Thành tín của Nho gia Một nguyên tắc để củng cố các mối quan hệ kinh tế

Một phần của tài liệu Một số vấn đề đạo đức trong kinh tế của Nho gia Tiên Tần (Trang 74 - 87)

quan hệ kinh tế

Từ xưa đến nay, “thành tín” luôn là một phạm trù đạo đức quan trọng, một trong số những chuẩn tắc đạo đức cơ bản nhất trong quan hệ con người. Cho đến nay, nó vẫn còn giữ nguyên giá trị của mình trong xã hội hiện đại. Khi xét trên phương diện quản lý kinh tế, vận hành thị trường thì nó lại càng có giá trị hơn. Đó chính là chuẩn tắc hành vi rất quan trọng dùng để xử lý quan hệ giữa cá nhân và cá nhân, cá nhân và doanh nghiệp, doanh nghiệp và doanh nghiệp, doanh nghiệp và xã hội. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại ngày nay, “thành tín” có thể được xem như một trong những yếu tố nền tảng có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

2.2.3.1. Nho gia Tiên Tần bàn về chữ “tín”

Thành tín là khái niệm quan trọng trong tư tưởng quản lý kinh tế của các nhà nho Tiên Tần và cũng là một phần không thể thiếu cấu thành nên tư

tưởng quản lý đức trị của họ. Trong “Luận ngữ”, tuy Khổng Tử chưa nói rõ đến khái niệm “thành” nhưng những nhấn mạnh của ông về “tín” trên thực tế chính đã thể hiện hàm nghĩa cơ bản của “thành”. Trọng tâm việc giáo dục của ông cũng luôn xoay quanh bốn phương diện: Văn học, đức hạnh, trung thực, tín thật - “Tử dĩ tứ giáo: văn, hạnh, trung, tín” [30, 333]. Qua đây có thể thấy được tầm quan trọng của vấn đề thành tín trong tư tưởng của Khổng Tử.

Theo Khổng Tử, thành tín trước tiên là vấn đề giữ chữ tín trong việc

quản lý, cai trị. “Đạo thiên thặng chi quốc, kính sự nhi tín” [30, 210] - nếu người quản lý biết giữ chữ tín thì mọi người cũng sẽ cẩn thận trong hành động và công việc, không nghĩ đến cách che giấu, lừa gạt những người có quyền. Đó chính là: “Thượng hiếu tín tắc dân mạc cảm bất dụng tình” (Người trên mà ham điều tín thì dân không dám không thành thực) [30, 431]; “Quân tử tín nhi hậu lao kỳ dân” (Người quân tử phải làm cho dân tin rồi sau đó mới sai khiến dân làm việc khó nhọc được) [30, 547]. Vì vậy, là người quản lý thì nhất định phải giữ chữ tín với mọi người, phải khiến cho mọi người tín nhiệm, tin tưởng, còn nếu không thì mọi người sẽ không theo - “Bất tín dân bất tòng chi” (Tả truyện - Chiêu Công năm thứ 7).

Xuất phát từ góc độ giao lưu bè bạn, Khổng Tử nhấn mạnh phải biết giữ chữ tín trong lời nói hành động. “Dữ bằng hữu giao ngôn nhi hữu tín” [30, 210] - “Bằng hữu” là chỉ loại hình quan hệ mang tính xã giao ngoài các mối quan hệ đẳng cấp chính trị (quân thần) và quan hệ huyết thống ruột thịt (cha con, anh em, chồng vợ). Theo Khổng Tử, nguyên tắc cơ bản để xử lý mối quan hệ xã hội này chính là phải “ngôn nhi hữu tín” tức là nói lời phải giữ lấy lời. Ông nói: “Nhân nhi vô tín, bất tri kỳ khả dã” (Nếu một người không biết giữ chữ tín, vậy thì căn bản không thể đứng vững được trong xã hội) [30, 232]. Ngược lại, “tín tắc nhân nhậm yên” (Nếu biết giữ chữ tín thì sẽ có được sự ủng hộ và tín nhiệm của mọi người) [30, 516], từ đó làm việc gì cũng sẽ được thuận lợi, thành công. Vì vậy, Khổng Tử coi “tín” là một trong những

phẩm chất cần thiết để tạo nên một doanh nghiệp hoàn thiện, dù ở trong những tình huống khó khăn thì vẫn nên coi trọng chữ tín, giữ lấy sự tín nhiệm của mọi người: “Thấy lợi thì nghĩ đến nghĩa, thấy nguy thì không tiếc tính mệnh, những lời nói ước hẹn lúc bình nhật cho dù lâu ngày cũng không quên, được như thế có thể thành người hoàn thiện rồi” [30, 452].

