Lọc màng bụng là phương pháp lọc máu sử dụng chính màng bụng của chính bệnh nhân như một màng bán thấm để trao đổi chất giữa máu chứa trong mao mạch màng bụng và dịch thẩm phân chứa trong ổ bụng [17].
Năm 1923, Ganter và Putman nghiên cứu thực nghiệm những con vật gây ngộ độc những chất tan trong máu bằng phương pháp lọc màng bụng. Năm 1946, WE. Abbott và D. Shea, HA. Frank, J. Fine, M. Perot, AM. Seeligman đã sáng chế ra dịch lọc màng bụng áp dụng điều trị cho bệnh nhân suy thận mạn có hiệu quả ít biến chứng. Năm 1950, phương pháp lọc màng bụng đã được ứng dụng lâm sàng song song với thận nhân tạo. Phương pháp thường được áp dụng trong lọc màng bụng là “lọc màng bụng liên tục ngoại
trú” (Continuous Ambulatory Peritoneal Dialysis: CAPD), 1970, phương pháp lọc màng bụng liên tục ngoại trú đã thực hiện tại các trung tâm lọc máu [72]. Sau nhiều hội nghị uốc tế, các trung tâm lọc màng bụng phát triển nhiều quốc gia, Hồng Kong và Mexico là quốc gia có tỉ lệ cao áp dụng kỹ thuật lọc màng bụng (80%) và có khoảng 20% chạy thận nhân tạo [82]. Hội nghị quốc tế Châu Á về lọc màng bụng tại Hồng Kong (tháng 8/2006) [80] đã đưa ra nhu cầu phát triển lọc màng bụng tại các nước trong khu vực phù hợp với điều kiện kinh tế. Sự phát triển kỹ thuật lọc màng bụng hiện nay đã cho phép nâng cao chất lượng của lọc màng bụng ngày càng tốt hơn giúp bệnh nhân tự vận hành cho chính mình. Đặc biệt là có nhiều công trình nghiên cứu về dịch lọc tạo thuận lợi cho quá trình lọc.
Lọc màng bụng có hiệu quả giảm homocystein toàn phần đáng kể và kéo dài ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối và có tương quan thuận giữa giảm nồng độ homocystein toàn phần với chế độ lọc máu đầy đủ. Sự loại bỏ homocystein phụ thuộc vào nồng độ ban đầu của homocystein máu và hiệu quả sẽ gia tăng khi kết hợp lọc màng bụng với kết hợp điều trị acid folic và các loại vitamin nhóm B [51], [99].
Tuy nhiên lọc màng bụng có nguy cơ nhiễm khuẩn mà chất chỉ điểm là nồng độ CPR tăng cao.
1.4.2.3. Ghép thận
Trong các phương pháp thay thế thận thì ghép thận là phương pháp mang lại hiệu quả nhất. Tỉ lệ sống sót của thận ghép ở thời điểm 1 và 5 năm là 93% và 82% khi nhận thận người sống có hoặc không có quan hệ với người nhận, trong khi đó tỉ lệ 85% và 74% khi nhận thận từ tử thi [46].