CỦA NHO GIA TIÊN TẦN VỚI VIỆC QUẢN LÝ KINH TẾ HIỆN ĐẠ

Một phần của tài liệu Một số vấn đề đạo đức trong kinh tế của Nho gia Tiên Tần (Trang 40 - 41)

Bên cạnh hệ thống lý luận khá đầy đủ là khá nhiều những quan niệm, phương pháp quản lý kinh tế cụ thể của các nhà Nho Tiên Tần. Trong số đó có không ít những điểm giá trị và vẫn hữu dụng đối với quản lý kinh tế hiện đại. Trong chương này, luận văn sẽ trình bày và phân tích một số nội dung chủ yếu trong tư tưởng kinh tế của các nhà Nho Tiên Tần và phân tích các vấn đề đạo đức từ góc độ phương pháp quản lý có giá trị nổi bật nhất đối với quản lý kinh tế hiện đại.

Trước tiên là quan niệm về “nghĩa” và “lợi” trong tư tưởng các nhà nho

Tiên Tần. Làm kinh tế không thể không nói đến “lợi”, nhưng điểm đặc biệt trong quan niệm của Khổng Tử về vấn đề này chính là ở chỗ: coi trọng phương pháp, con đường để đạt đến “lợi”. Từ đó ông đưa ra mệnh đề “kiến lợi tư nghĩa”, coi đó là chuẩn tắc để người quản lý xử lý quan hệ giữa “nghĩa” và “lợi”. Thứ hai là nguyên tắc quản lý kinh tế rất được các nhà doanh nghiệp hiện đại quan tâm - “hoà vi quý”. Các nhà Nho Tiên Tần rất chú trọng đến việc điều hoà các mâu thuẫn để đạt được đến trạng thái quản lý hài hoà. Thứ ba là quan niệm về “thành tín” - đây là một chuẩn tắc rất quan trọng trong xử

lý các mối quan hệ con người, doanh nghiệp và xã hội. Đặc biệt hiện nay, “thành tín” còn được coi là một trong những nhân tố cơ bản cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và nền kinh tế.

Các quan niệm, phương pháp quản lý kinh tế bằng đạo đức của Khổng Tử và của các nhà nho Tiên Tần rất phong phú và đa dạng, đề cập đến nhiều phương diện cụ thể trong quản lý. Ở đây chỉ đưa một số khía cạnh mà người viết cho là có ý nghĩa nổi bật nhất và đang được các nhà quản lý quan tâm nhiều nhất.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề đạo đức trong kinh tế của Nho gia Tiên Tần (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)