“Tín” về bản chất là chỉ việc thực hiện lời hứa, vậy làm thế nào để thực hiện lợi hứa đây? Khổng Tử cho rằng: “Tín cận ư nghĩa, ngôn khả phục dã” - tức là điều quan trọng là ở chỗ những lời hứa hẹn, cam kết cần phải phù hợp với “nghĩa”, nếu phù hợp thì sẽ có khả năng thực hiện được [30, 212]. Muốn biết những lời hứa chủ quan có thể thực hiện được hay không hoặc có thể thực hiện ở một mức độ nào đó thì phải căn cứ vào bản thân lời hứa đó có phù hợp với hoàn cảnh khách quan thực tế hay không, đặc biệt là nó có thể dung hợp với những lý lẽ và pháp luật xã hội hay không. Nếu không thì đó chỉ có thể là những lời hứa hẹn “bất nghĩa”, mà như vậy thì sẽ không thực hiện được hoặc chỉ có thể thực hiện thông qua các cách làm phi pháp. Loại “tín” đó chỉ có thể coi là “tín” theo kiểu “nghĩa khí giang hồ” mà thôi và Khổng Tử gọi đó là “tín” của kẻ “tiểu nhân”. Theo ông, kết quả của việc giữ chữ “tín” như vậy có thể dẫn đến hỗn loạn. Do vậy, chữ tín phù hợp với nghĩa là tiền đề của việc thực hiện điều tín, con người ta không nên tuỳ tiện đưa ra những lời hứa hẹn, cam kết khinh suất, phải biết thận trọng trong lời nói: “Cổ gia ngôn chi bất xuất, sỉ cung chi bất đãi dã” [30, 274]. Nói thì dễ mà thực hiện thì khó, đây là một thực tế khách quan, vì vậy “Quân tử dục nột ư ngôn nhi mẫn ư hạnh” [30, 274] - người quân tử chậm chạp về lời nói mà nhanh nhẹn trong hành động.

“Ngôn cận ư nghĩa” (Nói lời phải hợp với nghĩa) là tiền đề thực hiện lời hứa mà “nghĩa” là sự thích nghi với vạn vật, thống nhất giữa “lý” và “tình”, là một quá trình kết hợp giữa nguyên tắc chung phổ biến với thực tế cụ thể. Như vậy, làm được đến “tín cận ư nghĩa” hoàn toàn không phải là việc dễ dàng. Khổng Tử cho rằng, trong trường hợp thông thường cần phải “ngôn tất tín,

hành tất quả” [30, 436] - tức là phải nói lời tín thật, hành động quả quyết. Nhưng nếu chỉ biết làm đến như vậy thôi thì vẫn ở mức độ “tín” của kẻ “tiểu nhân” mà thôi. Vì chữ “tín” của kẻ “tiểu nhân” không để ý đến phương tiện có phù hợp với “nghĩa” hay không. Một người quân tử chân chính trong quá trình theo đuổi “nghĩa”, đôi khi cũng không cần phải giữ “tín”. Khổng Tử đã lấy Quản Trọng làm một ví dụ cụ thể cho trường hợp này. Trong Luận ngữ- Hiến Vấn có ghi: Tề Hoàn Công giết công tử Củ, Quản Trọng không chết theo chủ mà lại theo giúp Tề Hoàn Công xây dựng nghiệp bá, chỉnh đốn thiên hạ. Sau này, Mạnh Tử cũng có bàn đến việc này: “Đại nhân giả, ngôn bất tất tín, hành bất tất quả, duy nghĩa sở tại” [30, 719] - bậc quân tử, lời nói không nhất thiết phải tín thực, hành động không nhất thiết phải quả quyết, chỉ cần giữ được điều nghĩa. Nhưng để hiểu được điều “nghĩa” này thì cần phải giỏi việc “học”. Khổng Tử nói: “Hiếu tín, bất hiếu học, kỳ tế dã tặc” [30, 517] tức là một người biết giữ chữ tín mà không hiếu học thì sẽ không hiểu được đúng sai, không hiểu được điều “nghĩa”, vì vậy sẽ rất dễ bị lợi dụng, có thể sẽ làm hại đến bản thân và cả những người khác nữa. “Hiếu học” chính là một trong những vấn đề lý luận quan trọng để thực hiện thành tín một cách chính xác, đúng đắn nhất.

