lão; ấu ngô ấu dĩ cập nhân chi ấu. Thiên hạ khả vận ư chưởng” (Mình kính trọng bậc cha anh mình, rồi từ đó, mình kính trọng bậc cha anh của mọi người; mình thương yêu hàng con em mình, rồi tư đó thương yêu cả hàng con em của mọi người. Nếu làm được như vậy thì việc quản lý sẽ dễ như trở bàn tay) [30, 594].

Trong thuyết "nhân chính", Mạnh Tử rất đề cao Nhân - Nghĩa. Theo thuyết này, việc trị nước, chăm dân của các bậc vương giả phải vì nhân nghĩa chứ không vì lợi. Khi Mạnh Tử vào yết kiến Lương Huệ Vương, nhà vua hỏi: "Cụ không quản ngại đường xa ngàn dặm tới đây, chắc có điều gì dạy bảo để làm lợi cho nước tôi chăng?". Mạnh Tử đáp: "Nhà vua cớ sao cứ phải nói đến lợi, chỉ có nhân nghĩa (là nên nói đến) mà thôi! Nhà vua nói: làm gì để lợi cho nước ta, đại phu nói: làm gì để lợi cho nhà ta, kẻ sĩ và thứ dân cùng nói: làm gì để có lợi cho bản thân ta, trên dưới đua nhau tranh mối lợi, như vậy nước sẽ nguy mất". ("Mạnh Tử kiến Lượng Huệ Vương. Vương viết: Tẩu bất viễn thiên lý nhi lai, diệc tương hữu dĩ lợi ngô quốc hồ. Mạnh Tử đối viết: Vương hà tất viết lợi, diệc hữu nhân nghĩa nhi dĩ hĩ. Vương viết hà dĩ lợi ngô quốc. Đại phu viết hã dĩ lợi ngô gia. Sĩ thứ nhân viết hà dĩ lợi ngô thân. Thượng hạ giao chinh lợi, nhi quốc nguy hĩ!" [30, 594].

“An nhân” cũng là điểm cơ bản của mục tiêu “vương chế” của Tuân Tử.

Mục tiêu “vương chế” được chế định từ góc độ thống trị, vì vậy ông nhận thức được một cách rõ ràng, giữa sự an lành, yên ổn của nhân dân và sự an lập của người quản lý có tồn tại một loại quan hệ nhân quả tất nhiên. Tuân Tử chỉ ra: “Nếu như con ngựa kéo xe bị sợ hãi lồng lên, thì người ngồi trên xe sẽ không được yên ổn, nếu như mọi người không được yên ổn dưới sự cai quản của người quản lý thì người quản lý dù ở chức vị cao cũng sẽ không được yên ổn... Khi mọi người được an định dưới sự cai trị của người quản lý thì người quản lý cũng sẽ được yên ổn trên vị trí của mình” (Tuân Tử - Vương Chế).

Theo ông, “Nhân mạc quý hồ sinh, mạc lạc hồ an” (Đối với con người không có gì quý bằng mạng sống, không có gì vui bằng được an bình) (Tuân Tử - Cường Quốc), an lành là hạnh phúc và niềm vui lớn nhất của đời người. Vì vậy, trong mục tiêu “vương chế” của Tuân Tử có nói nhiều lần cảnh tượng: “Trong bốn biển cũng như trong một nhà, người ở gần không giấu giếm tài năng của mình, người ở xa không sợ lao động cực khổ. Không có

quốc gia bị ngăn cách, phản đối lại vua. Tất cả đều bằng lòng với sai khiến của vua mà cảm thấy vui vẻ” (Tuân Tử - Vương Chế). Trong môi trường đó thì mọi vật đều phát huy được hết tác dụng của mình, con người thì phát huy được hết tài năng của mình, người gần thì dốc sức tận tâm, người ở xa thì hết lòng quy phục. Đó đúng là một bức tranh “an nhân”.

“An nhân” cũng là đường lối chính của mục tiêu “đại đồng”, qua “Lễ vận đại đồng”, chúng ta sẽ thấy bức tranh về một xã hội đại đồng được miêu tả như sau: “Khi đạo lớn được thi hành, thiên hạ là công hữu, những người được lựa chọn là những người hiền đức và có tài năng, những gì được coi là tín nghĩa, những gì cần phải tu tập là thân thiết hoà thuận. Mọi người không chỉ yêu quý cha mẹ mình, không chỉ yêu thương con cái mình. Người già có được nơi quy tụ, người trưởng thành có thể phát huy được sở trường của mình, trẻ em được nuôi dưỡng, những người goá bụa cô độc và tàn tật đều được nuôi dưỡng. Con trai có phân công chức nghiệp, con gái thì có nơi có chốn tốt đẹp. Mọi người chỉ lo lắng cho tài sản hàng hoá bị rơi trên đất không dùng được, mà không nhất định phải lấy làm của riêng, lo lắng không thể cống hiến được hết khả năng của bản thân mà không nhất định phải mưu lợi cho bản thân. Vì vậy, không có tính toán mưu kế, cũng không lừa dối lẫn nhau, cửa lớn của các nhà cũng không cần phải đóng”. Đó được gọi là đại đồng. Trong bức tranh này, “an nhân” là đường lối chủ yếu xuyên suốt. Mọi người đều có được chỗ của mình, an cư lạc nghiệp; mọi người đều nói điều tín nghĩa, quây quần hoà thuận, sống với nhau một cách an bình, xã hội an định hoà bình, không bị biến động - Có thể nói đây đã đạt đến mức cao nhất của “an nhân”.

