Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về nguy cơ tim mạch do tăng homocystein máu trong cộng đồng. Trên bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn
cuối đang lọc máu cũng có tình trạng tăng homocystein và các nghiên cứu cho thấy tăng homocystein máu là một yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch cũng như tử vong do biến chứng tim mạch và đưa ra nhiều biện pháp điều trị tích cực nhằm giảm biến chứng tim mạch ở nhóm bệnh nhân này.
Buccianti G, Bamonti F. và cộng sự nghiên cứu sự tương quan giữa homocystein và tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối cho thấy nồng độ homocystein toàn phần là yếu tố nguy cơ độc lập dự báo tỉ lệ tử vong của bệnh nhân suy thận mạn lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ với 3% tăng tỉ lệ tử vong ứng với tăng 1µml/L nồng độ homocystein toàn phần [38].
Nair AP, Nemirovsky D. và cộng sự theo dõi bệnh nhân suy thận mạn lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ cho thấy nồng độ homocystein toàn phần trung bình trước lọc máu cao hơn có ý nghĩa so với lọc máu và trong một lần lọc máu nồng độ homocystein toàn phần giảm xuống gần mức bình thường nhưng sau đó lại gia tăng gần như cũ ở lần lọc máu kế tiếp và nồng độ trung bình trước lọc máu gần như không thay đổi trong 6 tháng theo dõi [88].
Fellah H, Feki M, Hsairi M. và cộng sự nghiên cứu bệnh nhân suy thận mạn, bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối chạy thận nhân tạo và bệnh nhân ghép thận nhận thấy có nồng độ homocystein trung bình là 28,9 ± 9,8 µmol/L, 29,4 ± 11,1 µmol/L và 19,3 ± 6,3 µmol/L. Nồng độ homocystein cao ở các bệnh nhân có thuyên tắc (30,7 ± 9,5 µmol/L) so với bệnh nhân không có biến cố bệnh tim mạch có ý nghĩa thống kê (p = 0,016) [53].
Theo Arnadottir M, Hultberg B, Wahlberg J. và cộng sự [30], Nair AP, Nemirovsky D. và cộng sự [88], Fellah H, Feki M, Hsairi M. và cộng sự [53] và Radic J, Ljutic D, Radic M. và cộng sự [96], cho thấy trên bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối có nồng độ homocystein huyết tương trung bình tăng ở mức độ vừa (15 - 30 µmol/L).