Các quan điểm cơ bản trong tư tưởng kinh tế của Khổng Tử

Một phần của tài liệu Một số vấn đề đạo đức trong kinh tế của Nho gia Tiên Tần (Trang 41 - 50)

Tư tưởng của Khổng Tử là một hệ thống hết sức phong phú, đa dạng. Về hình thức, người ta cảm nhận dường như đó là những quan niệm có tính chất tản mạn, rời rạc nhưng thực ra các quan điểm, tư tưởng của ông luôn có sự liên hệ, gắn bó chặt chẽ với nhau, và tất cả đều được quán xuyến bởi một hạt nhân như chính Khổng Tử đã nói: "Ngô đạo nhất dĩ quán chi" (Đạo ta lấy một điều mà xuyên suốt tất cả) [30, 237]. Hạt nhân xuyên suốt tư tưởng của ông chính là "nhân nghĩa", "trung thứ", "thời". Xung quanh hạt nhân ấy, hệ thống tư tưởng của Khổng Tử không chỉ là những quan điểm chính trị - xã hội, luân lý - đạo đức mang tính nhân bản sâu sắc, mà còn có cả những quan điểm về kinh tế không kém phần độc đáo. Tuy nhiên từ trước tới nay, người ta hầu như chỉ nói nhiều đến tư tưởng chính trị - xã hội và đạo đức - luân lý mà ít chú ý đến tư tưởng kinh tế của ông. Trong luận văn này, chúng tôi muốn đi vào tìm hiểu những di sản về tư tưởng kinh tế trong quan hệ với đạo đức của Khổng Tử để từ đó rút ra một vài bài học bổ ích đối với công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế của đất nước ta hiện nay.

Trong Luận ngữ, Khổng Tử nhiều lần đưa ra quan niệm của mình về Đạo như trong thiên Học nhi, ông nói: "Quân tử ăn chẳng cầu no, ở chẳng cầu sướng, làm việc cần mẫn, nói năng thận trọng, đến với người có đạo để tự sửa mình. Có thể gọi là hiếu học vậy". (Tử viết" Quân tử thực vô cầu bão, cư vô cầu an, mẫu ư cầu sự, nhi thân ư ngôn, tựu hữu đạo nhi chính yếu, khả vị học dã dĩ) [30, 212]. Hoặc ở thiên Lý nhân: "kẻ sĩ lập chí theo đạo, mà còn hổ thẹn vì áo xấu cơm thô thì chưa đáng để cùng bàn luận" (Tử viết: "Sĩ chí ư đạo, nhi sĩ ác y, ác thực giả, vị túc dữ nghị dã) [9, 272]. Trong thiên Hiến Vấn, ông nói: "kẻ sĩ mà chỉ mong ăn ở sung sướng thì không đáng gọi là kẻ sĩ

vậy" (“Tử viết: Sĩ nhi hoài cư, bất túc dĩ vi sĩ hỹ" ) [30, 449]. Còn ở thiên Vệ linh công, ông nói: "Người quân tử để tâm vào Đạo, không để tâm vào miếng ăn. Cày ruộng thường phải đói. Học đạo, lộc đã ở trong đó. Người quân tử chỉ lo Đạo, không lo nghèo". (Tử viết: Quân tử mưu đạo, bất mưu thực. Canh đã nối tại kỳ trung hỹ, Học dã, lộc tại kỳ trung hỹ. Quân tử ưu đạo, bất ưu bần) [30, 488]. Qua đây ta thấy, Khổng Tử rất đề cao việc học Đạo, thể hiện tinh thần sẵn sàng hi sinh những nhu cầu thiết thực của bản thân vì Đạo.

Bên cạnh việc đề cao Đạo mà xem nhẹ đời sống vật chất, Khổng Tử còn tỏ ra không quan tâm đến việc giảng dạy về kinh tế, sản xuất, như khi "Phàn Trì xin học làm ruộng, Khổng Tử nói "Ta không bằng lão nông". Phàn Trì xin học trồng rau, Khổng Tử nói" Ta không bằng lão làm vườn". Phàn Trì ra khỏi, Khổng Tử nói: "Phàn Trì thật là tiểu nhân!". (Phàn Trì thỉnh học giá, Tử viết: "Ngô bất như lão nông". Thỉnh học vi phố, viết: Ngô bất như lão phố. Phàn Trì xuất, Tử viết:"Tiểu nhân tai Phàn Trì dã!" [30, 431].

