NỒNG ĐỘ HOMOCYSTEIN HUYẾT TƢƠNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rối loạn Homocystein huyết tương ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối lọc màng bụng (Trang 70 - 74)

Chƣơng 4 BÀN LUẬN

4.2.NỒNG ĐỘ HOMOCYSTEIN HUYẾT TƢƠNG

Homocystein là amino acid do đó cũng được chuyển hóa tại thận bình thường. Nồng độ homocystein huyết tương tăng lên khi chức năng thận bị suy giảm và tăng rõ khi suy thận tiến tới giai đoạn cuối. Khi suy thận, nồng độ homocystein gia tăng do tăng quá trình tạo homocystein toàn phần và giảm đào thải bởi chu trình chuyên sulfur hoặc tái methyl hóa hoặc giảm bài tiết homocystein. Ngoài ra nhiều công trình nghiên cứu cũng nhận thấy khi urê máu cao làm giảm đào thải homocystein toàn phần so với khi urê bình thường. Homocystein còn là yếu tố nguy cơ quan trọng đối với các biến cố

tim mạch thông qua việc xơ vữa mạch máu, do đó đặt ra phải điều trị để giảm homcystein toàn phần để làm giảm biến cố tim mạch. Hiện nay nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã đánh giá việc điều trị giảm homocystein thông qua sử dụng vitamine nhóm B và acid folic, ngay cả trong nhóm bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối điều trị lọc máu được cung cấp đầy đủ vitamin nhóm B và acid folic đều làm giảm homocystein rõ rệt. Đối với bệnh nhân suy thận mạn lọc màng bụng thì homocystein huyết tương cũng được lọc ra ngoài nhưng sau đó nồng độ homocystein huyết tương sẽ tăng trở lại do cơ chế tăng homocystein, nên cũng cần điều trị giảm nồng độ homcystein huyết tương để làm giảm biến cố tim mạch ngay cả khi bệnh nhân đã được lọc màng bụng.

Kết quả nghiên cứu bảng 3.11, 3.12, 3.13 và 3.14, trong nhóm bệnh nhân không lọc màng bụng cũng cho thấy có 90% bệnh nhân tăng nồng độ homocystein huyết tương với nồng độ homocystein huyết tương trung bình 20,63 ± 5,2 µmol/L. Tình trạng tăng nồng độ homocystein huyết tương cũng tăng mức độ nhẹ và vừa. Nồng độ homocystein huyết tương trung bình của giới nam cao hơn giới nữ (22,65 ± 6,15 µmol/L và 18,60 ± 3,05 µmol/L) và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (với p = 0,03).

Trong nhóm bệnh nhân lọc màng bụng, nồng độ homocystein huyết tương trung bình của bệnh nhân lọc màng bụng là 25,11 ± 12,97 µmol/L. Nồng độ homocystein huyết tương trung bình ở giới nam 29,28 ± 16,6 µmol/L cao hơn giới nữ 21,68 ± 7,73 µmol/L và có ý nghĩa thống kê (với p < 0,05). Có 88,34% bệnh nhân lọc màng bụng có tăng nồng độ homocystein huyết tương, trong đó có 66,67% tăng nhẹ (nồng độ trung bình 21,2 ± 4,34 µmol/L) và 21,67 % tăng vừa (nồng độ trung bình 44,3 ± 14,46

µmol/L), không có bệnh nhân tăng nặng (> 100 µmol/L). Tỉ lệ không tăng chiến 11,66 % (nồng độ trung bình 11,78 ± 2,7 µmol/L). Khi so sánh với nhóm bệnh nhân không lọc màng bụng thì nồng độ homocystein huyết tương của bệnh nhân được lọc màng bụng vẫn cao hơn, có nghĩa khả năng tái lập lại homocystein nhanh và do các đối tượng lọc màng bụng có mức lọc cầu thận rất thấp.