Tuy “hiếu học” có trợ giúp cho việc thực hiện “hiếu tín”, nhưng nó không thể thay thế cho “hiếu tín”. “Hiếu học” có thể tạo ra một con người có đức “trí”, có thể biết đến điều nghĩa, nhưng một người biết đến điều “nghĩa” không đồng nghĩa với việc anh ta sẽ hành động, làm việc hoàn toàn dựa vào yêu cầu của “nghĩa”. Ngay từ việc “tiểu nhân” không biết đến nghĩa nhưng vẫn có thể “ngôn tất tín, hành tất quả”, có thể thấy rằng, việc thực hiện - “hành chi” không đồng nghĩa với việc thông hiểu - “tri chi” và ngược lại nếu thông hiểu cũng không đồng nghĩa với việc thực hiện. Do đó, Khổng Tử lại đặc biệt đề xướng: “Ngôn trung tín, hành đốc kính” [30, 482]. Ở đây có đưa ra khái niệm “trung” bên cạnh “tín”. “Trung” và “tín” tuy đều chỉ việc giữ lời

hứa với người khác nhưng trên thực tế chúng có những điểm chú trọng khác nhau. “Tín” là xét lời nói, lời hứa hẹn, cam kết có tính chất văn bản, thực tế, cụ thể, là một loại ước định giữa “ta” và “người khác”. Còn lời hứa hẹn hoặc ước định này có xuất phát từ thành ý thật lòng của chủ thể hay không thì không rõ. Việc lời hứa thiếu đi tính chất tình nguyện, sự chân thành mong muốn của chủ thể sẽ làm giảm đi tính khả năng và hiệu quả trong việc thực hiện. Còn “trung” thì có điểm khác, trong “Thuyết văn” có ghi: “Trung, kính dã, tận tâm viết trung” - cho rằng, sự tận tâm chính là “trung”. Xuất phát từ tận tâm, “trung” chính là sự thúc đẩy nội tại của bản thân chủ thể đối với việc thực hiện chữ tín. Khi đó, “tín” với vai trò là một ước định hoặc lời hứa hẹn, không chỉ là suy nghĩ thực tế của chủ thể mà chính trong bản thân chủ thể đã có được “ý nguyện” chân thành, mong muốn thực hiện lời hứa đó. Vì vậy, có thể thấy ý nghĩa của “trung tín” ở đây chính là tương đồng với khái niệm “thành”.

Bên cạnh đó, Khổng Tử vẫn nhấn mạnh: nếu chỉ nói đến “trung tín” mà không có “hiếu học” thì không thể được, vì “tín” trong “trung” chỉ phản ánh ý nghĩ chân thực trong lòng chủ thể, còn những ý nghĩa đó có tích cực, đúng đắn, tốt đẹp hay không, có khả năng thực hiện hay không thì bản thân “trung” cũng không thể làm rõ được mà nó cần có sự hỗ trợ của “hiếu học”. Khổng Tử nói: “Đốc tín hiếu học, thủ tử thiện đạo” - Nghĩa là nếu chỉ “đốc tín” mà không “hiếu học” thì làm thế nào để biết được “thiện đạo”, nếu không biết được “thiện đạo” thì việc quyết tâm “thủ tử” cũng chỉ là vô nghĩa.

Qua những phân tích trên chúng ta có thể thấy được khá rõ ràng những tư tưởng của Khổng Tử về vấn đề thành tín. Theo ông, trong việc thực thi thành tín, ngoài những hoàn cảnh chế ước ngoại tại, coi tín dụng làm cơ bản ra, bản thân chủ thể phải “tín cận kỳ nghĩa” - hiểu được chữ tín đó có phù hợp với điều nghĩa, với đạo đức hay không, mà muốn biết được điều “nghĩa” thì cần phải không ngừng học tập, rèn luyện và tích luỹ tri thức để trở thành một

người có đức “trí”, mặt khác phải xây dựng cho mình ý thức tự luật “trung tín” và “đốc tín”.

2.2.3.2. Thành tín đối với quản lý kinh tế hiện đại

Cùng với sự phát triển của quản lý học nhân bản chủ nghĩa, sự nâng cao nhận thức về giá trị của con người trong toàn bộ xã hội và cạnh tranh thị trường ngày càng quyết liệt, vị trí của thành tín trong quản lý cũng ngày càng trở nên quan trọng. Trong xã hội hiện đại, mọi người đều nhận thức một cách sâu sắc rằng: thành tín không chỉ là yếu tố cơ bản để cá nhân lập nghiệp mà còn là một trong những yếu tố nền tảng cho sự sinh tồn và phát triển của doanh nghiệp, ý nghĩa “thành tín” trong quản lý chủ yếu có ba phương diện.

Thứ nhất, xây dựng nên cơ chế tín nhiệm trong nội bộ doanh nghiệp,

giữa người quản lý và người bị quản lý, giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các thành viên doanh nghiệp với nhau. Nếu nội bộ công ty không có được sự tín nhiệm này, mọi người nghi ngờ, đố kỵ lẫn nhau thì doanh nghiệp không thể có được sức mạnh đoàn kết tổng hợp. Chỉ có xây dựng một cơ chế hoàn toàn tín nhiệm lẫn nhau thì mới có thể đoàn kết nhất trí mọi người trong doanh nghiệp. Đoàn kết là sức mạnh, trên dưới tín nhiệm, tôn trọng lẫn nhau chính là nguồn gốc sức mạnh. Sự hài hoà thật sự trong doanh nghiệp phần lớn được xây dựng trên cơ sở mọi thành viên cùng đoàn kết hợp tác, tín nhiệm lẫn nhau. Vì vậy, thành tín là điều tất yếu phải có trong quản lý doanh nghiệp cũng như quản lý nói chung.