Khổng Tử coi làm vườn, đi buôn là công việc của kẻ tiểu nhân, nghĩ đến cũng là tiểu nhân. Hồi nhỏ ông phải làm những việc như vậy vì bất đắc dĩ lắm. Thật vậy, nội dung giảng dạy của Nho giáo chủ yếu là lễ giáo, đạo đức chứ không phải là sản xuất, khoa học, kinh tế. Mà nếu có nhắc đến thì Khổng Tử chỉ ra những quan điểm mang tính chất nguyên tắc, vạch đường lối mà thôi chứ không đưa ra các biện pháp kinh tế cụ thể giống như Mạnh Tử sau này.

Khổng Tử nói: "Quân tử hiểu rõ nghĩa, tiểu nhân biết rõ lợi". ("Tử viết: Quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi" [30, 273]. Ông cho rằng, Nghĩa là phẩm chất của người quân tử, còn Lợi là phẩm chất của kẻ tiểu nhân, đó là hai hạng người trong xã hội mà "Quân tử chủ ở sự theo thiên lý để làm điều công chính, tiểu nhân chủ ở sự theo tư dục để làm những điều tà khúc. Một đường thì làm tôn phẩm giá của mình lên, một đường thì làm cho hạ phẩm giá của

mình xuống" [23, 119]. Từ quan niệm đó, Khổng Tử luôn ca ngợi những người giản dị, tiết kiệm. Nhiễm Hữu là học trò của ông ra làm quan, nhưng vì thu thuế quá nặng làm cho dân nghèo, nên ông không nhận là học trò của mình nữa: "Họ Quý giàu hơn Chu công mà Cầu lại ra sức thu thuế vơ vét để giúp thêm cho họ Quý, Khổng Tử nói: "Nhiễm Cầu chẳng phải là môn đồ của ta nữa. Các trò nên nổi trống lên mà công kích y, được đấy!". (Quý thị phú ưu Châu công, nhi Cầu dã vị tụ liếm nhi phụ ích chi. Tử viết: "Phi ngô đồ dã. Tiểu tử minh cổ nhi công chi, khả dã") [30, 394].

Ngược lại, Nhan Hồi là người giản dị thì được ông khen: "Hồi quả là người hiếu! Một giỏ cơm, một bầu nước, ở trong ngõ hẹp. Người khác không chịu nổi cảnh khổ ấy. Thế mà Hồi luôn luôn vui vẻ, không thay đổi. Hồi quả là người hiền". (Tử viết: "Hiền tai Hồi dã, nhất đan tự, nhất biểu ẩm, tại lậu hàng. Nhân bất kham kỳ ư! hồi bất dã cải kỳ lạc. Hiền tai Hồi dã") [30, 310].

Qua những điều trên ta thấy rằng, tuy Khổng Tử ít bàn về kinh tế, tỏ ra xem nhẹ đời sống vật chất, nhưng thực ra ông làm thế để đề cao Nhân, Lễ, Nghĩa. Ông coi Lễ là gốc của Nhân, biểu hiện thái độ của Lễ là ở kính, ở lòng chí thành. Ông cho rằng, nếu do bất nghĩa mà giàu sang thì ông không bao giờ chấp nhận, và coi sự giàu sang đó là không bền: "Giàu và sang là điều ai cũng muốn. Nhưng để được giàu sau mà không phải đạo thì người quân tử không chọn lấy". (Tử viết: "Phú dữ quí, thị nhân chi sở dục đã, bất dĩ kỳ đạo đắc chi, bất xử dã" [30, 271]. Đối với ông: "Bất nghĩa mà được giàu sang thì đối với ta chỉ như phù vân". (Bất nghĩa nhi phú thả quí, ư ngã như phù vân) [30, 331]. Và nếu vì bất nghĩa mà được giàu sang thì ông thà ăn cơm thô, uống nước suông, co cánh tay mà gối đầu thì niềm vui cũng có ở trong đó rồi. Khổng Tử cũng không hoàn toàn phủ nhận điều Lợi, tuy nhiên ông khuyên người ta không nên tham cái Lợi mà mù quáng "Thấy lợi nghĩ đến nghĩa" (Kiến Lợi tư Nghĩa) [30, 452], đừng vì cái Lợi riêng mà làm phương hại đến cái Lợi