Tóm lại, lý tưởng “an nhân” mà Khổng Tử đề xướng là mục tiêu căn bản của tư tưởng quản lý kinh tế của Nho gia Tiên Tần.

Từ thời đại của Khổng Tử cho đến ngày hôm nay, nhân loại đã trải qua quá trình phát triển hơn 26 thế kỷ. Thời đại đã tiến bộ, xã hội cũng đã thay đổi

rất lớn, các loại hình quản lý cũng ngày càng phức tạp. Do vậy, nội dung cụ thể của “an nhân” chắc chắn cũng có những khác biệt - đó là khác biệt giữa sự an định của thời đại nông nghiệp với sự an định của thời đại công nghiệp. Thêm nữa, do sự thay đổi của xã hội mà đối tượng cụ thể của “an nhân” cũng có khác biệt - đó là sự khác biệt giữa con người của xã hội tư hữu với con người của xã hội công hữu. Do sự khác biệt của loại hình quản lý, cách làm cụ thể của “an nhân” cũng có khác biệt - đó là khác biệt giữa theo đuổi sự an định của tổ chức quốc gia với theo đuổi sự an định của tổ chức doanh nghiệp. Nhưng với vai trò là một loại mục tiêu quản lý cơ bản, lý tưởng “an nhân”, tinh thần “an nhân” không hề tiêu biến, không bị lạc hậu với thời gian.

Vì “an nhân” đóng vai trò là một loại nguyên tắc quản lý cụ thể, cần thiết của một xã hội, nó không chỉ “mang tính thời đại”, mà còn “mang tính giai cấp”. Liệu mục tiêu “an nhân” có thích hợp với hoạt động quản lý của bất cứ quốc gia nào hay không? Muốn trả lời được vấn đề này phải tìm hiểu và phân tích cụ thể nội dung và đối tượng trong mục tiêu “an nhân” này.

Trong chế độ áp bức bóc lột thời xưa, giữa người “an nhân” và người được “an” không chỉ tồn tại mối quan hệ giữa người quản lý và người bị quản lý mà còn tồn tại mối quan hệ giữa người áp bức bóc lột và người bị áp bức bóc lột. Vì vậy, mục tiêu “an nhân” khi đó vừa đóng vai trò là lợi ích chung của các thành viên trong cùng một xã hội, lại vừa phản ánh lợi ích đặc thù của từng giai cấp, hay một cách khác, “an” của người này luôn là “bất an” của người kia. Người quản lý đòi hỏi người dân phải biết “an” phận bản thân còn nhân dân thì “bất an” với hiện trạng. Sự mâu thuẫn và đấu tranh này đã xuyên suốt mấy nghìn năm lịch sử của xã hội giai cấp.

Xã hội tư bản là một bước tiến lớn trong lịch sử nhân loại, nó phá vỡ các loại ước thúc của chế độ đẳng cấp phong kiến đối với con người, đặt con người vào mạng lưới quan hệ khế ước tương đối “tự do”, từ đó đã giải phóng

sức sản xuất ở một trình độ nhất định. Nhưng nó vẫn chưa thể thay đổi về căn bản mâu thuẫn giữa “an” và “bất an” trong xã hội giai cấp nói trên.

Trong xã hội xã hội chủ nghĩa đã tiêu diệt sự bóc lột, điều này khiến cho lợi ích giữa người quản lý và người bị quản lý có khả năng đạt đến sự nhất trí hoàn toàn, hoạt động quản lý có khả năng hình thành nên nền tảng an định. Khi đó, con người thật sự trở thành mục tiêu của quản lý chứ không phải là biện pháp, mọi người làm hết khả năng của mình, ai có chỗ của người đó, giữa cá nhân và cá nhân, cá nhân và tập thể, cá nhân và xã hội có được sự lý giải và hoà hợp hoàn thiện, từ đó hợp tác chân tình với nhau, tự do phát triển. Nhưng vấn đề bức thiết mà các quốc gia xã hội chủ nghĩa đang phải đối mặt hiện nay chính là: phải ra sức phát triển sản xuất, thoả mãn nhu cầu văn hoá, vật chất ngày càng phát triển của quần chúng nhân dân, tạo ra sự thống nhất giữa lợi ích và công bằng, khiến cho xã hội có được sự “an định” theo đúng nghĩa của nó.

***

Trên đây là những trình bày, phân tích về một số phương diện chính trị - đạo đức với vai trò là cơ sở lý luận của tư tưởng kinh tế của Khổng Tử và các nhà Nho Tiên Tần. Tư tưởng kinh tế của Nho gia Tiên Tần nhấn mạnh khai thác tính tích cực của con người thông qua đạo đức của họ. Để làm được điều này, ông đã xây dựng nên nền tảng nhân tính luận khẳng định giá trị con người, hướng tới cái thiện, trên cơ sở đó đưa ra các tư tưởng “ái nhân” cùng cơ chế quản lý chú trọng sự dẫn dắt bằng đạo đức...Qua đó ta thấy được rằng, tư tưởng kinh tế của Nho gia Tiên Tần chưa thoát khỏi chính trị và đạo đức, vấn đề kinh tế chỉ được nhìn nhận trên phương diện chính trị và đạo đức. Nói cách khác, khía cạnh kinh tế là một nội dung, phương diện của tư tưởng chính trị - đạo đức, là điều kiện để đạt mục tiêu chính trị. Nội hàm của các khái niệm

Một phần của tài liệu Một số vấn đề đạo đức trong kinh tế của Nho gia Tiên Tần (Trang 32 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)