Thứ hai là xây dựng cơ chế tín nhiệm giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Một người không giữ chữ tín thì sẽ khó có thể thành công trong sự

nghiệp được. Cũng như vậy, một doanh nghiệp cũng không thể tồn tại vững vàng và phát triển nếu không giữ được uy tín, danh tiếng. Do đó, có thể nói thành tín là cái gốc cơ bản cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh tế thị trường, cạnh tranh ngày càng quyết liệt, bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều phải nghiên cứu nhu cầu thị trường, nghiên cứu

sự đổi mới trong tiêu dùng, những chính sách kinh doanh tiêu thụ thích hợp với tình hình mới. Nhưng cho dù xét trên phương diện chiến lược hay chiến thuật, doanh nghiệp đều cần phải dùng chất lượng sản phẩm và cơ chế dịch vụ, phục vụ tốt để giành lấy thị trường. Chỉ có giữ được chữ tín mới là con đường bền vững và lâu dài của sản xuất kinh doanh, là bí quyết để đạt đến thành công. Một doanh nghiệp muốn đứng vững được trong làn sóng cạnh tranh ngày càng dâng cao, điều cơ bản nhất là phải xem xem sản phẩm của họ có giành được sự tín nhiệm của người tiêu dùng hay không. Muốn khiến cho người tiêu dùng tín nhiệm sản phẩm của mình, cần phải dựa vào chất lượng đáng tin cậy và tính ưu việt của sản phẩm. Trong thực tế, từ trước tới nay mọi người luôn ưa chuộng và coi trọng những công ty có danh tiếng, thích mua những sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng bởi danh tiếng và những nhãn hiệu này chính được xây dựng trên cơ sở tín nhiệm của khách hàng, của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó, doanh nghiệp đó.

Một khía cạnh không kém phần quan trọng và mang tính chất phổ biến trong cạnh tranh doanh nghiệp, đó là vấn đề quảng cáo sản phẩm và hình tượng công ty. Một trong những yếu tố cần thiết nhất trong quảng cáo, bên cạnh tính mới mẻ, tự nhiên, sôi động... là tính chân thật. Tính chân thật là căn cứ cơ bản nhất để truyền bá cơ chế thành tín của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng. Có những thông tin quảng cáo được đưa không đúng sự thực, dẫn đến những hiểu lầm của khách hàng, lừa gạt người tiêu dùng, đây là hành vi không đạo đức và đương nhiên sẽ bị mọi người phát hiện và phản đối. Chỉ có những quảng cáo mang tính chân thực trên cơ sở thành tín mới có thể thật sự giành được sự tín nhiệm của người tiêu dùng, đem lại hiệu quả tốt đẹp cho doanh nghiệp.

Xét cho cùng, một doanh nghiệp có thể thật sự thực hiện được cơ chế thành tín hay không có liên quan nhiều đến vấn đề “lương tâm doanh nghiệp”. Đây là một loại ý thức tập thể, là quan niệm đạo đức chung của toàn thể thành

viên doanh nghiệp, là sự chuyên hoá trách nhiệm và nghĩa vụ bên ngoài doanh nghiệp thành yêu cầu đạo đức bên trong của toàn bộ các thành viên doanh nghiệp. Lương tâm doanh nghiệp là một loại lương tâm nghề nghiệp, nó có tác dụng quan trọng trong quyết sách, điều hành, đánh giá của quản lý doanh nghiệp. Thứ nhất, lương tâm có tác dụng lựa chọn và quyết định trước khi đưa ra quyết sách, làm cho hành vi doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu của quy phạm đạo đức doanh nghiệp. Thứ hai, trong quá trình thực hiện, lương

tâm đóng vai trò chỉ dẫn đạo đức, có tác dụng điều tiết và khống chế phương hướng hành vi của doanh nghiệp, tiến hành khuyến khích ủng hộ những hành vi và tư tưởng phù hợp với yêu cầu đạo đức, điều chỉnh và ngăn chặn những quan niệm và hành vi phi đạo đức. Thứ ba, sau khi thực hiện, lương tâm đồng thời là toà án bên trong con người, có tác dụng thẩm tra, đánh giá những hành vi doanh nghiệp. Hành vi doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu đạo đức, khiến

Một phần của tài liệu Một số vấn đề đạo đức trong kinh tế của Nho gia Tiên Tần (Trang 74 - 87)