chung: "Làm việc theo lợi ích của mình thì sẽ chuốc lấy điều oán". (Tử viết: Phóng ư lợi nhi hành, đa oán") [30, 272].

Như vậy, rõ ràng mục đích của Khổng Tử là đề cao những phẩm hạnh đạo đức tối thượng của con người như Nhân - Lễ - Nghĩa để con người phấn đấu đạt tới để hoàn thiện chính bản thân mình. Nhưng ông đã bàn tới những điều này trong sự thống nhất với cái Lợi. Qua đó chúng ta thấy rằng cơ sở xuất phát điểm của tư tưởng kinh tế Khổng Tử chính là Nhân - Nghĩa.

Sau khi khẳng định vai trò của Nhân - Nghĩa trong cuộc sống, con người, Khổng Tử đã cổ vũ việc làm giàu. Ông chỉ phản đối và từ chối cái Lợi không chính đáng, còn cái Lợi chính đáng thì nên nhận. Khổng Tử đã công khai nói rằng: "Cái giàu mà đáng có được thì dẫu làm kẻ đánh xe hầu người ta cũng làm. Còn như không đáng có được, thì ta cứ theo điều ta thích " (Tử viết: "Phú nhi khả cầu dã tuy chấp tiên nhi sĩ ngô diệc vi chi. Như bất khả cầu, tòng ngô sở hiếu" [30, 330].

Khổng Tử rất muốn cho dân giàu: "Khổng Tử đi sang nước Vệ, Nhiễm Hữu đánh xe, Khổng Tử nói "Đông đúc thay!" Nhiễm Hữu nói: "dân đã đông thì cần làm gì thêm?" Đáp: "Phải làm cho họ giàu có". "Đã giàu có rồi thì cần làm gì thêm?". Đáp "Giáo dục họ". (Tử thích Vệ, Nhiễm Hữu bộc, Tử viết "Thứ nhĩ tai!" Nhiễm Hữu viết: "Ký thứ hỹ, hựu hà gia yên?. Viết "Phú chi". Viết "Ký phú hỹ, hựu hà gia yên?". Viết "giáo chi") [30, 432].

Khổng Tử cho rằng, "nước có đạo mà mình nghèo hèn là điều xấu hổ, nước vô đạo mà mình giàu sang là điều xấu hổ" (Bang hữu đạo bần thả tiện yên, sĩ dã. Bang vô đạo, phú thả quí yêu, sĩ dã) [30, 351] hay "Nghèo và hèn là điều ai cũng ghét. Nhưng để bỏ được nghèo hèn mà chẳng phải đạo thì người quân tử chẳng từ bỏ. Quân tử bỏ điều Nhân thì sao được gọi là quân tử". ("Bần dữ tiện, thị nhân chi sở ố dã; bất dĩ kỳ đạo đắc chi, bất khử dã. Quân tử khử Nhân, ô hồ thành danh") [30, 271].