Phân tích theo nhóm tuổi và giới, cho thấy nồng độ homocystein huyết tương tăng dần theo tuổi. Nồng độ homocystein huyết tương theo giới có sự khác biệt có ý nghĩa ở cả nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng (p < 0,05). Tuy nhiên trong nhóm tuổi thì nồng độ homocystein huyết tương không có sự khác có ý nghĩa giữa nhóm tuổi  40 tuổi và nhóm > 40 tuổi (p > 0,05) ở cả nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ bệnh nhân lọc máu tăng nồng độ homocystein máu tương tự với các nghiên cứu như của tác giả Huỳnh Văn Nhuận [13] với tỉ lệ tăng nồng độ homocystein huyết tương ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu bằng thận nhân tạo là 89,89%, với nồng độ homocystein huyết tương trung bình 28,44 ± 12,23 µmol/L. Trong đó tăng nồng độ homocystein huyết tương mức độ nhẹ chiếm 62,92% (nồng độ trung bình 22,16 ± 3,95 µmol/L), tăng mức độ vừa chiếm 26,97% (nồng độ trung bình 43,12 ± 12,47 µmol/L), không có bệnh nhân tăng nặng và không tăng homocystein huyết tương chiếm 10,11% (nồng độ trung bình 11,87 ± 1,89 µmol/L).

Tác giả Lê Thị Đan Thùy, Phạm Văn Bùi [25], nghiên cứu thấy tăng nồng độ homocystein huyết tương ở các bệnh nhân suy thận mạn lọc máu bằng thận nhân tạo định kỳ tại bệnh viện Nhân Dân 115 chiếm 94,5% với

nồng động homocystein huyết tương trung bình 27,6 ± 8,69 µmol/L, trong đó 55,2% homocystein huyết tương tăng nhẹ.

So sánh với nhóm bệnh không lọc màng bụng, Theo tác giả Đào Bùi Quí Quyền, Đặng Vạn Phước [19] nghiên cứu bệnh nhân suy thận mạn chưa điều trị thay thế thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy nhận thấy nồng độ homocystein huyết tương trung bình là 24,1 ± 11,7 µmol/L, tỉ lệ nồng độ homocystein huyết tương tăng chiếm 84,2%, trong đó 61,7% tăng nhẹ và tương quan nghịch với mức lọc cầu thận. Kết quả nghiên cứu cũng tương tự.

Theo Arnadottir M, Hultberg B, Wahlberg J. và cộng sự [30] nồng độ homocystein huyết tương trung bình trước lọc máu ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối là 21,8 ± 14,4 µmol/L và Nair AP, Nemirovsky D. và cộng sự [88] thì nồng độ homocystein huyết tương trung bình là 26,3 ± 19,7 µmol/L. Tác giả Fellah H, Feki M. và cộng sự [53], nghiên cứu bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối chạy thận nhân tạo có nồng độ homocystein huyết tương trung bình là 29,4 ± 11,1 µmol/L. Tác giả Radic J, Ljutic D. và cộng sự [96], nghiên cứu bệnh nhân lọc màng bụng nhân thấy nồng độ homocystein huyết tương trung bình là 28,1 ± 18,96 µmol/L.

Kết quả nghiên cứu chúng tôi cũng phù hợp và các bệnh nhân lọc màng bụng đa số có nồng độ nồng độ homocystein cao nên đòi hỏi phải điều trị giảm nồng độ homocystein huyết tương để góp phần giảm nguy cơ tử vong liên quan bệnh lý tim mạch.

Tình trạng tăng nồng độ homocystein huyết tương ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối trước lọc màng bụng và bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang lọc màng bụng trở thành yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch, thuyên tắc mạch ở những bệnh nhân bị bệnh mạch vành, đột qui

mà còn cả những bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối do đó cần phải quan tâm điều trị. Denis VW và Robinson K [49], khi nghiên cứu bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối nhận thấy nồng độ homocystein liên quan đến các biến chứng xơ vữa động mạch và huyết khối độc lập với thời gian lọc máu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rối loạn Homocystein huyết tương ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối lọc màng bụng (Trang 70 - 74)