Ông còn cho rằng, làm giàu hay bỏ nghèo hèn chẳng phải đạo chính là điều Nhân, và nếu bỏ điều Nhân đó không làm thì không phải người quân tử. Như vậy Khổng Tử không phải chê bai những ai không thể làm giàu được mà còn tán dương, cổ vũ khi người ta làm giàu. Khi Tử Cống hỏi thầy Khổng Tử về thái độ cư xử của người giàu, kẻ nghèo ở đời, Khổng Tử đã bày tỏ ý kiến của mình một cách rõ ràng: "Tử Cống nói: nghèo mà không xiểm nịnh, giàu mà không kêu căng, thì thế nào? Khổng Tử đáp: Khá đấy! Song chẳng bằng người nghèo mà vui, giàu mà chuộng lễ" ("Tử Cống viết: Bần nhi vô xiểm, phú nhi vô kiêu, hà như? Tử viết: Khả dã, Vi nược bần nhi lạc, phú nhi hiếu lễ giả dã") [30, 212 - 213].

Như vậy có thể thấy, Khổng Tử không chê giàu, ông chỉ chê giàu mà không giữ được lễ giáo mà thôi. Ông cho rằng, ham thích giàu sang, ghét bỏ nghèo hèn gần như là bản tính của con người, điều đó không có gì là sai trái cả, chỉ có điều là giàu cũng như nghèo, phải theo đúng đạo lý.

Quan điểm kinh tế của Khổng Tử không chỉ lấy Nhân - Nghĩa làm xuất phát điểm mà còn lấy "dân tín", lấy sự ổn định chính trị xã hội làm xuất phát điểm và mục tiêu. Khi Tử Cống hỏi về chính trị, Khổng Tử đáp rằng: "Đủ lương thực, đủ binh lực, dân tin cậy". Tử Cống hỏi tiếp: "Trong 3 điều đó, nếu bất đắc dĩ phải bỏ bớt thì bỏ điều nào trước?". Đáp:"Bỏ binh lực", Tử Cống lại hỏi: "Trong hai điều còn lại đó, nếu bất đắc dĩ phải bỏ bớt, thì bỏ điều nào trước?". Đáp "Bỏ lương thực, Từ xưa đến nay ai cũng phải chết. Nhưng dân mà không tin thì nước không đứng được (Tử Cống vấn chính. Tử viết: Túc thực, túc binh, dân tín chi hỹ". Tử Cống viết: "Tất bất đắc dĩ nhi khử, ư tư tam giả, hà tiên?". Viết "Khử binh", Tử Cống viết "Tất bất đắc dĩ nhi khử, ư tư nhị giả hà tiên?". Viết :Khử thực, Tự cổ giai hữu tử, dân vô tín bất lập") [30, 413]. Trong tư tưởng trên của Khổng Tử thì "thực" chính là kinh tế, "binh" chính là quân sự và "dân tín" chính là lòng tin của người dân đối với chế độ

chính trị, đối với nền tảng của xã hội. Theo Khổng Tử, đường lối căn bản để xây dựng và phát triển một quốc gia tốt nhất là xây dựng và phát triển đồng thời một chế độ chính trị tốt, với một nền kinh tế phồn thịnh và một nền quân sự hùng mạnh. Nhưng đó là trong tình huống bình thường. Khi xuất hiện tình huống khác thường thì quan điểm nhìn nhận, đánh giá và thực hiện những vấn đề ấy để xây dựng một quốc gia mới bộc lộ rõ. Theo Khổng Tử, trong tình huống đó, 3 điều căn bản để xây dựng quốc gia ấy không thể tiến hành đồng thời, trong đó "thực", "binh" có thể bỏ, nhưng lòng tin của dân đối với chế độ xã hội, với Nhà nước thì không thể bỏ. Ông đã phân tích và nhận định điều này theo thứ tự sau: niềm tin của dân đối với kẻ cầm quyền hay chế độ chính trị và sự ổn định chế độ chính trị ở địa vị thứ nhất, còn kinh tế ở địa vị thứ hai, quân sự ở địa vị thứ ba. Như vậy, tuy không đặt vấn đề quản lý kinh tế lên hàng đầu nhưng ý tưởng sâu xa và nổi bật của ông ở đây là phát triển kinh tế đất nước không bao giờ được tách rời việc xây dựng, củng cố chế độ chính trị, và phải xuất phát từ lòng dân, từ việc an dân.

Như thế, với nhãn quan của một nhà tư tưởng lớn, Khổng Tử đã luôn từ góc độ chính trị để xem xét, nhìn nhận vấn đề kinh tế. Sự phát triển kinh tế tức là "thực" tốt hay xấu có thể ảnh hưởng ít nhiều tới niềm tin của dân, tức "dân tín" với chế độ xã hội, nhưng nếu không xây dựng được lòng tin của dân đối với chế độ chính trị thì dù kinh tế phát triển thế nào đi nữa, cũng không có ý nghĩa. Có lẽ vấn đề "dân tín" đã được ông đúc rút từ chính những biến cố lịch sử lớn lao của đất nước Trung Hoa đương thời. Đó là thời kỳ thiên hạ loạn lạc, chiến tranh tàn khốc đã ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất và đời sống của nhân dân Trung Hoa. Như vậy chữ Tín của dân đối với chế độ chính trị quả là quan trọng. "Không kể về nội dung tư tưởng thì tư duy chính trị hiện đại, khi đã đề cập đến những nguyên tắc hành chính căn bản cũng không vượt quá xa so với hình dung của Khổng Tử" [49, 29]. Đối chiếu với thực tiễn hiện đại, chúng ta thấy rằng, không có lý thuyết phát triển nào lại không đặt trên

tiền đề xã hội ổn định, có kỷ cương, có pháp luật. Và mặc dù "ức thương" nhưng vấn đề lòng tin trong Nho giáo khi lược bỏ hạn chế do thời đại qui định thì vẫn còn giá trị, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại.

Nho gia tuy đề cao vai trò của Nhân - Nghĩa, của "dân tín" trong cuộc sống con người nhưng không vì thế mà bỏ qua vấn đề cơm áo của nhân dân. Nho gia còn luôn ý thức được rằng, khi con người ta đủ ăn đủ mặc thì mới thực hiện được nhân nghĩa, mới tin vào chế độ chính trị xã hội đương thời, và nhờ vậy xã hội sẽ yên trị. Chính vì vậy Khổng Tử đã đưa ra các biện pháp để giải quyết vấn đề nghèo cả bằng hành động và tâm lý. Về quan điểm phân phối lợi ích kinh tế, Khổng Tử chủ trương phân phối sản phẩm xã hội có tính chất bình quân, có vậy dân mới không bị bóc lột, tạo thế ổn định, cân bằng trong xã hội dù đời sống kinh tế kém phát triển và dân còn nghèo: "Vua chư hầu hay quan đại phu (kẻ có nước, có nhà) chẳng lo ít dân mà chỉ lo không đều, chẳng lo nghèo mà chỉ lo không được an ninh. Là vì hễ đồng đều thì chẳng nghèo, người hoà thì dân số không ít, có an ninh thì nước nhà không nghiêng đổ" ("Khâu đã văn hữu quốc, hữu gia giả, bất hoạn quả, nhi hoạn bất quân, bất hoạn bần, nhi hoạn bất an. Cái quân vô bần, hoà vô quả, an vô khuynh" [30, 503].

Chữ "quân" của Khổng Tử trong đoạn trên không có gì là cách mạng, chỉ là nhân đạo, thực tế và ba chữ "quân vô bần" bất hủ này đã được dùng làm châm ngôn cho tất cả các nhà trị dân trong 2500 năm nay. Đành rằng, Khổng Tử muốn chống sự thôn tính, muốn duy trì chế độ phân phong của nhà Chu nhưng ông cũng có tư tưởng "xã hội", nghĩa là trọng sự công bình trong xã hội. Ông còn rất ghét sự "tụ liễm" (làm giàu) thêm cho kẻ giàu như chúng ta thấy trong thiên Tiên tiến [30, 394], hay trong thiên Ung dã, khi Khổng Tử làm quan ở nước Lỗ, Nhiễm Hữu và Tử Hoa là học trò của ông đều làm quan, xin cấp lúa cho mẹ Tử Hoa, Khổng Tử cấp cho 6 đấu, Nhiễm Hữu không

Một phần của tài liệu Một số vấn đề đạo đức trong kinh tế của Nho gia Tiên Tần (Trang 41 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)